Tình hình tài sản của công ty qua ba năm

Một phần của tài liệu 250 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần hawee sản xuất và thương mại,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 48)

Tài sản ngắn hạn khác ^916 789 ^620

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 51.009 58.248 58.780

Các KPT dài hạn ~0 ~0 “õ

Tài sản cố định 48.452 54.844 49.896

Bất động sản đầu tư ~0 ~0 “õ

Tài sản dài hạn dở dang 786 2.154 5.557

Tài sản dài hạn khác 2.071 3.404 3.327

Nguồn: Phòng kế toán

Để so sánh về tỷ lệ cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản qua các năm của công ty

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 22.45% 77.55% 2016 BTSNH BTSDN Nguồn: Phòng kế toán

Căn cứ vào biểu đồ 2.1 về cơ cấu tài sản, ta thấy tỷ trọng TSNH luôn đạt ở mức rất cao và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2016, TSNH chiếm 77,55%. Đến năm 2017, tỷ lệ này tăng thêm 6,54%, tức đạt 84,09%. Năm 2018, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên đến 84,51%. Và dĩ nhiên, điều đó khiến cho TSDH giảm dần qua các năm và chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều, chỉ xoay quanh ở mức 15% đến 23%. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và quy mô qua các năm: Công ty cổ phần tập đoàn xây dưng và thiết bị công nghiệp là 40%-46%; công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC là 78%-85%; công ty cổ phần dây cáp điện Việt Nam là 67%-70%, công ty cổ phần cơ điện lạnh REE là 36%-39%. Như vậy có thể thấy, tỷ lệ TSNH/Tổng tài sản của Công ty cổ phần Hawee sản xuất và thương mại đang khá lớn, là công ty có lĩnh vực sản xuất là chủ yếu nhưng TSDH là chiếm tỷ trọng quá thấp, không những thế các công ty khác đang có xu hướng giảm tỷ lệ này xuống, còn với công ty Hawee, tỷ lệ này lại đang tăng lên hàng năm.

Phân tích cụ thể từng khoản mục trong tài sản:

Thông qua số liệu đã tính toán ở bảng 1-2, ta có thể thấy quy mô tài sản có sự tăng lên trong ba năm gần đây. Cụ thể, tổng tài sản năm 2017 tăng gần 139 tỷ so với năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

A. Nợ phải trả 173.744 256.880 288.950

- Nợ ngắn hạn 172.091 250.803 283.407

2016, tức tăng 61,12%. Sự tăng lên này đến phần lớn từ TSNH, khoản mục này tăng đến hơn 74% so với năm 2016, còn TSDH chỉ tăng lên ở mức nhẹ. Đến năm 2018, tổng tài sản tiếp tục tăng hơn 39 tỷ, tức tăng 10,8% so với năm 2017.

❖ Tài sản ngắn hạn

Nhìn chung, TSNH của công ty tăng liên tục qua các năm và giữ mức tỷ trọng lớn trọng tổng tài sản có sự tăng lên hàng năm. Cụ thể, năm 2017, TSNH tăng 131.648 triệu đồng, tức tăng 74,71% so với năm 2016. Năm 2018, mức tăng này khiêm tốn hơn ở mức 12,67%, tức chỉ tăng thêm 39.000 triệu đồng. Trong TSNH, các KPT và HTK chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đặc biệt, các KPT có sự tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng mạnh mẽ qua các năm và là nguyên nhân chính cho sự tăng lên của TSNH. Cụ thể, các KPT năm 2017 tăng 86.569 triệu đồng, tức tăng 177,41%; năm 2018 tăng ở mức thấp hơn là 54,57%, tức tăng 73.871 triệu đồng. Các KPT cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm 2018, chiếm 60,32%. Ngược lại, HTK lại có sự biến động thất thường qua các năm, tăng 37,87% vào năm 2017 rồi lại giảm 26,2% vào năm 2018. Tỷ trọng của HTK cũng giảm mạnh qua 3 năm. Tuy nhiên nhìn chung, HTK của công ty không có sự biến động nhiều. Vì vậy có thể thấy, TSNH tăng lên đa phần là do sự tăng lên của các KPT do công ty thực hiện chính sách bán chịu cho bạn hàng nhằm gia tăng doanh thu cho công ty.

❖ Tài sản dài hạn

Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng tài sản nhưng lại đại diện cho tình trạng cơ sở vật chất của công ty. Về xu hướng biến động, TSDH của công ty là khoản mục ổn định nhất trong ba năm vừa qua. Năm 2017 có sự tăng lên nhiều nhất cũng chỉ ở mức 14,19% (tăng hơn 7 tỷ) so với năm 2016 do trong năm này công ty mua sắm nhiều TSCĐ hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đến năm 2018, TSDH tăng hơn 500 triệu, tức chỉ tăng thêm 0,91% do công ty tiết kiệm chi phí hơn, không mua sắm TSCĐ mà chỉ tập trung sản xuất. Bên cạnh đó, công ty cũng không có các KPT dài hạn, điều này cho thấy công ty ít gặp rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ dài hạn này. Tuy nhiên, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng quá thấp cho thấy công ty chưa có sự đầu tư đổi mới kĩ lưỡng về máy móc, thiết bị, nhà

36

xưởng. Điều này có thể khiến cho năng suất của công ty không được cao, chất lượng sản phẩm không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm từ đơn vị khác. b. Tình hình nguồn vốn

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển HĐKD cho một công ty , vì để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, công ty phải có vốn hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của mình. Vốn có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn vốn của công ty phản ánh nguồn gốc của vốn mà công ty huy động sử dụng cho các hoạt động của công ty. Vậy nguồn vốn của công ty cổ phần Hawee sản xuất thương mại giữa các năm ra sao sẽ được thể hiện ở bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu 250 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần hawee sản xuất và thương mại,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w