3.2.2.1. Giải pháp quản lý GVHB
GVHB là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí phát sinh trong kì, và cũng là chỉ tiêu ảnh hưởng mạnh nhất đến lợi nhuận của công ty. Qua những phân tích ở chương 2, GVHB của công ty tăng lên trong ba năm và luôn chiếm tỷ trọng đến hơn 90% so với DTT, đặc biệt là với sản phẩm tủ điện, tốc độ tăng GVHB còn cao hơn tốc độ tăng DTT đến từ mặt hàng này. Vì vậy, công ty cần có biện pháp để thực hiện tốt công tác quản lý GVHB hơn nữa.
GVHB của công ty đang gặp vấn đề lớn nhất ở chi phí NVL và chi phí vận chuyển. Vì thế, để giảm được GVHB, trước hết, công ty cần cố gắng giảm chi phí NVL đầu vào. Trong những năm này, công ty thi công tủ điện loại mới nên giá đầu vào tăng lên là điều không thể tránh khỏi. Công ty cần khảo sát và tìm kiếm những nhà cung cấp mới có giá cả cạnh tranh những vẫn phải đảm bảo sự uy tín. Ngoài ra đối với hai sản phẩm còn lại, công ty có thể cố gắng đàm phán với các nhà cung cấp lâu năm để có thể giảm được giá NVL mua vào cho sản phẩm tủ điện mới. Thêm vào đó, tận dụng chính sách chiết khấu thương mại một cách triệt để để có thể mua được NVL, hàng hóa với chi phí tiết kiệm nhất. Muốn vậy, công ty cần phải nghiên cứu và đưa ra định mức sử dụng NVL phù hợp cho việc sản xuất để có thể tiết kiệm tối ưu mà không làm giảm chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm bán hàng hợp lý để có kế hoạch mua phù hợp, tránh việc mua quá nhiều, nhập kho để lâu không dùng sẽ bị giảm chất lượng sản phẩm, lãng phí nguồn NVL. Công ty cũng cần chú trọng gia tăng năng suất, giảm thời gian hoàn thành sản phẩm để tiết kiệm các chi phí có liên quan như chi phí vận hành, chi phí nhân công.
Bên cạnh đó, công ty có thể xem xét việc tự vận chuyển hàng từ nhà cung cấp. Công ty có thể đề xuất mua thêm các loại phương tiện để phục vụ cho việc vận chuyển hàng, gộp nhiều đơn hàng lại hoặc mua với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí. Đối với những NVL cần nhập khẩu từ nước ngoài, công ty cần có kế hoạch
mua lớn để tiết kiệm các chi phí liên quan đến vấn đề thông quan, thuế phí, các chi phí tại cảng và chi phí vận chuyển.
3.2.2.2. Giải pháp sử dụng CPBH hiệu quả
Như đã phân tích ở chương 2, CPBH chiếm tỷ trọng thấp và không có ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, trong việc phân bổ CPBH cho phòng kinh doanh trực tiếp sản phẩm của công ty lại chưa phù hợp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty. Cụ thể, phòng kinh doanh tủ điện chiếm 3,91% , phòng kinh doanh thang máng cáp có tỷ lệ 0,38% và phòng kinh doanh Vesbo là 3,16%. Sản phẩm tủ điện của công ty chủ yếu được thúc đẩy ở phòng kinh doanh Building và kinh doanh công nghiệp nên có được doanh thu cao. Tuy nhiên sản phẩm thang máng cáp và Vesbo đang có tỷ lệ quá thấp khiến cho sản phẩm chưa được biết đến rộng rãi, doanh thu ít. Đặc biệt, bộ phận kinh doanh Vesbo có CPBH tăng lên hàng năm nhưng doanh thu mặt hàng này vẫn giảm. Điều này cho thấy công tác bán hàng trong bộ phận này chưa tốt, công ty cần có biện pháp phân bổ lại tỷ lệ và sử dụng CPBH sao cho hợp lý.
