Phân tích ROE bằng phương pháp Dupont

Một phần của tài liệu 250 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần hawee sản xuất và thương mại,khoá luận tốt nghiệp (Trang 84)

Vòng quay tài sản (lần) ^T84 T85 T8 Đòn bẩy tài chính (lần) "434 "3,65 3,42

Nguồn: Phòng tài chính Ta thấy, tỷ suất lợi nhuận VCSH tăng lên là do tăng tỷ suất sinh lời doanh thu. Vòng quay tài sản giảm cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản giảm xuống. Đòn bẩy tài chính của công ty tuy có giảm qua các năm nhưng lại đang ở mức quá cao, cho thấy công ty đang phụ thuộc rất nhiều vào vốn từ bên ngoài, trong khi đó sự tăng lên của tỷ suất sinh lời lại thấp. Điều này một phần là do chi phí của công ty đang chiếm ở mức cao, làm kìm hãm sự tăng lên của lợi nhuận. Vì vậy, công ty cần có biện pháp để tăng doanh thu và giảm chi phí, đồng thời giảm hệ số nợ để giảm rủi ro cho công ty.

2.3. Đánh giá hiệu quả HĐKD của Công ty cổ phần Hawee sản xuất vàthương mại thương mại

2.3.1. Ưu điểm

Công ty cổ phần Hawee sản xuất và thương mạiđã và đang cố gắng khẳng định mình trên thị trường hàng công nghiệp điện. Trong giai đoạn 2016-2018 vừa rồi, công ty đã đạt được những kết quả nhất định:

Thứ nhất, quy mô HĐKD ngày càng được mở rộng qua các năm. Trong những năm vừa qua, doanh thu BH&CCDV của công ty luôn ở mức cao và tăng lên qua các năm. Với quyết định cải tiến sản phẩm tủ điện hiện đại hơn, sản phẩm đã làm hài lòng nhiều nhà cung cấp và trở thành sản phẩm kinh doanh chính của công ty, góp phần làm tăng trưởng doanh thu ấn tượng qua các năm. Thang máng cáp tuy chưa được đầu tư nhiều nhưng doanh thu vẫn có sự tăng lên, thể hiện sự ổn định trong công tác kinh doanh mặt hàng này. Ngoài ra, sản phẩm của công ty cũng có sự hợp lý về giá cả, áp dụng các chính sách bán hàng như bán chịu, chiết khấu thanh

toán hay chiết khấu thương mại làm cho số lượng đơn hàng và số lượng đơn vị hợp tác ngày càng nhiều lên nhanh chóng. Trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, công ty vẫn duy trì mối quan hệ tốt với những đối tác lâu năm, sản phẩm của công ty vẫn thường xuyên nhận được sự tin tưởng và được thi công ở những hạng mục hàng đầu. Thêm vào đó, nhà máy ở Bắc Ninh luôn có sự cải tiến nhất định về máy móc thiết bị cũng góp phần nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm của công ty.

Thứ hai, việc tiết kiệm các khoản CPBH và CP QLDN đã giúp cho công ty gia tăng lợi nhuận của mình. So với DTT, hai khoản chi phí này chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Cụ thể, CPBH chỉ chiếm từ 1,1% đến 1,6%, CP QLDN chiếm từ 2,6% đến 2,9%. Trong đó, tỷ lệ phân bổ CPBH cho bộ phận kinh doanh là nhiều nhất, chiếm tới 75% tổng CPBH của công ty. Điều này là rất hợp lý cho việc gia tăng doanh thu cho công ty. CP QLDN được phân bổ chủ yếu cho bộ phận văn phòng để phục vụ cho công tác quản lý, hành chính công ty.

