Tình hình chung về hiệu quả kinh doanhcủa công ty giai đoạn 2016-

Một phần của tài liệu 250 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần hawee sản xuất và thương mại,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 64)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanhcủa công ty cổ phẩn Hawee sản xuất và

2.2.1. Tình hình chung về hiệu quả kinh doanhcủa công ty giai đoạn 2016-

2.2.1.1. Tình hình về tài sản và nguồn vốn

a. Tình hình tài sản

Để phân tích sự biến động của tài sản, phương pháp chủ yếu thường được sử dụng là phương pháp so sánh với kĩ thuật so sánh ngang. Bằng việc so sánh ngang, ta có thể thấy được sự thay đổi về mặt thời gian của từng loại tài sản trong doanh nghiệp. Qua đó, ta có thể tìm ra nguyên nhân cho sự biến động đó, từ nguyên nhân chủ quan đến khách quan. Dưới đây là bảng khái quát tài sản giữa các năm của Công ty cổ phần Hawee sản xuất và thương mại.

Bảng 2.1: Tình hình tài sản của công ty qua ba năm

Tài sản ngắn hạn khác ^916 789 ^620

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 51.009 58.248 58.780

Các KPT dài hạn ~0 ~0 “õ

Tài sản cố định 48.452 54.844 49.896

Bất động sản đầu tư ~0 ~0 “õ

Tài sản dài hạn dở dang 786 2.154 5.557

Tài sản dài hạn khác 2.071 3.404 3.327

Nguồn: Phòng kế toán

Để so sánh về tỷ lệ cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản qua các năm của công ty

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 22.45% 77.55% 2016 BTSNH BTSDN Nguồn: Phòng kế toán

Căn cứ vào biểu đồ 2.1 về cơ cấu tài sản, ta thấy tỷ trọng TSNH luôn đạt ở mức rất cao và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2016, TSNH chiếm 77,55%. Đến năm 2017, tỷ lệ này tăng thêm 6,54%, tức đạt 84,09%. Năm 2018, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên đến 84,51%. Và dĩ nhiên, điều đó khiến cho TSDH giảm dần qua các năm và chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều, chỉ xoay quanh ở mức 15% đến 23%. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và quy mô qua các năm: Công ty cổ phần tập đoàn xây dưng và thiết bị công nghiệp là 40%-46%; công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC là 78%-85%; công ty cổ phần dây cáp điện Việt Nam là 67%-70%, công ty cổ phần cơ điện lạnh REE là 36%-39%. Như vậy có thể thấy, tỷ lệ TSNH/Tổng tài sản của Công ty cổ phần Hawee sản xuất và thương mại đang khá lớn, là công ty có lĩnh vực sản xuất là chủ yếu nhưng TSDH là chiếm tỷ trọng quá thấp, không những thế các công ty khác đang có xu hướng giảm tỷ lệ này xuống, còn với công ty Hawee, tỷ lệ này lại đang tăng lên hàng năm.

Phân tích cụ thể từng khoản mục trong tài sản:

Thông qua số liệu đã tính toán ở bảng 1-2, ta có thể thấy quy mô tài sản có sự tăng lên trong ba năm gần đây. Cụ thể, tổng tài sản năm 2017 tăng gần 139 tỷ so với năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

A. Nợ phải trả 173.744 256.880 288.950

- Nợ ngắn hạn 172.091 250.803 283.407

2016, tức tăng 61,12%. Sự tăng lên này đến phần lớn từ TSNH, khoản mục này tăng đến hơn 74% so với năm 2016, còn TSDH chỉ tăng lên ở mức nhẹ. Đến năm 2018, tổng tài sản tiếp tục tăng hơn 39 tỷ, tức tăng 10,8% so với năm 2017.

