Cơ cấu sản phẩm dịch vụ xuất khẩu chủ yếu tại NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 48)

1.5 .Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại về TDXK tại Việt Nam

1.5.2. Cơ cấu sản phẩm dịch vụ xuất khẩu chủ yếu tại NHTM

* Tài trợ vốn cho các giai đoạn trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) thông thường trải qua 05 giai đoạn trong chu

kỳ sản xuất kinh doanh (SXKD):

+ Nhận đơn hàng XK/Kí kết hợp đồng XK /nhận thư tín XK (1); + Mua/ nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất (2); + Sản xuất (3);

+ Giao hàng và xuất trình chứng từ hàng hóa đến NH (4); + Nhận tiền thanh toán từ người nhập khẩu/ NH nhập khẩu (5).

- Các DNXK ở Việt Nam quen sử dụng phương thức vay thông thường để phục vụ phần lớn nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD của mình. Đây là hình thức tín dụng truyền thống theo đó ngân hàng cung cấp tín dụng thông qua thẩm định năng lực tài chính, tài sản đảm bảo, phương án SXKD… của khách hàng. Các khoản tín dụng dạng này có thể theo phương thức hạn mức hoặc theo hợp đồng tín dụng từng lần. Khách hàng có thể sử dụng khoản tín dụng này trong bất kỳ giai đoạn SXKD nào miễn là thuộc phương án SXKD đã được ngân hàng thẩm định. Tuy nhiên, do các DNXK ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc tiếp cận khoản vốn tín dụng theo hình thức này khó khăn hơn so với các doanh nghiệp SXKD khác. Nếu tiếp cận được thì mức lãi suất mà doanh nghiệp phải chịu khá cao, hạn mức tín dụng được cấp cũng chỉ ở mức khiêm tốn. Tận dụng những đặc điểm sẵn có trong chu kỳ SXKD, DNXK có thể tìm kiếm được những nguồn vốn giá rẻ hơn từ ngân hàng. Cụ thể, trong

5 giai đoạn kể trên, DNXK có thể tìm kiếm nguồn tín dụng ngân hàng tại các giai đoạn (1), (2) và (4).

* Tín dụng ứng trước cho DNXK: Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện hợp

đồng xuất khẩu, DNXK có thể đề nghị ngân hàng phục vụ/ người nhập khẩu cung cấp một khoản tín dụng ứng trước cho đến khi thu được tiền bán hàng từ hoạt động xuất khẩu. DNXK có thể nhận khoản tín dụng ứng trước từ người nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ với phương thức thư tín dụng điều khoản đỏ. Đây là loại thư tín dụng có điều khoản qui định ngân hàng phát hành sẽ ứng trước cho DNXK một khoản tiền nhất định vào một thời điểm xác định, thường là ngay khi thư tín dụng được mở hoặc sau khi ngân hàng phát hành nhận được một số chứng từ yêu cầu từ người xuất khẩu như: hối phiếu, hóa đơn,... DNXK chịu chi phí liên quan còn ngân hàng phát hành thư tín dụng chịu trách nhiệm về khoản ứng trước này. Người nhập khẩu sẽ qui định rõ tổng giá trị tiền ứng trước, nó có thể là tỉ lệ phần trăm hoặc thậm chí toàn bộ giá trị thư tín dụng tùy thuộc quan hệ với DNXK. Bên cạnh đó, DNXK cũng có thể tiếp cận các khoản tín dụng ứng trước trực tiếp từ ngân hàng phục vụ. Thông qua việc nhận thế chấp thư tín dụng xuất khẩu, thẩm định phương án SXKD của một thương vụ riêng lẻ, không liên quan quá nhiều đến việc thẩm định khả năng tài chính, tài sản đảm bảo, ngân hàng có thể ứng trước cho DNXK và lấy nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu làm khoản hoàn trả cho các khoản ứng trước này. Phương thức này tỏ ra khá có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu vốn của các DNXK khi mà các DNXK – đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín

dụng thông thường.

