1.5 .Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại về TDXK tại Việt Nam
3.2. Cơ cấu của hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam
3.2.1. Cơ chế, chính sách hoạt động TDXK Nhà nước
3.2.1.1. Cơ chế, chính sách giai đoạn 2006-tháng 10/2011
Năm 2006 là năm có ý nghĩa quan trọng với NHPT, đây là năm chuyển đổi mô hình từ Quỹ HTPT lên NHPT và cũng là năm Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
- Từ trước năm 2006 chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư và TDXK Nhà nước được thực hiện theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, Quyết định này chưa tạo ra được một hệ thống chính sách đồng bộ cả về Tín dụng đầu tư và TDXK Nhà nước. Do đó, với mục tiêu tạo ra một hệ thống chính sách đồng bộ cả về Tín dụng đầu tư và TDXK Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, chế biến, gia công, kinh doanh hàng xuất khẩu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về Tín dụng đầu tư phát triển và TDXK của Nhà nước, sau đó là Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 về sửa đổi một số điều tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, trong đó tập trung vào sửa đổi Tín dụng đầu tư,
không sửa đổi TDXK Nhà nước, do vậy chính sách TDXK Nhà nước vẫn được thực hiện theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP. So sánh với Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg thì chính sách TDXK Nhà nước tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP đã có những bước tiến đáng kể về nội dung được điều chỉnh, bổ sung phù hợp hơn với cam kết hội nhập quốc tế và nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu, cụ thể:
+ Danh mục mặt hàng được đưa vào Nghị định cho thấy sự ổn định trong việc quy hoạch các mặt hàng thuộc đối tượng ưu đãi. Trước đây danh mục mặt hàng thường xuyên được thông báo dưới dạng công văn thông báo theo từng năm của các Bộ, ngành có liên quan.
+ Lãi suất cho vay trước Nghị định số 151/2006/NĐ-CP chỉ bằng 55-60% lãi suất thương mại, mặc dù có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh nhưng bên cạnh đó là ảnh hưởng bóp méo thương mại, đây là một hành động bị cấm trong WTO và tạo tâm lý ỷ lại vào chính sách ưu đãi của các doanh nghiệp xuất khẩu. Sau khi ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, lãi suất vay vốn được điều chỉnh theo hướng tiệm cận với lãi suất thương mại.
+ Các đối tượng cho vay mở rộng không phân biệt doanh nghiệp quốc doanh hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
+ Cho phép vay vốn bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với các hợp đồng xuất khẩu có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu.
+ Bổ sung hình thức bảo lãnh TDXK Nhà nước và cho vay Nhà nhập khẩu.
+ Điều chỉnh quy định về tài sản bảo đảm tiền vay linh hoạt, phù hợp với thông lệ cho vay của hệ thống NHTM hiện nay. Nếu như trước đây, quy định bắt buộc đối với Quỹ HTPT là việc cho vay phải có tối thiểu 30% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay thì hiện nay NHPT được linh hoạt quyết định tối thiểu 15%, thậm chí có thể áp dụng cho vay không có tài sản bảo đảm đối với một số doanh nghiệp có uy tín trong quan hệ tín dụng. Bước cải cách này đã tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu, mặc dù ưu đãi về mặt lãi suất đã dần mất đi.
- Căn cứ vào Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 của Bộ Tài chính, NHPT đã ban hành các văn bản thực hiện nghiệp vụ TDXK Nhà nước như: Quy chế quản lý vốn TDXK Nhà nước; Sổ tay nghiệp vụ TDXK Nhà nước; Quy định phân cấp, ủy quyền trong hoạt động TDXK Nhà nước.
Với việc tạo ra một hệ thống chính sách đồng bộ và tập trung thực hiện chính sách TDXK Nhà nước vào một đầu mối là NHPT là bước quan trọng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tạo tiền đề cho việc mở rộng, đa dạng hóa chính sách TDXK Nhà nước sau này.
3.2.1.2. Cơ chế, chính sách giai đoạn từ tháng 10/2011 đến nay
Sau 06 năm triển khai thực hiện Nghị định số 151/2006/NĐ-CP về Tín dụng đầu tư và TDXK Nhà nước, Nghị định này đã có những bất cập cần sửa đổi, bổ sung phù hợp với chính sách khuyến khích xuất khẩu trong thời kỳ mới và thực tế cho vay tại NHPT, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về Tín dụng đầu tư và TDXK Nhà nước. So với các Nghị định trước thì Nghị định số 75 đã quy định rõ hơn về quyền và trách nhiệm của NHPT (người cho vay) và các chủ đầu tư/doanh nghiệp (người đi vay), nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của NHPT và chủ đầu tư/doanh nghiệp vay vốn, cụ thể:
+ Cơ chế lãi suất sát với thị trường hơn, chủ động hơn: Đã giao quyền chủ động cho NHPT, lãi suất do Chủ tịch HĐQL NHPT trình BTC công bố và điều chỉnh theo từng lần giải ngân.
