Nguồn: Phòng tài chính
Qua biểu đồ, ta thấy tỷ số ROA của công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2017, tỷ suất sinh lời tổng tài sản là 2,54% tăng 0,58% so với năm 2016, tức là cứ 100 đồng tổng tài sản năm 2016 sẽ tạo ra 2,54 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do tổng tài sản bình quân tăng 28,53% nhưng LNTT tăng ở mức cao hơn là 66,77%. Từ năm 2017 đến năm 2018, tỷ suất sinh lời tổng tài sản tăng 0,23%, tức là cứ 100 đồng tài sản năm 2018 tạo ra nhiều hơn 0,23 đồng lợi nhuận so với năm 2017. Tổng
tài sản bình quân tăng 30,07% và LNTT tăng 42,21%. Mức tăng này của ROA là ít hơn so với năm trước. Mặc dù tài sản bình quân tăng nhiều hơn năm trước, nhưng do sự tăng lên của các khoản chi phí nên LNTT tăng ở mức chậm hơn so với năm 2017. So sánh với ROA bình quân ngành hàng và dịch vụ công nghiệp ở mức 5,38% thì tỷ số này của công ty là chưa cao. So sánh với các công ty cùng ngành: Công ty cơ điện lạnh REE có ROA là 11%-13%, công ty cổ phần dây cáp điện Việt Nam là 11%-12%, công ty cổ phần SMC là 5%-6%, ta thấy ROA của công ty vẫn thấp hơn so với các công ty cùng ngành là rất nhiều. Tuy là có sự tăng đều qua các năm nhưng đây chưa phải là một tỷ số cao, thể hiện sự khai thác và sử dụng tài sản sẵn có của công ty là chưa tốt.
c. Phân tích khả năng sinh lợi VCSH (ROE) Phân tích qua tỷ số ROE
❖
VCSH là một phần của tổng nguồn vốn - được hình thành từ số vốn của các nhà đầu tư ban đầu lúc mới thành lập (có thể bổ sung trong quá trình hoạt động). Lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ của VCSH là biểu hiện rõ nét nhất cho khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Vì tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận và giá trị VCSH. Tỷ số ROE của công ty được thể hiện qua biểu đồ sau: