Phân loại nợ và nợ xấu TDXK Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 83 - 86)

3.3 .Tình hình thực hiện cho vay thu nợ TDXK Nhà nước

3.3.3. Phân loại nợ và nợ xấu TDXK Nhà nước

Bảng 3.3. Phân loại nợ và nợ xấu TDXK giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dư nợ (TDĐT, ODA, TDXK, BL) 180.301 219.784 247.337 232.144 252.778 - Trong đó nợ xấu nhóm 3-5 35.886 34.357 28.077 18.150 19.245 Dư nợ TDXK 16.473 16.226 10.248 10.295 8.838 - Trong đó nợ xấu nhóm 3-5 2.554 2303,5 1975,5 1.826 1.839 - Tỷ lệ nợ xấu TDXK 15.5% 14.2% 19.3% 17.7% 20.8% Dư nợ TDXK bình quân 16.145 16.796 12.822 10.962 9.981 - Trích lập dự phòng RRo (0.5% dư nợ bình quân) 80,7 83,9 64,1 54,8 49,9

(Nguồn Báo cáo tổng kết hàng năm của NHPT Việt Nam từ 2010-2014)

Biểu đồ 3.3: Dư nợ và nợ xấu TDXK giai đoạn 2010-2014

Dư nợ TDXK từ năm 2010 đến nay chỉ chiếm không tới 10% trong tổng dư nợ các nghiệp vụ của NHPT, tương ứng nợ xấu của TDXK cũng chiếm khoảng 10% trong tổng nợ xấu của NHPT. Từ năm 2010 đến năm 2014, NHPT gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảm nợ xấu, về số tuyệt đối NHPT chỉ giảm được 715 tỷ nợ xấu trong vòng 5 năm, nhưng về tỷ lệ so với dư nợ thì tỷ lệ nợ xấu lại tăng 5,3%. Nguyên nhân nợ xấu TDXK tăng qua các năm là do một số nguyên nhân sau:

- NHPT chưa có cơ chế xử lý nợ xấu đồng bộ, chưa thực sự phù hợp với thực tế phát sinh tại doanh nghiệp. NHPT cũng chưa trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ như các NHTM, mới chỉ trích lập dự phòng rủi ro chung là 0,5% trên dư nợ bình quân.

- Năng lực quản trị rủi ro của NHPT còn kém: NHPT là ngân hàng mới thành lập được 7 năm, kinh nghiệm về quản trị rủi ro ít. Bên cạnh đó, việc xếp hạng tín dụng Khách hàng mới chỉ được thực hiện ở giai đoạn đầu và mang tính chủ quan. Điều này ảnh hưởng đến tính an toàn của khoản vay. Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp vay vốn ở quy mô nhỏ, không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chính xác, và không được kiểm toán. Tình trạng báo cáo tài chính chưa được kiểm toán chỉ được khắc phục khi ban hành Nghị định số 75/NĐ-CP năm 2011.

- Do NHPT là ngân hàng chính sách nên có một số đặc thù riêng như đối tượng cho vay theo danh mục nhất định, không được lựa chọn đối tượng cho vay như NHTM; tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp ( giá trị tài sản đảm bảo tối thiểu 15% vốn vay); một số khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ có tính rủi ro cao (xuất khẩu Gạo, linh kiện máy tính sang Cu Ba). Đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Với những đặc thù nêu trên thì việc cho vay của NHPT tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với NHTM.

- Các mặt hàng TDXK cho vay có tính chất mùa vụ (như mặt hàng cà phê, điều), giá nguyên liệu trong nước và giá xuất khẩu không ổn định do phụ thuộc vào giá chung của thế giới, các doanh nghiệp trong nước gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh. Đối với mặt hàng thủy sản là mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao, tuy nhiên ngành này hiện nay cũng đang gặp khó khăn nghiêm trọng như: thiếu vốn lưu động, thiếu nguyên liệu, sản xuất đình đốn, nguồn cung cấp nguyên liệu thiếu bền vững. Mặt hàng đồ gỗ có thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ và EU thì những năm qua kinh tế khó khăn, người dân cắt giảm chi tiêu và các thị trường này cũng lập nên những rào cản kỹ thuật khắt khe với sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam như cần phải chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ.

- NHPT chưa được NHNN cấp phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế nên thiếu công cụ quản lý dòng tiền thanh toán của các Nhà nhập khẩu nước ngoài chuyển trả cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế hiện nay NHPT phải thực hiện thông qua các NHTM nên bị động trong công tác thu hồi nợ. Nguyên nhân do NHPT chưa xây dựng và đáp ứng được các điều kiện của NHNN về công nghệ, con người để thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Do đó, theo NHNN việc cấp phép cho NHPT thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế sẽ có rủi ro và ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính của NHPT. Ngoài ra, NHPT cũng gặp vấn đề về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác TDXK.

- Tài sản bảo đảm vay vốn TDXK thường ở mức thấp (theo Nghị định 151/NĐ- CP quy định giá trị của tài sản bảo đảm tối thiểu bằng 15% tổng mức vay vốn và bảo lãnh), rất ít doanh nghiệp có giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn mức vốn vay. Do đó, khi xử lý nợ xấu giá trị tài sản bảo đảm thường không đủ để trả nợ quá hạn gốc và lãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)