1.4. Hoạt động dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sin hở trƣờng
1.4.1. Tìm hiểu chung về giáo dục THPT
1.4.1.1. Mục ti u giáo dục THPT
Dựa trên tinh thần đổi mới, mục tiêu giáo dục của THPT được xác định như sau: “Việc nâng cao các mặt về trí tuệ, thể chất, hình thành nên những năng lực và phẩm chất của công dân, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, có những hoạt động định hướng nghề nhiệp tương lai cho học sinh cần được xem là những vấn đề trọng tâm trong giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc giáo dục cho học sinh về lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, tin học, ngoại ngữ, năng lực vận hành kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn trong đời sống, để từ đó chất lượng giáo dục toàn diện có thể được nâng cao hơn nữa. Đồng thời người học được phát triển khả năng tự học, óc sáng tạo, và tinh thần học tập suốt đời” [36].
Giáo dục đào tạo hướng đến mục tiêu phát triển nguồn lực con người là một trong những yếu tốt cơ bản góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ hiện nay. Chính phủ đã xác định mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ ở tất cả các bậc học. Học tập ở mọi lứa tuổi được thường xuyên và suốt đời được nhà nước tạo điều kiện cho tất cả mọi người dân.
1.4.1.2. Nội dung giáo dục THPT
Khoản 1, điều 24 Luật Giáo dục Việt Nam quy định: “Nội dung GDPT phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và hệ thống, phát huy năng lực, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục” [36].
Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, đổi mới nội dung giáo dục nhằm loại bỏ các nội dung không còn phù hợp với đời sống xã hội hiện đại, bổ sung những nội dung cần thiết bắt kịp xu thế theo hướng bảo đảm kiến thức cơ bản cập nhật với tiến bộ của KH-CN, tăng nội dung KH-CN ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường giáo dục kỹ thuật tổng hợp và năng lực thực hành ở bậc học phổ thông, tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, không để các môn khoa học xã hội - nhân văn, nhất là tiếng Việt, lịch sử dân tộc, địa lý và văn hoá Việt Nam bị xem là môn phụ.
1.4.1.3. Cấu trúc chương trình dạy học ở THPT
Định hướng của Nghị quyết 29- NQ/TW chỉ ra rằng đối với bậc giáo dục phổ thông cần phải thiết lập và chuẩn hóa nội dung theo hướng hiện đại, đổi mới, tinh gọn và đảm bảo chất lượng. Đồng thời các lớp học dưới cần được tích hợp cao và dần phân hóa ở các lớp học trên, giảm thiểu số lượng các môn học bắt buộc trong nhà trường, tăng số lượng các môn học, chủ đề và chuỗi các hoạt động giáo dục tự chọn. Đối với từng đối tượng người học cần biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp, cần chú ý đến học sinh khuyết tật và học sinh ở vùng khó khăn. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích, điều chỉnh dần cho phù hợp với chỉ đạo, định hướng là rất cần thiết nhằm mục đích phát huy được năng lực của học sinh trong bối cảnh và chương trình học ở thời điểm hiện nay.
Cấu trúc chương trình THPT bao gồm 12 môn học được bộ giáo dục phân phối như sau:
Thời lượng môn Toán: Khối 10, khối 11, khối 12: 37 tuần, 106 tiết / năm học. Thời lượng môn Ngữ văn: Khối 10, khối 11, khối 12: 37 tuần, 106 tiết/ năm học. Thời lượng môn Tiếng Anh: Khối 10, khối 11, khối 12: 37 tuần, 107 tiết / năm học. Thời lượng môn Vật Lý: Khối 10, khối 11, khối 12: 37 tuần, 70 tiết / năm học. Thời lượng môn Hóa học: Khối 10, khối 11, khối 12: 37 tuần, 70 tiết / năm học. Thời lượng môn Sinh học: Khối 10, khối 11, khối 12: 37 tuần, 37 tiết / năm học. Thời lượng môn Lịch sử: Khối 10, khối 11, khối 12: 37 tuần, 54 tiết / năm học. Thời lượng Môn Địa lý: Khối 10, khối 11, khối 12: 37 tuần, 54 tiết / năm học. Thời lượng môn Giáo dục Công dân: Khối 10, khối 11, khối 12: 37 tuần, 55 tiết/ năm học.
Thời lượng môn Giáo dục Quốc phòng: Khối 10, khối 11, khối 12: 37 tuần, 37 tiết/ năm học.
Thời lượng môn thể dục (Tổ chức giáo dục FPT thay bằng môn vovinam): Khối 10, khối 11, khối 12: 37 tuần, 74 tiết/ năm học.
Thời lượng môn Tin học: Khối 10, khối 11, khối 12: 37 tuần, 70 tiết/ năm học. Cần quy định những kết quả đầu ra phù hợp trong định hướng phát triển năng lực học sinh của chương trình dạy học chứ không quy định những nội dung dạy học chi tiết, để làm được điều đó cần đưa ra những hướng dẫn chung về việc
lựa chọn phương pháp, nội dung, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học. Kết quả học tập mong muốn có thể quan sát, mô tả và đánh giá chi tiết. Những kết quả theo yêu cầu quy định trong chương trình mỗi học sinh cần phải đạt được. Để đảm bảo quản lý chất lượng dạy học theo mục tiêu đầu ra cần phải đưa ra các tiêu chuẩn trong đào tạo.