Tái cơ cấu đối tượng của hoạt động TDXK Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 106 - 107)

3.3 .Tình hình thực hiện cho vay thu nợ TDXK Nhà nước

4.2. Các giải pháp tái cơ cấu hoạt động TDXK NN tại NHPT Việt Nam

4.2.3. Tái cơ cấu đối tượng của hoạt động TDXK Nhà nước

- Hiện nay các đối tượng được quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về TDĐT và TDXK Nhà nước phù hợp với Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020. Do đó, không cần cơ cấu lại theo hướng loại bỏ đối tượng mà cần mở rộng danh mục các ngành hàng hưởng tài trợ TDXK Nhà nước, theo đó vốn TDXK Nhà nước sẽ được tập trung các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giải quyết khối lượng lao động lớn tại địa phương hoặc các dự án có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và dự án chế biến tạo ra sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Cụ thể như sau:

- Đối với mặt hàng nhóm nông, lâm, thủy sản: Đây là những nhóm hàng giải quyết được khối lượng lớn lao động của địa phương. Do đó đề nghị giữ nguyên những mặt hàng thuộc nhóm nông lâm, thủy sản. Ngoài ra, NHPT có thể mở rộng việc cho vay để thực hiện dự án có ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và dự án chế biến tạo sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

- Bổ sung mặt hàng đối với nhóm hàng công nghiệp

+ Xem xét bổ sung nhóm hàng điện tử, máy tính, và linh kiện điện tử và nhóm hàng điện thoại, linh kiện các loại. Nhu cầu về các sản phẩm công nghệ cao đang ngày càng được ưu chuộng ở hầu hết các nước trên thế giới, dù nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn. Tại Việt Nam trong những năm gần đây mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện tăng rất mạnh.

+ Đối với các loại hàng hóa như túi xách, ví, vali, mũ và ô dù có thể xem xét bổ sung vào nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Kim ngạch xuất khẩu túi xách, ví, vali, mũ và ô dù trong giai đoạn từ năm 2011-2012 đạt tốc độ tăng bình quân 25,2%/năm. Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên trong 3 năm liên tiếp từ 2011-2013. Ngoài giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, mặt hàng này còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở vùng nông thôn. Tăng cường xuất khẩu mặt hàng này là hướng tích cực để chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.

- Bổ sung mặt hàng đối với nhóm hàng sứ vệ sinh, gạch ốp lát, kính xây dựng: Đây là nhóm mặt hàng công nghiệp, không vi phạm quy định WTO, cần được khuyến khích cho vay do phù hợp với quan điểm đa dạng hóa mặt hàng, thị trường xuất khẩu tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, khả năng xuất khẩu mặt hàng sứ vệ sinh, kính xây dựng và gạch ốp lát rất lớn bởi nhiều lợi thế như: Nguồn nguyên liệu sẵn có, công nghệ sản xuất được đầu tư phát triển nghiêm túc, chi phí nhân công không cao… Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạch ốp lát, sứ vệ sinh và kính thủy tinh chủ yếu là các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, báo cáo tài chính qua kiểm toán nên tình hình tài chính minh bạch, có uy tín và an toàn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)