Thứ ba, lợi nhuận của công ty luôn dương và có sự sự tăng lên khá ấn tượng qua các năm. Với điều kiện kinh tế còn khó khăn như hiện nay thì việc duy trì cho lợi nhuận luôn ở mức tăng trưởng ổn định là một thành tích đáng nể của doanh nghiệp. Trong đó, lợi nhuận đến hoạt động BH&CCDV chiếm phần lớn nhất, cho thấy công ty đang tập trung tốt vào HĐKD của mình

Thứ tư, khả năng tự tài trợ cho TSDH của công ty là rất cao do có VCSH lớn, điều đó giúp cho công ty không phải sử dụng nguồn vốn nào khác để tài trợ cho loại tài sản có thời gian tồn tại lâu như vậy. Ngoài ra, việc chi trả cho các khoản vay dài hạn cũng không quá rủi ro do sự tài trợ của VCSH. Vì vậy, nếu như trong trường hợp công ty lầm vào tình trạng xấu nhất thì công ty vẫn còn có khả năng thanh toán với các ngân hàng - các đơn vị có tính pháp lý cao nhất.

Thứ năm, vòng quay HTK tăng lên, số ngày một vòng quay HTK giảm cho thấy công tác quản lý HTK đã được cải thiện, không còn tình trạng dư thừa quá nhiều hàng trong kho. Thêm vào đó, hàng hóa trong kho giảm dần do doanh số bán hàng của công ty ngày càng tăng lên, công ty cũng không dự trữ quá nhiều để tránh giảm chất lượng sản phẩm và cũng là việc tránh phải trích lập dự phòng giảm giá HTK gây tăng chi phí cho công ty.

Thứ sáu, mức lương của công nhân viên ngày càng tăng lên. Công ty cũng mở nhiều lớp đào tạo cho công nhân để họ có một công việc tốt trang trải cuộc sống. Đối với nhân viên văn phòng, công ty cũng chú trọng mở các lớp học đào tạo chuyên môn và đặc biệt là tiếng anh để các nhân viên có khả năng làm việc trực tiếp với các đối tác là người nước ngoài.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những điểm mạnh trong những năm qua, công ty vẫn còn những hạn chế gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh như sau:

Thứ nhất, hệ số nợ của công ty đang ở mức quá cao, có đến 70% là vốn từ bên ngoài khiến cho cơ cấu chưa cân xứng. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là nợ phải trả nhà cung cấp và nợ vay tài chính. Việc để tồn nợ quá nhiều đối với nhà cung cấp có thể dẫn đến việc khó kiểm soát được việc trả hết được các khoản nợ đến hạn. Ngoài ra, với tỷ lệ nợ vay cao, khả năng tài chính bị phụ thuộc nhiều vào bên ngoài sẽ làm cho chi phí tài chính bị đẩy lên, làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống, ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD. Không những thế, công ty sẽ khó có khả năng đối mặt với những rủi ro bất thường trên thị trường hiện nay.

Thứ hai, CPBH chưa được phân bổ đúng mực và hợp lý đối với bộ phận kinh doanh trực tiếp sản phẩm của công ty. Cụ thể, tỷ trọng CPBH phân bổ cho bộ phận kinh doanh tủ điện và thang máng cáp đang ở mức dưới 1%, trong khi đó, đây là hai sản phẩm mà công ty đang đẩy mạnh gia tăng doanh thu. Bên cạnh đó, CPBH cho bộ phận kinh doanh Vesbo có tỷ lệ cao và tăng lên hàng năm nhưng doanh thu sản phẩm này lại giảm xuống, cho thấy hiệu quả kinh doanh của bộ phận này chưa tốt.

Thứ ba, việc quản lý GVHB còn chưa tốt và chưa được cải thiện qua các năm, điều này thể hiện rõ qua tỷ trọng GVHB và DTT cùng với sự tăng lên của GVHB trong công ty. Trong ba năm gần đây, cơ cấu GVHB so với DTT luôn chiếm tới hơn 90%, tăng trưởng ở mức gần 30% mỗi năm. Khi tính thêm cả CPBH và CP QLDN thì đã chiếm gần hết doanh thu thu về, lợi nhuận không còn lại nhiều làm cho hiệu quả kinh doanh có sự tăng lên nhưng chưa đạt đến mức cao. Điều này đã khiến cho các tỷ số về KNSL của công ty ở mức thấp hơn so với mức trung bình ngành.

Thứ tư, khả năng thanh toán nhanh còn kém, làm cho công ty đôi lúc bị thanh toán chậm các khoản nợ đến hạn và phải chịu lãi phạt trả chậm. Điều này có thể khiến cho công ty lâm vào tình trạng rủi ro khi nợ vay đang ngày càng tăng lên, các khoản nợ đến hạn dồn dập trong tương lai, việc không thanh toán đúng hạn có thể làm giảm uy tín của công ty, khiến công ty mất mối làm ăn và không còn nguồn nguyên vật liệu đầu vào giá tốt.

