Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 111 - 113)

Bảy biện pháp đề xuất ở trên có mối quan hệ biện chứng, mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất thúc đẩy công tác quản lý HĐDH trong nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.

Hiệu trưởng phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng HĐDH theo hướng phát huy năng lực học sinh của nhà trường, trong đó:

Biện pháp 1: Có vai trò xác định con đường, mục tiêu, biện pháp, cách thức đạt mục tiêu trong quá trình quản lý HĐDH theo hướng phát huy năng lực học sinh ở trường THPT FPT. Kế hoạch là một trong những chức năng quan trọng và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói

riêng. Kế hoạch có ý nghĩa then chốt và là động lực để dẫn đến thành công của hoạt động quản lý.

Biện pháp 2: Là biện pháp then chốt và là động lực dẫn đến thành công của hoạt động quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Thực hiện tốt biện pháp này chính là tạo thế chủ động cho đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ vì nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng, tạo phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực HS. Đảm bảo cho giáo viên trong nhà trường có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất nghề nghiệp tham gia giảng dạy môn học đạt chất lượng và hiệu quả cao, là biện pháp tác động trực tiếp đến nhận thức và năng lực của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực người học.

Biện pháp 3: Đây được xem là biện pháp có tính hỗ trợ và tạo nên cấu trúc quan hệ tốt giữa các biện pháp với nhau. Việc tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn hiệu quả giúp nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên bởi ở đó đội ngũ giáo viên có thể trao đổi với nhau về các lĩnh vực kiến thức và học hỏi phương pháp giảng dạy, KT-ĐG.

Biện pháp 4: Là biện pháp cơ sở tạo ra những chuyển biến về mặt nhận thức và hành động trong hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh, giúp triển khai các kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh hiệu quả.

Biện pháp 5: Phù hợp với định hướng chỉ đạo của Ngành về đổi mới PPDH, có ý nghĩa toàn diện nhằm đảm bảo cho HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh đạt chất lượng mong đợi.

Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực HS để qua đó nhà trường phân loại được HS đồng thời nhận biết từng GV trong HĐDH. Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng và quan trọng giúp Hiệu trưởng nắm bắt được thực tế chất lượng cả thầy và trò.

Biện pháp 7: Có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thành công đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Mỗi biện pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định, không có biện pháp nào hoàn toàn tối ưu. Các biện pháp trên cần được thực hiện một cách linh hoạt, hiệu quả trong quá trình quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh. Chúng vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau trong suốt quá trình quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 111 - 113)