* Cho vay trên cơ sở hối phiếu: Trong trường hợp DNXK đồng ý cho người nhập

khẩu trả chậm thì khi giao hàng DNXK sẽ nhận lại một hối phiếu có thời hạn, là cam kết của người nhập khẩu trả tiền khi đáo hạn. Đây là đặc điểm điển hình của các giao dịch xuất khẩu của các DNXK Việt Nam vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,... Khi cần vốn tại thời điểm hối phiếu chưa đến hạn, DNXK có thể yêu cầu một

khoản tín dụng bằng cách đem chiết khấu các hối phiếu. Hình thức này rất phổ biến ở các nước vì việc chiết khấu thường dễ dàng và và đem lại lợi ích cho DNXK vì ngay khi giao hàng hóa, DNXK đã có doanh thu từ hoạt động xuất khẩu để tái đầu tư, sản xuất. Thời hạn vay được tính bằng thời hạn còn lại chưa đến hạn thanh toán của hối phiếu. Người hoàn trả tiền vay và lợi tức là người có nghĩa vụ trả tiền ghi trên hối phiếu. Cơ sở để xác định giá trị tín dụng này là giá trị của hối phiếu sau khi đã trừ đi giá trị chiết khấu và các khoản phí liên quan. Lãi suất chiết khấu thường phụ thuộc vào: khả năng thanh toán của người nhập khẩu, thời hạn thanh toán, giá trị hối phiếu. Do vậy, một ngân hàng lớn với mạng lưới đại lý rộng khắp sẽ có hiểu biết tốt nhất về các nhà nhập khẩu trên toàn thế giới và cung cấp một lãi suất chiết khấu có lợi nhất

DNXK.

* Chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá xuất khẩu: Đây là hình thức tín dụng ngân

hàng cấp cho DNXK trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa XK trước khi đến hạn thanh toán. Như vậy, ngân hàng tạo điều kiện cho DNXK có thể thu hồi được vốn nhanh tương tự như phương thức cho vay trên cơ sở hối phiếu. Có 2 phương thức chiết khấu: (1) Chiết khấu bảo lưu quyền truy đòi là việc ngân hàng chiết khấu sẽ quay lại truy đòi DNXK nếu đến hết thời hạn chiết khấu vẫn không nhận được tiền thanh toán cho bộ chứng từ xuất khẩu. Lãi suất chiết khấu trong trường hợp này thấp hơn so với phương thức chiết khấu miễn truy đòi; (2) Chiết khấu miễn truy đòi là việc ngân hàng mua đứt bộ chứng từ, ngân hàng chiết khấu chịu rủi ro, không được truy đòi lại khách hàng khi đến hết thời hạn chiết khấu vẫn không nhận được tiền thanh toán cho bộ chứng từ xuất khẩu. DNXK thường sử dụng hình thức này để tìm kiếm nguồn tài trợ ngắn hạn phục vụ nhu cầu tiền mặt tạm thời. Các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay đang cung cấp dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa đối với các phương thức thanh toán thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền. Các DNXK sẽ chịu lãi suất chiết khấu khác nhau đối với các phương thức thanh toán khác nhau tùy thuộc vào rủi ro của ngân hàng chiết

* Bao thanh toán: Là việc ngân hàng cung cấp tín dụng thông qua việc mua lại

hoặc ứng trước có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu - là khoản tiền DNXK được quyền thu từ người nhập khẩu hoặc người nhập khẩu có nghĩa vụ phải trả sau khi đã nhận được hàng hóa, dịch vụ từ DNXK theo thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Nghiệp vụ Bao thanh toán đem lại rất nhiều tiện ích cho DNXK: có thể thu tiền bán hàng về ngay thay vì phải đợi đến kỳ hạn thanh toán theo hợp đồng; tăng lợi thế cạnh tranh khi chào hàng với các điều khoản thanh toán trả chậm mà không ảnh hưởng đến nguồn vốn SXKD; tăng được nguồn vốn lưu động phục vụ SXKD,... Ngày nay khi phương thức thanh toán trả chậm hoặc ghi sổ ngày càng trở nên phổ biến, thông dụng thay cho phương thức thanh toán bằng thư tín dụng thì khả năng cầm giữ các đơn hàng xuất khẩu càng trở nên khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với ít tiềm lực về vốn. Dịch vụ bao thanh toán đã giúp DNXK giải quyết được vấn đề này. Chính vì vậy trong tương lai không xa, Bao thanh toán sẽ trở thành nghiệp vụ thông dụng

thay thế dần cho các hình thức tín dụng ngân hàng khác. 1.6.3. Quản trị, điều hành hoạt động TDXK

Về cơ bản, quy trình cho vay ngắn hạn XK tại các NHTM gồm các bước tương tự cho vay TDXK của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tuy nhiên quy trình này được qui định cụ thể và chặt chẽ hơn. Các NHTM cũng ưu tiên áp dụng hình thức cho vay theo hạn mức đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng đều đặn với ngân hàng, duy trì dư nợ ở mức hạn mức tối đa, cho vay ngoại tệ với lãi suất thấp. Đáng lưu ý, là việc áp dụng chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn nhằm lượng hoá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm và xếp hạng doanh nghiệp và hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, thông tin thị trường, hệ thống cảnh báo an toàn tín dụng, xử lý nợ... được các ngân hàng ưu tiên công nghệ hoá ở trình độ khá cao.

1.5.4. Kinh nghiệm và bài học rút ra từ hoạt động TDXK của các nước và NHTM tại Việt nam tại Việt nam

Qua việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức và cơ cấu hoạt động TDXK của các nước và của các NHTM tại Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện, phát triển hệ thống chính sách và tổ chức thực hiện chính sách TDXK Nhà nước như sau:

Một là: Các nước đều coi trọng chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu để thúc đẩy nền

kinh tế phát triển bền vững. Hoạt động TDXK Nhà nước ở các nước được thực hiện hoặc thông qua một tổ chức là Ngân hàng xuất nhập khẩu, hoặc thông qua hai tổ chức là Ngân hàng xuất nhập khẩu và Công ty bảo hiểm TDXK.

Hai là: Cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước được triển khai dưới nhiều hình thức

đa dạng, không chỉ là cho vay mà còn có các hình thức hỗ trợ gián tiếp như bảo lãnh, bảo hiểm; không chỉ cho vay ngắn hạn mà còn cho vay trung, dài hạn.

Ba là: Cơ cấu sản phẩm TDXK Nhà nước của các nước phát triển rất đa dạng từ tín dụng nhà nhập khẩu, xuất khẩu đến các chương trình bảo lãnh tín dụng của Hàn Quốc. Tín dụng xuất khẩu dành cho bên bán của Trung Quốc phát triển với nhiều sản phẩm như: vay hạng mục; vay bao thầu công trình ở nước ngoài; vay mậu dịch gia công nước ngoài và vay để đầu tư ra nước ngoài.

Bốn là: về xu hướng phát triển TDXK ở các nước: Trong thời gian gần đây, chính

sách TDXK đang chuyển biến nhanh theo xu hướng chuyển từ việc tập trung tài trợ cho người cung cấp trong nước sang tập trung hỗ trợ cho mục tiêu chiếm lĩnh thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, các nước hướng vào việc: Tập trung tài trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tư trong nước thực hiện các dự án ở nước ngoài bằng các thiết bị, kỹ thuật trong nước; Tăng cường hỗ trợ tín dụng cho người mua hàng nước ngoài để

thanh toán cho người cung cấp (Nhiều nước coi đây là giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tiêu thụ hàng xuất khẩu, thể hiện ở tỷ trọng tín dụng hỗ trợ người mua đã tăng nhanh hơn so với tỷ trọng tín dụng hỗ trợ người cung cấp); Thông qua tài trợ xuất khẩu, các

nước phát triển (thậm chí cả các nước đang phát triển như Trung Quốc) đều chú trọng đến việc tăng cường các khoản tín dụng ưu đãi (ODA) cho các nước đang phát triển,

bản chất cũng là hình thức hỗ trợ để tiêu thụ máy móc thiết bị trong nước.

Năm là: Kinh nghiệm từ hoạt động TDXK của NHTM tại Việt Nam giúp cho

NHPT Việt Nam trong hoạt động tăng cường cơ chế quản trị điều hành hoạt động TDXK Nhà nước trong thời gian tới.

Như vậy, có thể thấy rằng, để thực hiện chiến lược xuất khẩu của Chính phủ, tầm hoạt động của các Ngân hàng xuất nhập khẩu các nước đang chuyển mạnh ra ngoài biên giới trên cơ sở tiềm lực rất mạnh về tài chính, hướng vào việc chiếm lĩnh thị trường, lấy việc đảm bảo cho khâu tiêu thụ sản phẩm quốc nội làm mục tiêu chủ yếu cho việc thực hiện chính sách TDXK. Ở Việt Nam hiện nay, cơ quan duy nhất thực hiện chính sách TDXK Nhà nước là Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Để thực hiện thành công chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2013-2015 mà Chính phủ đã đề ra, vấn đề hàng đầu hiện nay là NHPT tổ chức thực hiện thật tốt các chủ chương chính sách đã có, tận dụng những cơ chế Chính phủ đã mở, kịp thời nghiên cứu đề xuất tháo gỡ các vướng mắc phát sinh để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Song song với việc đó, cần đúc kết các bài học thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế để vận dụng vào thực tiễn hoạt động TDXK Nhà nước tại Việt Nam sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển, điều kiện kinh tế của đất nước, phù hợp với quy định của WTO, của OECD và thông lệ quốc tế.

1.6. Tín dụng xuất khẩu Nhà nước của Chính phủ Việt Nam

1.6.1. Sự hình thành và phát triển TDXK Nhà nước ở Việt Nam

1.6.1.1. Giai đoạn trước khi gia nhập WTO (2001-2006)

Chính sách TDXK Nhà nước thời gian này được thực hiện thông qua Quỹ Hỗ trợ Phát triển (DAF) được quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước. Theo đó, các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các dự án sử dụng nhiều lao động được DAF cho vay trung và dài hạn, bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Tuy vậy, theo đánh giá của các cơ quan có liên quan như Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ thương mại (nay là Bộ Công thương), DAF… các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước tồn tại

nhiều hạn chế như: Chính sách chưa đồng bộ, trên thực tế mới chỉ cho vay đầu tư đối với các dự án sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu, chưa có tổ chức chuyên sâu trong việc thực hiện TDXK, do vậy chính sách này được thực hiện một cách phân tán, thiếu tập trung (qua hai kênh là NHTM và DAF). Nguồn vốn TDXK còn hạn chế trong khi đối tượng được hỗ trợ còn dàn trải, chưa tập trung vào các lĩnh vực, mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu. Ngoài ra, việc hỗ trợ mới tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chưa nhận được sự hỗ trợ này.

Trong tình hình đó, để phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất hướng tới tăng trưởng xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu kèm theo quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001. Thực tế qua quá trình thực hiện cho thấy quy chế đã đáp ứng được nhiều yêu cầu cấp thiết đặt ra cho nền kinh tế cả nước nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng trong giai đoạn này. Nghị định được ban hành trên cơ sở kế thừa Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 và quyết định số 02/2001/QĐ-TTg đồng thời bổ sung thêm những hình thức ưu đãi mới là cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu và bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Ngày 1/4/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 106/2004/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, hình thức cho vay đầu tư xuất khẩu bị bãi bỏ, chỉ còn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư.

1.6.1.2. Giai đoạn sau khi gia nhập WTO (từ 2007 đến nay)

Ngày 7/11/2006, Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện này có một ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam, vì đây là kết quả của quá trình đổi mới nhằm mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2006 cũng là năm chuyển đổi mô hình từ Quỹ Hỗ trợ phát triển thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam và tiếp tục là cơ quan thực thiện chính sách TDXK Nhà nước.

Với mục tiêu tạo ra một hệ thống chính sách đồng bộ cả về tín dụng ưu đãi đối với hoạt động sản xuất, chế biến, gia công, kinh doanh hàng xuất khẩu, Chính phủ đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)