Tình hình khả năng sinh lời của công ty qua các năm

Một phần của tài liệu 250 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần hawee sản xuất và thương mại,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77 - 84)

Tổng tài sản bình quân triệu đồng 230.808 296.665 385.874

VCSH bình quân triệu đồng 53.211 81.352 112.959

ROS “% 1,06% 1,37% 1,54%

ROA “% 1,95% 2,54% 2,77%

Nguồn: phòng kế toán và tài chính

a. Phân tích khả năng sinh lợi doanh thu (ROS)

ROS là chỉ số đánh giá lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, Vậy khả năng sinh lợi của công ty cổ phần Hawee sản xuất thương mại ra sao, có thực sự hiệu quả hay không sẽ được thể hiện ở bảng dưới đây:

Biểu đồ 2.5: Xu hướng biến động của tỷ số KNSL doanh thu800,000 800,000 700,000 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000

^^■Lợi nhuận trước thuế Doanh thu và thu nhập khác ROS 0

Nguồn: Phòng tài chính

Qua bảng 2.7, ta thấy các tỷ số sinh lời doanh thu của công ty tuy có sự tăng lên từ năm 2016 đến năm 2018.

- Trong năm 2016, ROS của công ty là 1,06%, tức là cứ 100 đồng đồng doanh thu và thu nhập khác thì tạo ra 1,06 đồng LNTT. Sang đến năm 2017, chỉ tiêu này tăng lên 1,37%, cũng đồng nghĩa với việc cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập khác năm 2017 tạo ra được thêm 0,31 đồng LNTT. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của LNTT năm 2017 so với năm 2016 (tăng 66,77%) cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu và thu nhập khác (tăng 29,3%). Năm 2018, ROS của công ty là 1,54%, tức là cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập khác năm này tạo ra được 1,54 đồng LNST, tăng thêm 0,17 đồng so với năm 2017. Có thể thấy, ROS của công ty đang tăng trưởng khá tốt, chủ yếu đến từ sự tăng lên của DTT từ HĐKD. Bên cạnh đó, sự tăng lên của thu nhập khác đến từ hoạt động thanh lý nhượng bán tăng cao vào năm 2017 cũng góp phần làm cho ROS tăng mặc dù doanh thu HĐTC năm đó giảm sâu. Năm 2018, ROS có sự tăng lên chậm hơn là do mức tăng của doanh thu và thu nhập khác (tăng 26,7%) giảm xuống gần với mức tăng của tổng chi phí (tăng 26,48%). Trong đó, mức tăng

của giá vốn (tăng 26,95%) ảnh hưởng đến mức tăng của tổng chi phí nhất do chiếm tỷ trọng lớn. LNTT chiếm tỷ trọng rất thấp so với doanh thu và thu nhập khác cho thấy chi phí của công ty còn đang chiếm tỷ trọng rất lớn, đặc biệt là GVHB, làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty chưa được cao.

b. Phân tích khả năng sinh lời tổng tài sản (ROA)

Tài sản là cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có của doanh nghiệp. phản ánh năng lực hiện có của doanh nghiệp. Sử dụng tài sản hiện có một cách hiệu quả vào HĐKD là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tỷ số ROA sẽ thể được khả năng sinh lời trên tài sản hiện có đó. Ta có biểu đồ thể hiện năng lực của công ty như sau:

Biểu đồ 2.6: Xu hướng biến động của tỷ số KNSL tổng tài sản

Nguồn: Phòng tài chính

Qua biểu đồ, ta thấy tỷ số ROA của công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2017, tỷ suất sinh lời tổng tài sản là 2,54% tăng 0,58% so với năm 2016, tức là cứ 100 đồng tổng tài sản năm 2016 sẽ tạo ra 2,54 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do tổng tài sản bình quân tăng 28,53% nhưng LNTT tăng ở mức cao hơn là 66,77%. Từ năm 2017 đến năm 2018, tỷ suất sinh lời tổng tài sản tăng 0,23%, tức là cứ 100 đồng tài sản năm 2018 tạo ra nhiều hơn 0,23 đồng lợi nhuận so với năm 2017. Tổng

tài sản bình quân tăng 30,07% và LNTT tăng 42,21%. Mức tăng này của ROA là ít hơn so với năm trước. Mặc dù tài sản bình quân tăng nhiều hơn năm trước, nhưng do sự tăng lên của các khoản chi phí nên LNTT tăng ở mức chậm hơn so với năm 2017. So sánh với ROA bình quân ngành hàng và dịch vụ công nghiệp ở mức 5,38% thì tỷ số này của công ty là chưa cao. So sánh với các công ty cùng ngành: Công ty cơ điện lạnh REE có ROA là 11%-13%, công ty cổ phần dây cáp điện Việt Nam là 11%-12%, công ty cổ phần SMC là 5%-6%, ta thấy ROA của công ty vẫn thấp hơn so với các công ty cùng ngành là rất nhiều. Tuy là có sự tăng đều qua các năm nhưng đây chưa phải là một tỷ số cao, thể hiện sự khai thác và sử dụng tài sản sẵn có của công ty là chưa tốt.

