thành tựu và có những đóng góp lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên mọi người vẫn chưa thực sự quán triệt mục tiêu phát triển năng lực của học sinh mà còn coi trọng việc trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản cho học sinh, chưa thực sự chú trọng giáo dục các kĩ năng sống, các kĩ năng học tập suốt đời … Đây vừa là một xu hướng mới, vừa là bước chuyển mình quan trọng của mỗi cơ sở giáo dục trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dan, do đó quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.
Trước yêu cầu đổi mới về dạy học chương trình giáo dục THPT thể hiện ở việc: Thực hiện điều chỉnh nội dung chương trình; Chú ý dạy học phân hóa theo năng lực học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục THPT; Đổi mới về nội dung chương trình theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề, tăng thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đổi mới PPDH tập trung vào việc thiết kế và chuẩn bị bài dạy học; cải tiến các PPDH truyền thống; kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học phù hợp đặc thù bộ môn, chú trọng bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh. Điều đó cho thấy tầm quan trọng và muốn thực hiện hiệu quả việc quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THPT thì trước tiên người CBQL nhà trường cần phải xác định hệ thống những nội dung tổng thể của quá trình quản lý, phân tích điểm mạnh, yếu, thuận lợi cũng như những rào cản trong quá trình thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.
Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: Trong nhà trường có nhiều hoạt động để mang lại mục đích giáo dục. Từ những nhà tâm lí học, hoạt động có cấu trúc bới 6 thành tố: đối với phía chủ thể gồm hành động, hoạt động, thao tác; đối với phía đối tượng gồm động cơ, mục đích và phương tiện. Các thành tố trên có mối quan hệ biện chứng nhau để vừa thể hiện được nội dung tâm lí (động cơ và mục đích) của hành động, vừa thấy được ý nghĩa và vai trò của các phương tiện thực hiện mục đích trong hoạt động [15].
chuyển đổi từ một người lãnh đạo hoạt động dạy học hay giáo viên chủ chốt (master teacher), tới người lãnh đạo thực thi (transactional leader) và gần đây là vai trò lãnh đạo sự thay đổi.
1.5.2. Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT
Theo tác giả Phan Trọng Ngọ: “Mục đích dạy học thường xác định theo bốn cấp độ: Mục tiêu cụ thể, mục tiêu trung gian, mục tiêu chung và mục tiêu cá nhân” [30].
Giáo viên thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực người học cần được xây dựng bởi các nội dung sau:
Mục tiêu dạy học là kết quả sau khi kết thúc bài học học sinh có thể nhớ,có thể hiểu và vận dụng được những gì đã học vào thực tiễn. Mục tiêu dạy học cần được trình bày một cách cụ thể, chi tiết, sao cho nó có thể được phát biểu, giải thích, áp dụng, so sánh...
Mục tiêu dạy học đặt ra phải gắn chặt với nội dung dạy học. Giáo viên căn cứ vào mục tiêu đã biên soạn để chọn lựa các chủ điểm kiến thức phù hợp với từng đối tượng người học, đảm bảo không quá phức tạp, nặng nề so với năng lực học sinh nhưng vẫn bao hàm được khối kiến thức trọng tâm, đồng thời lồng ghép những nội dung nhằm phát triển tư duy, năng lực học sinh.
Trong quá trình dạy học cần sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tạo môi trường cho học sinh rèn luyện, tiếp nhận tri thức một cách chủ động, sáng tạo.