❖ Tài sản ngắn hạn

Nhìn chung, TSNH của công ty tăng liên tục qua các năm và giữ mức tỷ trọng lớn trọng tổng tài sản có sự tăng lên hàng năm. Cụ thể, năm 2017, TSNH tăng 131.648 triệu đồng, tức tăng 74,71% so với năm 2016. Năm 2018, mức tăng này khiêm tốn hơn ở mức 12,67%, tức chỉ tăng thêm 39.000 triệu đồng. Trong TSNH, các KPT và HTK chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đặc biệt, các KPT có sự tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng mạnh mẽ qua các năm và là nguyên nhân chính cho sự tăng lên của TSNH. Cụ thể, các KPT năm 2017 tăng 86.569 triệu đồng, tức tăng 177,41%; năm 2018 tăng ở mức thấp hơn là 54,57%, tức tăng 73.871 triệu đồng. Các KPT cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm 2018, chiếm 60,32%. Ngược lại, HTK lại có sự biến động thất thường qua các năm, tăng 37,87% vào năm 2017 rồi lại giảm 26,2% vào năm 2018. Tỷ trọng của HTK cũng giảm mạnh qua 3 năm. Tuy nhiên nhìn chung, HTK của công ty không có sự biến động nhiều. Vì vậy có thể thấy, TSNH tăng lên đa phần là do sự tăng lên của các KPT do công ty thực hiện chính sách bán chịu cho bạn hàng nhằm gia tăng doanh thu cho công ty.

❖ Tài sản dài hạn

Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng tài sản nhưng lại đại diện cho tình trạng cơ sở vật chất của công ty. Về xu hướng biến động, TSDH của công ty là khoản mục ổn định nhất trong ba năm vừa qua. Năm 2017 có sự tăng lên nhiều nhất cũng chỉ ở mức 14,19% (tăng hơn 7 tỷ) so với năm 2016 do trong năm này công ty mua sắm nhiều TSCĐ hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đến năm 2018, TSDH tăng hơn 500 triệu, tức chỉ tăng thêm 0,91% do công ty tiết kiệm chi phí hơn, không mua sắm TSCĐ mà chỉ tập trung sản xuất. Bên cạnh đó, công ty cũng không có các KPT dài hạn, điều này cho thấy công ty ít gặp rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ dài hạn này. Tuy nhiên, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng quá thấp cho thấy công ty chưa có sự đầu tư đổi mới kĩ lưỡng về máy móc, thiết bị, nhà

36

xưởng. Điều này có thể khiến cho năng suất của công ty không được cao, chất lượng sản phẩm không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm từ đơn vị khác. b. Tình hình nguồn vốn

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển HĐKD cho một công ty , vì để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, công ty phải có vốn hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của mình. Vốn có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn vốn của công ty phản ánh nguồn gốc của vốn mà công ty huy động sử dụng cho các hoạt động của công ty. Vậy nguồn vốn của công ty cổ phần Hawee sản xuất thương mại giữa các năm ra sao sẽ được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của công ty qua các năm

- Nợ dài hạn 1.652 6.078 5.544

B. VCSH 53.477 109.228 116.689

- VCSH 53.477 109.228 116.689

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3.477 9.228 15.305

Nguồn: Phòng kế toán

Để so sánh tỷ lệ cơ cấu nợ phải trả và nguồn vốn, ta có biểu đồ 2.2 sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm100% 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

■Nợ phải trả BVon chủ sở hữu

Nguồn: Phòng kế toán

Qua biểu đồ 2.2, ta thấy hệ số nợ của công ty đang ở mức rất cao, tuy đã có sự giảm xuống qua các năm nhưng vẫn trên 70%, trong khi đó hệ số nợ trung bình ngành hàng và dịch vụ công nghiệp chỉ ở mức 46%. Xét về mặt giá trị, cả nợ phải trả và VCSH đều có xu hướng tăng lên. Năm 2017, nợ phải trả của công ty là 256,88 tỷ đồng, tăng hơn 83 tỷ so với năm 2016 (tức tăng 47,85%). Năm 2018, sự gia tăng này đã được kiềm chế xuống ở mức tăng 12,48%. Điều này cho thấy cả ba năm, công ty đều có sự phụ thuộc lớn vào nguồn vốn từ bên thứ ba.

Phân tích cụ thể từng khoản mục trong nguồn vốn

Nợ phải trả

Như đã phân tích ở trên, nợ phải trả là khoản chiếm đa số trong tổng nguồn vốn của công ty, không những thế còn tăng nhanh. Trong nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, nhưng chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối là khoản nợ ngắn hạn.

- Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn của công ty tăng ở mức gần bằng với mức tăng của nợ phải trả do đây là khoản chiếm gần như tuyệt đối. Cụ thể, năm 2017, nợ ngắn hạn của công ty tăng 78,7 tỷ (tức tăng 45,74%) so với năm 2016. Năm 2018, nợ ngắn hạn tăng 32,6 tỷ

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Doanh thu BH&CCDV 424.961 550.870 698.237

tương đương 13% so với năm 2017. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do công ty được hưởng chính sách bán chịu từ nhà cung cấp nguyên vật liệu làm cho khoản phải trả người bán tăng lên, thêm vào đó, lượng vay ngắn hạn từ ngân hàng tăng khiến cho khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng. Đây là hai khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ ngắn hạn và sự biến động của hai khoản này cũng gây ảnh hưởng nhiều nhất.

- Nợ dài hạn

Chiếm tỷ trọng cực ít trong nợ phải trả, nợ dài hạn của công ty chỉ đến từ duy nhất một khoản là vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Năm 2017, nợ dài hạn tăng 267,81% so với năm 2016. Nguyên nhân là do khoản vay dài hạn từ ngân hàng Vietcombank khá lớn vì lãi suất ưu đãi của Vietcombank dành cho công ty là tương đối tốt. Bên cạnh đó công ty cũng vay dài hạn ở ngân hàng MB bank. Năm 2018., nợ dài hạn giảm nhẹ ở mức 8,79% do công ty trả được khoản nợ từ ngân hàng MB.

VCSH

Chiếm tỷ trọng ít hơn so với nợ phải trả. VCSH cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2017, VCSH tăng 104,25% so với năm 2016., tức tăng 55,75 tỷ đồng. Trong đó. vốn góp của chủ sở hữu tăng 50 tỷ do các giám đốc quyết định đầu tư thêm tiền để gia tăng sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng ở mức rất khả quan, tăng 5,75 tỷ tương đương 165,38%. Năm 2018, VCSH có sự tăng lên nhẹ do công ty có mới có thêm quỹ đầu tư phát triển và quỹ thuộc VCSH để phục vụ cho việc phát triển sản xuất. Lợi nhuận chưa phân phối năm này cũng tăng hơn 6 tỷ, tương đương 65.86%. Như vậy có thể thấy, hiệu quả kinh doanh của công ty đang ngày càng được nâng cao.

Ket luân: Nhìn chung, nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng lên nhiều ở nợ ngắn hạn, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn và khoản phải trả nhà cung cấp. Hệ số nợ cao cũng đồng nghĩa với việc hệ số VCSH thấp sẽ gây rủi ro nếu như thị trường có biến động lớn do nguồn vốn chủ yếu được hình thành từ bên ngoài. Lợi nhuận của công ty tăng trưởng ở mức khá ấn tượng cho thấy được hiệu quả của việc mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty.

39

2.2.1.2. Tình hình kết quả kinh doanh

a. Tình hình doanh thu

Công ty cổ phần Hawee sản xuất thương mại là nhà sản xuất và phân phối tủ bảng điện và thang máng cáp tầm cỡ quốc tế, nhà cung cấp lớn các thiết bị vật tư ngành nước và ống nước Vesbo ở Việt Nam. Công ty luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. luôn luôn đổi mới và hiện đại hóa công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm tốt nhất.

Công ty hoạt động ở cả hai lĩnh vực là sản xuất và thương mại, đó cũng là những hoạt động đem lại doanh thu cho công ty. Vậy doanh thu qua các năm ra sao sẽ được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3: Tình hình doanh thu của công ty qua các năm

Các khoản giảm trừ doanh thu 1.143 3.454 4.820

DTT về BH&CCDV 423.818 547.416 693.417

Doanh thu HĐTC Tn 33 35

Doanh thu 2016 2017 2018

Tủ điện 248.049 336.516 486.434

Thang máng cáp 139.528 189.290 189.169

Vật tư ngành nước 37.384 25.065 22.634

Nguồn: Phòng kế toán - Doanh thu BH&CCDV tăng lên đều đặn trong ba năm này. Cụ thể, năm 2017

tăng 125,9 tỷ tương đương 29,63% so với năm 2016. Năm 2018, doanh thu BH&CCDV tăng 26,75% so với năm 2017. Có thể nói. sản phẩm của công ty đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nên các nhà đầu tư luôn hợp tác lâu dài để thi công các hạng mục, công trình, vì vậy mà doanh thu của công ty tăng ở mức tương đối cao. Cụ thể doanh thu đến từ các mặt hàng công ty đang kinh doanh được thể hiện ở bảng và biểu đồ 2.4