Đối với bộ phân kinh doanh thang máng cáp, công ty cần tăng tỷ lệ phân bổ CPBH cho phòng này để thực hiện các chính sách quảng bá sản phẩm phù hợp, bên cạnh đó là chi phí cho nhân viên đi xuống các đại lý để mời hợp tác nhập sản phẩm.
Đối với bộ phận kinh doanh Vesbo, công ty cần rà soát lại các chính sách quảng bá mà công ty đã thực hiện cho sản phẩm này, chính sách nào chưa hiệu quả cần khắc phục, chính sách nào đem lại doanh thu cao để tiếp tục thực hiện. Các nhân viên phòng ban đã làm việc hiệu quả hay chưa? Công ty cũng cần xem xét tăng tỷ lệ CPBH cho phòng này để phù hợp với chiến lược thúc đẩy kinh doanh cho sản phẩm thương mại. Để tăng doanh thu, công ty có thể có thêm những chính sách về vận chuyển, dịch vụ bảo hành, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Thêm vào đó, công ty cần có phương án đào tạo nhân viên bài bản theo quy chuẩn, khuyến khích tuyển những người có năng lực thực sự để tránh việc lãng phí CPBH đã bỏ ra.
3.2.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Cơ cấu vốn của công ty hiện nay đang ở mức hơn 70%, là mức tương đối cao. Vì vậy, công ty cần có biện pháp cơ cấu lại nguồn vốn để giảm thiểu được chi phí tài chính, nâng cao khả năng trả các khoản nợ đến hạn để giảm thiệu việc phải trả lãi phạt trả chậm. Chi phí tài chính năm 2017 có sự giảm nhẹ, tuy nhiên đến năm 2018 lại tăng lên, kèm theo đó là nợ phải trả cho các nhà cung cấp cũng tăng lên mạnh mẽ. Vì duy trì cơ cấu nợ như vậy sẽ khiến cho công ty gặp nhiều rủi ro không thể lường trước khi nền kinh tế thay đổi bất ngờ và không thể kiểm soát được. Vì vậy, để quản lý lại các khoản vốn chiếm dụng, công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Đối với khoản vay ngân hàng, công ty có thể thương lượng thời hạn thanh toán lãi, thời gian đáo han và mức lãi suất cho vay để chủ động trong việc đi vay và có phương án giảm thiểu chi phí lãi vay. Công ty cũng cần có những phương án để trả nợ đúng hạn để tránh việc phát sinh thêm các chi phí khác. Đồng thời cân nhắc việc vay ở những ngân hàng khác nếu có mức có lãi suất thấp hơn.
- Đối với nguồn vốn chiếm dụng của nhà cung cấp: cần tận dụng một cách triệt để. Tuy nhiên cần có phương án sử dụng linh hoạt sao cho hiệu quả, tránh để nợ tồn đọng quá nhiều khó kiểm soát và đảm bảo uy tín cho công ty. Đồng thời, công ty cũng cần tăng lượng dự trữ tiền mặt, lập kế hoạch sử dụng ngân sách hợp lý để tránh việc trả nợ chậm dẫn đến việc tăng chi phí lãi trả chậm. Cố gắng tìm được những nguồn hàng hóa với giá tốt để tối thiểu hóa số lượng nhà cung cấp, đặt mua với số lượng lớn để nhận được các khoản chiết khấu, ưu đãi. Ngoài ra, bộ phận kế toán tài chính cũng cần có các báo cáo công nợ hàng tháng để quản lý việc trả nợ cho nhà cung cấp của công ty.
- Đối với nguồn vốn bị chiếm dụng: công ty cần có biện pháp đôc thúc thu hồi các khoản khi các khách hàng chậm thanh toán. Bên cạnh đó, trước khi áp dụng chính sách bán hàng, công ty cần tìm hiểu kĩ lưỡng khả năng thanh toán để tránh lâm vào tình trạng KPT khó đòi. Xây dựng các điều khoản trong hợp đồng một cách chặt chẽ về thời hạn thanh toán giữa các bên. Hàng tháng, kế
toán cần tổng hợp các báo cáo về tình hình phải thu để tránh bị thiếu hoặc sai sót các khoản tiền, các khách hàng.