+ Quy định về điều kiện cho vay chặt chẽ hơn: Nâng mức vốn tự có của chủ đầu tư lên 20%, mức vốn vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư/doanh nghiệp không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT, bảo đảm tiền vay được mở rộng bằng các hình thức bảo đảm của pháp luật, bắt buộc thực hiện công tác kiểm toán hàng năm đối với các báo cáo tài chính của chủ đầu tư/doanh nghiệp…Những thay đổi này đã góp phần tạo sự an toàn hơn cho hoạt động của NHPT, giúp NHPT bảo toàn và phát triển được
vốn, đồng thời nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn Nhà nước của chủ đầu tư/doanh nghiệp.
3.2.1.3. Quy định cụ thể của cơ chế, chính sách TDXK Nhà nước
Hiện nay, cơ chế, chính sách hoạt động TDXK Nhà nước được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về TDĐT và TDXK của Nhà nước, bao gồm:
- Khách hàng vay vốn: Khách hàng (nhà xuất khẩu) là những doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế trong nước có hợp đồng xuất khẩu hoặc các tổ chức nước ngoài nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, hoặc là Nhà nhập khẩu nước ngoài mua hàng hóa do Việt Nam sản xuất thuộc Danh mục vay vốn TDXK Nhà nước.
- Điều kiện vay vốn:
+ Cho Nhà xuất khẩu vay: Khách hàng thuộc đối tượng vay vốn; có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có hợp đồng xuất khẩu; có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được NHPT Việt Nam thẩm định và chấp thuận cho vay; thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và NHPT Việt Nam; phải mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn; thực hiện chế độ hạch toán kế toán,báo cáo tài chính theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập.
+ Cho Nhà xuất khẩu vay: Khách hàng thuộc đối tượng cho vay; có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đã ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nằm trong Danh mục mặt hàng vay vốn TDXK với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Việt Nam; có phương án sản xuất kinh doanh được NHPT Việt Nam thẩm định và chấp thuận; được Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung Ương nước khách hàng bảo lãnh vay vốn.
+ Cho vay từng lần: NHPT Việt Nam và Khách hàng vay vốn thỏa thuận trên
từng hợp đồng tín dụng cụ thể. Mỗi lần vay vốn Khách hàng thực hiện các thủ tục theo quy định.
+ Cho vay theo hạn mức: NHPT Việt Nam và Khách hàng xác định và thỏa thuận
một hạn mức cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. Điều kiện cho vay hạn mức là: Khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi liên tục trong 02 năm liên tiếp, gần nhất; Có hoạt động xuất khẩu thường xuyên trong năm; Có uy tín trong quan hệ tín dụng với NHPT Việt Nam.
- Đồng tiền cho vay và trả nợ: Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với HĐXK có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu mà nhà xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ. Về nguyên tắc, vay bằng đồng Việt Nam trả nợ bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ trả nợ bằng ngoại tệ. Khách hàng vay vốn bằng VND có nhu cầu trả nợ bằng ngoại tệ, NHPT thu nợ theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thanh toán tại thời điểm trả nợ.
- Mức vốn cho vay: Mức vốn cho vay do NHPT Việt Nam quyết định, trong
trường hợp cho vay từng lần, mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị HĐXK hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trị hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng. Đối với cho vay hạn mức, mức vốn vay tối đa bằng 85% tổng doanh thu xuất khẩu trong kỳ. Ngoài ra mức vốn vay tối đa không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT Việt Nam.
- Thời hạn cho vay: Tối đa 12 tháng, trường hợp cho vay trên 12 tháng, NHPT
Việt Nam đề nghị Bộ Trưởng Bộ tài chính xem xét quyết định (hiện nay đối với mặt hàng tàu biển thời hạn cho vay là 24 tháng). Các khoản vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định có thời hạn vay trên 12 tháng: Thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Lãi suất cho vay: Do Bộ tài chính quyết định trên nguyên tắc phù hợp với lãi
vốn bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thì áp dụng lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với phần vốn vay bằng đồng Việt Nam, áp dụng lãi suất cho vay bằng đồng ngoại tệ đối với phần vốn vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn theo hợp đồng tín dụng tính trên số nợ gốc và nợ lãi chậm trả.
- Bảo đảm tiền vay: NHPT Việt Nam cho vay có bảo đảm tiền vay theo các hình
thức: Cầm cố và thế chấp tài sản tối thiểu bằng 15% số vốn vay; sử dụng tài sản hình thành trong tương lai; bảo lãnh: mức bảo lãnh tương đương 100% số vốn vay.
+ NHPT Việt Nam cho vay không có bảo đảm tiền vay trong các trường hợp: Theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Cho vay sau giao hàng: Khách hàng có bộ chứng từ hàng xuất hoàn hảo theo quy định của L/C hoặc được Nhà nhập khẩu/ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán đối với phương thức thanh toán L/C.