c. Phân tích khả năng sinh lợi VCSH (ROE) Phân tích qua tỷ số ROE

VCSH là một phần của tổng nguồn vốn - được hình thành từ số vốn của các nhà đầu tư ban đầu lúc mới thành lập (có thể bổ sung trong quá trình hoạt động). Lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ của VCSH là biểu hiện rõ nét nhất cho khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Vì tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận và giá trị VCSH. Tỷ số ROE của công ty được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.7: Xu hướng biến động của tỷ số khả năng sinh lợi VCSH

120,000 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 0 2016 2017 2018

Lợi nhuận trước thuế Vốn chủ sở hữu bình quân — ROE (%)

9.60% 9.40% 9.20% 9.00% 8.80% 8.60% 8.40% 8.20% 8.00% 7.80% Nguồn: Phòng tài chính 63

Nhìn chung, tỷ suất sinh lời VCSH của công ty khá cao có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể, ROE năm 2017 tăng 0,77%, có nghĩa là cứ 100 đồng VCSH năm 2017 tạo ra được nhiều hơn 0,77 đồng lợi nhuận so với năm 2016, do mức tăng của lợi nhuận thấp hơn so với mức tăng của VCSH bình quân. Năm 2018, cứ 100 đồng VCSH năm này tạo ra được 9,47 đồng lợi nhuận, nhiều hơn so với năm 2017 là 0,22 đồng. Xem xét là về tình hình VCSH qua các năm, năm 2017 là năm có sự tăng lên mạnh nhất do có sự góp vốn thêm của giám đốc là 50 tỷ đồng, điều này đã làm cho VCSH bình quân của năm này tăng lên cao hơn. LNST cũng là chỉ tiêu tăng lên đều đặn qua các năm nhưng do chiếm tỷ trọng quá nhỏ nên không có sự ảnh hưởng quá nhiều đến sự thay đổi của VCSH nói chung. Năm 2018 công ty có sự thay đổi nhẹ về các quỹ mà công ty đề xuất có thêm để phục vụ sản xuất. LNST năm đó cũng tăng lên khá cao, công ty không có sự thay đổi về vốn góp nên VCSH bình quân năm này không cao hơn năm trước quá nhiều, dẫn đến chỉ số ROE có sự tăng lên chậm hơn. So sánh với ROE trung bình ngành là 10,35%; các công ty cùng ngành với công ty như: Công ty cơ điện lạnh REE có ROE là 16%-20%, công ty cổ phần dây cáp điện Việt Nam là 29%-32%, công ty cổ phần SMC là 20%-23%; ta thấy ROE của công ty vẫn chỉ đang ở mức khiêm tốn.

Phân tích bằng phương pháp Dupont

Tỷ suất lợi nhuận VCSH chịu ảnh hưởng của ba nhân tố: tỷ suất lợi nhuận doanh thu. hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số nhân vốn (đòn bẩy tài chính). Phương trình Dupont của công ty như sau:

ɪʌ T ng LNTTổ ROE = ɪʊɪ*,!..x DT và thu nh pậ khác T ngổ TS bình quân T ng TS bình quânổ VCSH bình quân Năm 2016 4.510 424.482 230.808 = 424.482 x 230.808 x 53.211 8,48% = 1,06% x 1,84 x 4,34 Năm 2017 64

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 ROE (%) "848 ^9j5 9,47 ROS (%) ^T06 1,37 T54 7.521 548.838 ROE 548.838 x 296.665 296.665 81.352 x 9,25% = 1,37% x 1,85 x 3,65 Năm 2018: 10.696 695.375 385.874 ROE = -∈∈- x ∈7∈-7 x ɪ 695.375 385.874 112.959 9,47% = 1,54% x 1,8 x 3,42

Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, ta có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trên đến ROE qua các năm như sau:

- Năm 2017. tỷ suất lợi nhuận VCSH tăng 0.77% là do ảnh hưởng của các yếu tố:

• Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng làm tỷ suất lợi nhuận VCSH tăng: (1,37%-1,06%) x 1,85 x 3,65 = +2,09%

• Do hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên làm VCSH tăng: 1,37% x (1,85-1,84) x 3,65 = +0,05%

• Do hệ số nợ giảm làm VCSH giảm: 1,37% x 1,85 x (3,65-4,34) = - 1,75%

- Năm 2018. tỷ suất lợi nhuận VCSH tăng 0.22% là do ảnh hưởng của các yếu tố:

• Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng làm tỷ suất lợi nhuận VCSH tăng: (1,54%-1,37%) x 1,8 x 3,42 = +1,05%

• Do hiệu suất sử dụng tài sản giảm lên làm VCSH giảm: 1,54% x (1,8-1.85) x 3,42 = - 0.26%

• Do hệ số nợ giảm làm VCSH giảm: 1,54% x 1,8 x (3,42-3,65) = - 0,64%

65

Một phần của tài liệu 250 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần hawee sản xuất và thương mại,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w