2.4. Thực trạng quản lý HĐD Hở Trƣờng Trung học phổ thông FPT, Hà
2.4.1. Thực trạng thực hiện kế hoạch HĐDH theo hướng phát triển năng
ra đề kiểm tra dựa theo kinh nghiệm chủ quan của giáo viên dẫn đến việc lệch kiến thức, học lệch, học tủ của học sinh.
Một thực tế trong quá trình tổ chức KT-ĐG ở trường hiện nay về việc thực hiện nghiêm túc theo quy chế coi thi, kiểm tra vẫn còn những tồn tại nhất định, hiện tượng quay cóp, trao đổi bài theo phản ánh chung vẫn tồn tại trong các kỳ thi, kiểm tra định kỳ, có tính chất quan trọng, chưa nói đến ở phạm vi lớp học. Mức độ đảm bảo chính xác, khách quan vẫn còn mang tính định tính, chưa thực sự đi sâu vào chất lượng thực sự của học sinh.
Hiện nay, nhà trường đã chỉ đạo 100% giáo viên biên soạn đề kiểm tra theo hình thức ma trận, ưu tiên các hình thức KT-ĐG theo hướng thực hành, giải quyết vấn đề và trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên một số giáo viên còn tỏ ra lúng túng trong việc xác định kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, các năng lực tối thiểu của người học, để thiết kế ma trận và biên soạn một đề kiểm tra thì khó khăn lớn nhất vẫn là tốn kém rất nhiều thời gian như: thiết lập ma trận kiểm tra, biên soạn và phân chia số câu, mức độ khó dễ cho từng nội dung, cân đối điểm giải quyết vấn đề nảy sinh; không thực hành được, bổ sung chương trình liên đới với lớp học cao hơn… Học sinh tỏ ra lúng túng trong việc xác định vấn đề trả lời và chưa có phương pháp làm bài thi hiệu quả theo các hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực thực hành, giải quyết vấn đề, chưa bộc lộ năng lực cá nhân qua từng bài thi.
2.4. Thực trạng quản lý HĐDH ở Trƣờng Trung học phổ thông FPT, Hà Nội theo hƣớng phát triển năng lực của học sinh theo hƣớng phát triển năng lực của học sinh
2.4.1. Thực trạng thực hiện kế hoạch HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh sinh
Trong những năm qua, BGH nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý HĐDH theo hướng đổi mới, chú trọng đến nâng cao năng lực học sinh, đảm bảo về chất lượng, thời gian, các nguồn lực để hoạt động diễn ra hiệu quả, chính xác, khách quan. Trong đó ưu tiên xây dựng kế hoạch dạy học mang tính đồng bộ, toàn diện và
coi đây là mắt xích khởi đầu cho chu trình quản lý. Kết quả cho ở bảng 2.12 sau:
Bảng 2.12. Thực trạng thực hiện kế hoạch dạy học phát triển năng lực học sinh
TT Nội dung Mức độ thực hiện Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh
thoảng Hiếm khi
Không bao giờ
SL % SL % SL % SL % SL %
1
Xây dựng kế hoạch dạy học phát triển năng lực học sinh.
20 25.0 36 45.0 24 30.0 0 0 0 0
2
Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ.
20 25.0 42 52.5 16 20.0 2 2.5 0 0
3
Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
14 17.5 46 57.5 18 22.5 2 2.5 0 0
4
Kế hoạch tổ chức học tập kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn, hội thảo chuyên đề về đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
14 17.5 30 37.5 18 22.5 4 5.0 14 17.5
5
Kế hoạch tự bồi dưỡng, rèn luyện của giáo viên, CBQL trong công tác dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh.
12 15.0 24 30.0 16 20.0 24 30.0 4 5.0
6
Kế hoạch kiểm tra, báo cáo định kỳ của nhà trường về dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
14 17.5 42 52.5 24 30.0 0 0 0 0
Nhận xét:
Từ kết quả thu được ở trên cho ta thấy việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh bước đầu đã bao quát được các nội dung đề
ra.Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế.
Đánh giá về mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học phát triển năng lực học sinh; kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ hay kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đều cho kết quả trên 70.0% CBQL-GV luôn luôn hoặc thường xuyên thực hiện, cho thấy nhà trường đã bám sát vào chương trình, kế hoạch dạy học, có sự quan tâm thường xuyên đến thời gian thực hiện kế hoạch dạy học của học sinh theo từng môn học, theo chỉ đạo chung của Sở và Bộ GD&ĐT. Kế hoạch được xây dựng cho từng học kỳ, từng quý, tháng. Tuy vậy, một số giáo viên còn chưa thống nhất tiến độ thực hiện các kế hoạch hay cùng một bộ phận lại chưa có sự phối hợp hiệu quả trong quá trình triển khai.
Việc Kế hoạch tự bồi dưỡng, rèn luyện của giáo viên, CBQL trong công tác dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh được thực hiện ở trên mức độ thường xuyên không cao với 30% thường xuyên và 15% là luôn luôn thực hiện. Trao đổi với giáo viên và CBQL cho thấy, hoạt động chuyên môn gần như bao trùm công tác của các giáo viên, giáo viên hầu như chỉ thực hiện theo kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện của nhà trường mà chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cá nhân.
Ngoài ra, Kế hoạch tổ chức học tập kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn, hội thảo chuyên đề về đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh đã được lãnh đạo nhà trường bước đầu triển khai, song mức độ thực hiện không cao ở mức 37.5% thường xuyên và 17.5% là luôn luôn. Chất lượng của hoạt động chưa phát huy hết tiềm năng, năng lực của giáo viên đối với hoạt động dạy học. Mối gắn kết giữa hai lực lượng giáo viên trẻ và giáo viên có kinh nghiệm còn có những quan điểm khác nhau khi thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Kế hoạch kiểm tra, báo cáo định kỳ của nhà trường về dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh tuy đã được thực hiện song thực tế còn nể nang, nặng về tính chất hành chính, chưa đi sâu vào bản chất, điều này tạo ra kẽ hở trong công