Thứ năm, công ty quá chú trọng vào mảng sản xuất mà lơ là hoạt động thương mại của mình. Có thể thấy, doanh thu của công ty đến chủ yếu từ hai sản phẩm tủ điện và thang máng cáp, doanh thu từ sản phẩm Vesbo của công ty chiếm tỷ trọng cực thấp và còn có xu hướng giảm trong ba năm này.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, giá cả mặt bằng chung của nền kinh tế trong ba năm này liên tục tăng lên. Sự tăng lên của giá xăng, dầu, điện đều đồng loạt tăng liên tục đã khiến cho các mặt hàng trên thị trường tăng. Điều đó đã khiến cho công ty khó khăn trong việc quản lý chi phí, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu đầu vào và chi phí xăng dầu cho các phương tiện vận tải, chi phí điện nước cho văn phòng và nhà máy công ty. Từ đó, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn gặp khó khăn và tăng trưởng chưa cao.

Thứ hai, đối thủ cạnh tranh đang ngày càng nhiều. Hiện nay có rất nhiều công ty tham gia vào HĐKD tủ điện và thang máng cáp, sản phẩm của họ cũng có chất lượng tốt và nhận được sự ủng hộ tương đối từ khách hàng. Mặc dù Hawee có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhưng sự kiểm soát không tốt chi phí có thể khiến cho sản phẩm của công ty không có đủ sức cạnh tranh với các công ty khác. Điều này đã tạo nên khó khăn và thách thức lớn cho Công ty cổ phần Hawee sản xuất và thương mại trong việc khẳng định thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Tuy rằng công ty đã hoạt động trên thị trường nhiều năm, có bề dày kinh nghiệm nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc vẫn còn những tồn tại trong công ty khiến cho khả năng sinh lời chưa được cao, nguyên nhân của những tồn tại này là:

Thứ nhất, việc lạm dụng quá mức chính sách bán chịu đối với khách hàng đã khiến cho cả KPT và khoản phải trả của công ty tăng lên ở mức cao. Vòng quay KPT liên tục giảm xuống qua ba năm làm cho vốn đầu tư cho KPT ngày càng tăng và sẽ gặp rủi ro nếu như thị trường biến động lớn, cho thấy công tác quản lý KPT là chưa tốt. Không những thế lượng tiền trong doanh nghiệp còn quá ít cho nên ở một số thời điểm công ty không có khả năng chi trả ngay các khoản nợ đến hạn.

Thứ hai, việc mua sắm của công ty đến từ quá nhiều nhà cung cấp dẫn đến việc các khoản NPT tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, công ty còn bị phụ thuộc vào các khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn tại các ngân hàng. Trong đó, các khoản vay ở mức cao hơn và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn. Các khoản vay cũng đều có xu hướng tăng lên khá cao qua các năm.

Thứ ba, chi phí NVL đầu vào tăng lên đã làm giảm mức sinh lời của công ty. Hiện tại, chi phí cho NVL trực tiếp sản xuất đang chiếm đến 70% trong tổng GVHB. Vì vậy, bất kì một tác nhân nào tác động đến chi phí NVL sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. Đặc biệt là chi phí NVL của tủ điện do công ty đang thi hành lắp đặt loại tủ điện mới, nhưng công ty vẫn chỉ đang nhập hàng từ những đối tác quen thuộc mà chưa có sự linh hoạt đi tìm kiếm nguồn hàng mới với giá thành rẻ hơn. Ngoài ra, việc nhập khẩu những NVL cũng khiến cho chi phí tăng lên, nhưng công ty mới chỉ dám nhập ít một về, khiến cho chi phí cho những lần vận chuyển, không được hưởng chiết khẩu tăng lên.