40

Bảng 2.4: Chi tiết doanh thu từ các sản phẩm của công ty

Nguồn: Phòng kinh doanh

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh thu các sản phẩm của công ty qua các năm

2016

9% 2017 2018

5% 3%

□ Thang máng cáp □

Tủ điện Vật tư Vesbo

Nguồn: Phòng kinh doanh

+ Qua biểu đồ 2.3, ta thấy chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn là doanh thu đến từ việc sản xuất khi tỷ lệ này luôn chiếm trên 90%, công ty chuyên về mảng sản xuất hơn hẳn. Do Hawee sản xuất và thương mại là một trong những đơn vị tiên phong, đi đầu trong việc chế tạo tủ điện và thang máng cáp, sản phẩm của công ty luôn đạt tầm cỡ quốc tế nên doanh thu đến từ việc sản xuất này rất cao và ổn định.

+ Trong hai sản phẩm chính của công ty, tủ điện là sản phẩm chủ yếu và đạt doanh thu cao nhất vì đây là sản phẩm hiện đại nhất, được chuyển giao từ công nghệ nước ngoài, độ uy tín cao nên thường cung cấp cho các công trình và đơn vị thi công lớn trên cả nước. Công ty cũng đang dần đẩy mạnh sản xuất sản phẩm này và tỷ trọng tăng lên qua các năm. Ngoài ra thang máng cáp có doanh thu ít hơn do đây chỉ là sản phẩm phục vụ trong quá trình thi công của công nhân, có một vài doanh nghiệp khác cũng cung cấp sản phẩm này nên có sự

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

GVHB 382.868 492.719 625.521

Chi phí tài chính 6.909 6.608 9.263

cạnh tranh nhất định. Thang máng cáp thường được chính những đơn vị đặt mua để thi công tại các công trình có lắp đặt tủ bảng điện mà Hawee sản xuất. Hai sản phẩm này của công ty luôn có doanh số tăng mạnh qua ba năm.

+ Chiếm tỷ trọng ít nhất là doanh thu về việc phân phối ống nước vesbo và vật tư ngành nước các loại. Doanh số của mặt hàng này đang có xu hướng giảm dần do công ty chuyên tâm sản xuất tủ điện hơn và chiếm tỷ trọng ngày càng ít hơn hẳn trong ba mặt hàng.

- Các khoản giảm trừ doanh thu tăng mạnh qua các năm. đặc biệt là năm 2017, tăng đến hơn 200%. Các khoản giảm trừ này đến từ hoạt động chiết khấu thương mại cho các bạn hàng để gia tăng doanh thu, khuyến khích mua hàng nhiều hơn. Ngoài ra do trong quá trình sản xuất, công ty không thể tránh khỏi việc làm ra những sản phẩm bị lỗi hoặc không phù hợp với thiết kế công trình. Tuy nhiên khoản này chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với DTT.

- Doanh thu HĐTC có sự biến động khá lớn qua các năm. Doanh thu HĐTC đến từ ba khoản mục: lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá và các HĐTC khác. Sở dĩ năm 2017, doanh thu HĐTC của công ty giảm hơn 50% là do sự giảm của khoản lãi tiền gửi và tiền cho vay, thêm vào đó là công ty không có khoản lãi chênh lệch tỷ giá ở năm này. Tuy rằng công ty có thêm khoản doanh thu từ HĐTC khác nhưng tổng cộng vẫn giảm so với năm trước. Nguyên nhân của việc giảm lãi tiền gửi và lãi vay là sự giảm xuống 1,43 tỷ của khoản tiền gửi ngân hàng của công ty để thanh toán cho các nhà cung cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu HĐTC của công ty. Đến năm 2018, mặc dù lượng tiền gửi ngân hàng tăng lên rất nhiều nhưng do công ty không có khoản cho vay nên lãi tiền gửi chỉ đến từ ngân hàng. Doanh thu HĐTC khác có vào năm 2017 và tăng lên ở mức cao vào năm 2018 do nhận được chiết khấu thanh toán từ các nhà cung cấp.

- Thu nhập khác của công ty có sự tăng lên qua các năm. đặc biệt là năm 2017. Trong đó phần lớn là đến từ khoản chiết khấu thương mại. Một số khoản thu nhập khác của công ty đến từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ đã cũ, hỏng hóc.

Một phần của tài liệu 250 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần hawee sản xuất và thương mại,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w