Nhóm chỉ tiêu nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Cơ cấu hoạt động Tín dụng xuất khẩu Nhà nước

1.3.5. Nhóm chỉ tiêu nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

* Nợ quá hạn và tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ

Tổng dư nợ quá hạn

Tỷ lệ NQH = ---

Tổng dư nợ

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc nợ lãi đã quá hạn. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn càng cao sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng, do phải tăng chi phí giám sát khoản vay, chi phí xử lý tài sản đảm bảo, chi phí pháp lý...Trong khi không có nguồn thu từ khoản vay này thì ngân hàng vẫn tiếp tục phải trả lãi cho nguồn vốn huy động từ khách hàng.

Để xảy ra nợ quá hạn trong quá trình cho vay của ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch, hiệu quả kinh doanh, tăng chi phí, giảm lợi nhuận, nghiêm trọng hơn với một tỷ lệ NQH lớn có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các TCTD, giảm uy tín và khả năng cạnh tranh với các TCTD khác.

* Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = ---

Tổng dư nợ

- Nợ xấu là các khoản vay thuộc nhóm 3,4,5 bao gồm:

+ Nhóm 3 (khoản nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả

năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD hoặc công ty con của TCTD hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở TCTD cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp; Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật; Nợ có giá trị vượt các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật; Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra.

+ Nhóm 4 (khoản nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày và tiếp tục quá hạn từ 30 đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.

+ Nhóm 5: (khoản nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra

nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ của khách hàng là TCTD được NHNN công bố đặt vào trình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.

(Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam) * Tỷ lệ mất vốn

Dư nợ mất vốn Tỷ lệ mất vốn = --- Tổng dư nợ

Dư nợ mất vốn thuộc nhóm 5, nhóm nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ mất vốn càng cao thì thiệt hại của ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh những khoản vay bị mất và phải dung quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp.

* Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng RRTD được trích lập

Tỷ lệ DPRRTD = ---

Tổng dư nợ kỳ báo cáo

Theo QĐ số 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN Việt Nam thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1 là 0%; nhóm 2 là 5%; Nhóm 3 là 20%; Nhóm 4 là 50%; Nhóm 5 là 100%.

Dự phòng chung: TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tín dụng càng lớn vì dự phòng trích lập nhiều sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng dẫn đến giảm lợi nhuận.

Như vậy, qua phần cơ sở lý luận về TDXK Nhà nước và cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước, ta thấy để hoạt động TDXK Nhà nước phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động thì cần tập trung vào tái cơ cấu các yếu tố như: cơ chế và chính sách với mục đích tạo hành lang pháp lý thống nhất từ cơ quan ban hành đến cơ quan thực thi chính sách,

nhằm giúp cho chính sách phù hợp nhất với chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của Nhà nước từng thời kỳ. Đối tượng (mặt hàng) theo hướng mở rộng những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, những mặt hàng có kỹ thuật công nghệ cao.Quản trị và điều hành hoạt động TDXK Nhà nước nhằm giúp cho cơ chế, chính sách được thực thi hiệu quả, theo hướng hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp và bảo toàn vốn của Nhà nước, vốn huy động, vốn vay nước ngoài, Sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp cần theo hướng đa dạng, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp vay vốn TDXK Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)