Thứ tư, CPBH cho việc kinh doanh vật tư Vesbo chưa hiệu quả. Công ty đang tốn khá nhiều chi phí vào việc quảng bá sản phẩm trên website nhưng chưa được biết đến nhiều. Công ty cũng vẫn chỉ hợp tác với các đơn vị cũ, các công ty đối thủ kinh doanh mặt hàng này ngày một nhiều hơn, dẫn đến việc doanh thu của mặt hàng này giảm xuống. Các nhân viên kinh doanh ở phòng này mới chỉ tiếp cận các đại lý và chi nhánh phân phối trong khu vực Hà Nội và Hồ Chí Minh, đây là hai

2019 Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động bán hàng 3,05% Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 5,90%

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH 10,30%

điểm có lượng người dùng cao nhất nhưng lại là nơi cạnh tranh mạnh nhất. Công ty chưa chú trọng đến việc phân phối các sản phẩm tủ điện và thang máng cáp đến các đại lý xây dựng mà mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho các đơn vị thi công.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Hawee sản xuất và thương mại, đồng thời cũng đã đi sâu vào việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực hoạt động của tài sản và nguồn vốn ở nhiều góc độ khác nhau. Qua đó cũng đã chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại về vấn đề hiệu quả kinh doanh của công ty. Để nâng cao được hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới, việc đề ra giải pháp là hết sức cần thiết, là cơ sở để công ty có thể khẳng định mình và nâng cao uy tín trên thị trường.

71

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HAWEE SẢN XUẤT

THƯƠNG MẠI 3.1. Định hướng phát triển của công ty

Trong những năm qua, tình hình kinh doanh của công ty luôn có sự tăng trưởng nhất định, nhận được nhiều sự tin tưởng từ các đối tác và cung cấp ra thị trường những sản phẩm ngày càng chất lượng hơn. Trong những năm tới đây, công ty sẽ không ngừng phấn đầu để doanh thu có thể tăng lên ở mức ít nhất là 30%, cao hơn so với năm trước là 0,37%; tăng cường công tác quản lý chi phí để giảm thiểu những chi phí không cần thiết, tiết kiệm cho ngân sách của công ty. Công ty cũng cố gắng để đạt được những tỷ số tài chính mang tính khả quan hơn để nâng cao khả năng kinh doanh cũng như uy tín của công ty với các nhà đầu tư, mở rộng công ty và nhận vốn góp từ các cổ đông ngoài. Cụ thể, phòng tài chính đã đề ra các mức tỷ số cần đạt được trong năm tới như sau:

Các tỷ số về tỷ suất sinh lời đều tăng lên đòi hỏi công ty phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và vốn hiện có của công ty lên rất nhiều. Những năm vừa qua, công ty đang thực hiện việc mở rộng sản xuất kinh doanh, chính vì vậy đây cũng là cơ hội và thách thức của công ty. Mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho công ty nâng cao năng suất lao động, gia tăng được lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường. Nhưng đồng thời công ty cũng cần có công tác quản lý chặt chẽ để giữ cho chi phí không tăng lên quá nhiều. Với phương châm luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và trở thành đối tác đích thực, công ty luôn phấn đấu không ngừng phát triển nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ và quy chuẩn hóa quy trình hoạt động nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm toàn diện về chất lượng - tiến độ - dịch vụ.

Trong thời gian tới, Công ty cổ phần Hawee sản xuất và thương mại đề ra cho mình một số định hướng phát triển chung như sau:

- Mở rộng quy mô nhà máy và địa bàn hoạt động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sự đòi hỏi về yêu cầu chất lượng của các công trình được thi công, giúp cho sản phẩm ngày càng được tin tưởng và lựa chọn thi công tại các hạng mục hàng đầu ở cả trong và ngoài nước.

- Tiếp tục khai thác khách hàng tiềm năng không chỉ ở các thành phố lớn, năng động hơn nữa trong tìm kiếm thị trường ở các tỉnh đang phát triển nhằm tăng độ phổ biến cho sản phẩm.

- Tăng cường mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước, tìm hiểu quy trình sản xuất chuyên nghiệp, học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác để hiện đại hóa sản phẩm cho công ty.

- Xây dựng đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh và chuyên nghiệp để có thể vạch ra những chiến lược kinh doanh tốt, điều hành tốt việc sản xuất và quản lý đồng

Một phần của tài liệu 250 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần hawee sản xuất và thương mại,khoá luận tốt nghiệp (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w