Tình hình HTK của công ty qua các năm

Một phần của tài liệu 250 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần hawee sản xuất và thương mại,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68 - 70)

Nguồn: Phòng kế toán

Khoản mục 2016 2017 2018

TSCĐ Nhà cửa vật kiến trúc 17.680 15.882 14.084

- Nhìn vào bảng 2.13, ta có thể thấy, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguyên liệu và vật liệu, giữ ở mức từ 45% đến 67%. Nguyên vật liệu của công ty tăng từ năm 2016 đến 2017, tăng 21,12%. Tuy nhiên đến năm 2018 lại giảm đến 42,12%. Chính do sự giảm sút đó mà tỷ trọng khoản mục này cũng giảm theo. Do công ty sản xuất tủ điện và thang máng cáp nên công ty cần dự trữ nhiều nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang năm 2018 lại chiếm tỷ trọng cao nhất là 47,48%,. Các năm trước chỉ chiếm tỷ trọng tương đối ở mức 25% đến 36%. Tuy nhiên nếu so về mặt giá trị, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lại tăng cao ở năm 2017 và có sự giảm nhẹ vào năm 2018. Điều này là do công ty gia tăng sản xuất hàng hóa vào năm 2017, dự trữ nguyên vật liệu cũng nhiều hơn, các sản phẩm dở dang như tủ điện và thang máng cáp đang sản xuất còn nhiều. Đến năm 2018, các sản phẩm đã và đang được hoàn thành và công ty cũng giảm được lượng nguyên vật liệu dự trữ cần thiết cho lượng hàng năm nay. Hàng hóa của công ty đa phần là nhập khẩu các ống nước Vesbo, sản phẩm tủ điện và thang máng cáp do công ty sản xuất và một số phụ kiện khác để phân phối. Hàng hóa tồn đọng của công ty chiếm tỷ trọng ở mức thấp và giảm dần qua các năm, cho thấy sự tiêu thụ hàng hóa tăng lên. Sản phẩm sản xuất của công ty có sức tiêu thụ lớn và không tồn kho nhiều. Đến năm 2018, trong kho của công ty chủ yếu còn lại mặt hàng thương mại là sản phẩm Vesbo. Do các sản phẩm tủ điện và thang máng cáp mà công ty phân phối là độc quyền nên việc phân phối là rất ổn định. Riêng đối với ống nước Vesbo, tình hình phân phối sản phẩm lại giảm sút. Tuy nhiên, công ty cũng quản lý tốt được việc dự trữ hàng hóa nên lượng tồn đọng thấp, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

^ Như vậy, có thể thấy, vòng quay HTK của công ty tăng lên là do sự ổn định của HTK, giá vốn tăng lên. Nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng nhưng hàng hóa lại giảm xuống, đặc biệt là năm 2018, cả nguyên vật liệu và hàng hóa đều giảm khiến cho HTK giảm xuống và làm tăng vòng quay HTK, giảm số ngày 1 vòng quay HTK ở mức đáng kể. Có thể nói, công ty đang làm rất tốt công tác quản lý HTK của mình.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

53

Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty khá cao. Năm 2016 là 8,3 cho thấy cứ 100 đồng TSCĐ đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo được 8,3 đồng DTT. Năm 2017 là 10,6 hay cứ 100 đồng TSCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh năm này tạo ra được 10,6 đồng DTT. Năm 2018, chỉ số này tiếp tục tăng lên 13,24 hay cứ 100 đồng TSCĐ đưa vào sản xuất tạo ra thêm được 2,64 đồng doanh thu so với năm 2017. Nguyên nhân là do cả DTTtăng ở mức cao hơn TSCĐ bình quân. Xem xét kĩ hơn về TSCĐ, đây là khoản chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong TSDH, là đại diện tiêu biểu nhất cho quy mô HĐKD của công ty. TSCĐ có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2017, TSCĐ tăng 13,19% so với năm 2016, nhưng đến năm 2018 lại giảm 9,02% so với năm 2017. Trong TSCĐ của công ty có TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, không có TSCĐ thuê tài chính. Chi tiết cho các TSCĐ của công ty được thể hiện ở bảng 2.14 dưới như sau:

Một phần của tài liệu 250 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần hawee sản xuất và thương mại,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w