Kinh nghiệm và bài học rút ra từ hoạt động TDXK của các nước và NHTM tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 51 - 53)

1.5 .Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại về TDXK tại Việt Nam

1.5.4 Kinh nghiệm và bài học rút ra từ hoạt động TDXK của các nước và NHTM tạ

Qua việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức và cơ cấu hoạt động TDXK của các nước và của các NHTM tại Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện, phát triển hệ thống chính sách và tổ chức thực hiện chính sách TDXK Nhà nước như sau:

Một là: Các nước đều coi trọng chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu để thúc đẩy nền

kinh tế phát triển bền vững. Hoạt động TDXK Nhà nước ở các nước được thực hiện hoặc thông qua một tổ chức là Ngân hàng xuất nhập khẩu, hoặc thông qua hai tổ chức là Ngân hàng xuất nhập khẩu và Công ty bảo hiểm TDXK.

Hai là: Cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước được triển khai dưới nhiều hình thức

đa dạng, không chỉ là cho vay mà còn có các hình thức hỗ trợ gián tiếp như bảo lãnh, bảo hiểm; không chỉ cho vay ngắn hạn mà còn cho vay trung, dài hạn.

Ba là: Cơ cấu sản phẩm TDXK Nhà nước của các nước phát triển rất đa dạng từ tín dụng nhà nhập khẩu, xuất khẩu đến các chương trình bảo lãnh tín dụng của Hàn Quốc. Tín dụng xuất khẩu dành cho bên bán của Trung Quốc phát triển với nhiều sản phẩm như: vay hạng mục; vay bao thầu công trình ở nước ngoài; vay mậu dịch gia công nước ngoài và vay để đầu tư ra nước ngoài.

Bốn là: về xu hướng phát triển TDXK ở các nước: Trong thời gian gần đây, chính

sách TDXK đang chuyển biến nhanh theo xu hướng chuyển từ việc tập trung tài trợ cho người cung cấp trong nước sang tập trung hỗ trợ cho mục tiêu chiếm lĩnh thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, các nước hướng vào việc: Tập trung tài trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tư trong nước thực hiện các dự án ở nước ngoài bằng các thiết bị, kỹ thuật trong nước; Tăng cường hỗ trợ tín dụng cho người mua hàng nước ngoài để

thanh toán cho người cung cấp (Nhiều nước coi đây là giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tiêu thụ hàng xuất khẩu, thể hiện ở tỷ trọng tín dụng hỗ trợ người mua đã tăng nhanh hơn so với tỷ trọng tín dụng hỗ trợ người cung cấp); Thông qua tài trợ xuất khẩu, các

nước phát triển (thậm chí cả các nước đang phát triển như Trung Quốc) đều chú trọng đến việc tăng cường các khoản tín dụng ưu đãi (ODA) cho các nước đang phát triển,

bản chất cũng là hình thức hỗ trợ để tiêu thụ máy móc thiết bị trong nước.

Năm là: Kinh nghiệm từ hoạt động TDXK của NHTM tại Việt Nam giúp cho

NHPT Việt Nam trong hoạt động tăng cường cơ chế quản trị điều hành hoạt động TDXK Nhà nước trong thời gian tới.

Như vậy, có thể thấy rằng, để thực hiện chiến lược xuất khẩu của Chính phủ, tầm hoạt động của các Ngân hàng xuất nhập khẩu các nước đang chuyển mạnh ra ngoài biên giới trên cơ sở tiềm lực rất mạnh về tài chính, hướng vào việc chiếm lĩnh thị trường, lấy việc đảm bảo cho khâu tiêu thụ sản phẩm quốc nội làm mục tiêu chủ yếu cho việc thực hiện chính sách TDXK. Ở Việt Nam hiện nay, cơ quan duy nhất thực hiện chính sách TDXK Nhà nước là Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Để thực hiện thành công chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2013-2015 mà Chính phủ đã đề ra, vấn đề hàng đầu hiện nay là NHPT tổ chức thực hiện thật tốt các chủ chương chính sách đã có, tận dụng những cơ chế Chính phủ đã mở, kịp thời nghiên cứu đề xuất tháo gỡ các vướng mắc phát sinh để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Song song với việc đó, cần đúc kết các bài học thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế để vận dụng vào thực tiễn hoạt động TDXK Nhà nước tại Việt Nam sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển, điều kiện kinh tế của đất nước, phù hợp với quy định của WTO, của OECD và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)