1.5 .Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại về TDXK tại Việt Nam
2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu
Với những thông tin, dữ liệu thứ cấp đã thu thập được học viên đã sàng lọc, lựa chọn những thông tin phù hợp, xác nhận lại thông tin chính xác,và thông qua những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá sự phát triển và hiệu quả của hoạt động TDXK Nhà nước, luận văn đã đi sâu phân tích các số liệu, đưa ra các giải thích, cũng như đưa ra những nguyên nhân của các chỉ tiêu ở từng thời kỳ khác nhau để có một cái nhìn tổng quát về hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam. Từ đó rút ra nhận xét và đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực tiễn Ngân hàng đang nghiên cứu.
2.4.1. Phương pháp so sánh
So sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng, được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, đảm bảo các điều kiện đồng bộ như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán, đồng thời theo mục đích mà xác định gốc so sánh.
Trong nghiên cứu này, học viên chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh về thời gian để qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục nhằm đưa ra các giải pháp khả thi nhằm tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ trước đó của chỉ tiêu kinh tế.
Công thức xác định: Dy = Y1 – Y0, trong đó Y0: Chỉ tiêu năm trước.
Y1: Chỉ tiêu năm sau.
Dy: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra các nguyên nhân biến động đó của các chỉ tiêu kinh tế, sau khi tìm được các nguyên nhân sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục,
các đề xuất thay đổi để thay đổi các chỉ tiêu kinh tế mang lại hiệu quả, lợi ích kinh tế cao.
Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là phép so sánh đưa ra kết quả phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Dy =
Y1-Y0
* 100% Y0
Y0: Chỉ tiêu năm trước Y1: Chỉ tiêu năm sau
Dy: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra các nguyên nhân và biện pháp khắc phục nguyên nhân.
Phương pháp so sánh tỷ lệ được học viên sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả của
hoạt động TDXK Nhà nước, các tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ mất vốn...từ đó tìm ra các nguyên nhân trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam.
Dy =
Y1
*100% Y
Trong đó:
Y1: Chỉ tiêu 1 lĩnh vực trong năm. Y : Tổng chỉ tiêu kinh tiêu năm
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của một chỉ tiêu kinh tế trong năm đó, so sánh tỷ trọng của 1 chỉ tiêu trên Toàn bộ chỉ tiêu của năm.
Phương pháp đánh giá cá biệt: Phương pháp này được thực hiện sâu theo từng vấn đề, từng chỉ tiêu, từng hiện tượng. Nó thường được áp dụng khi có những thay đổi bất thường nhằm đánh giá, tìm hiểu bản chất của vấn đề.
2.4.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp phân tích tỷ lệ được học viên sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả của
thực hiện hoạt động TDXK Nhà nước, tìm hiểu các nguyên nhân trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước.
2.4.3. Phương pháp thống kê mô tả
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu học viên đã lựa chọn sử dụng phương pháp thống kê mô tả cho luận văn của mình. Được mô tả cụ thể bằng các con số để trình bày các chỉ tiêu đã đưa ra làm cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động nghiệp vụ TDXK Nhà nước của ngân hàng.
Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp: từ việc phân tích các nội dung cụ thể học viên đưa ra các cơ sở về cơ cấu hoạt động TDXK theo mặt hàng, theo thị trường từ đó đưa ra giải pháp tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước.
Trên cơ sở nguồn số liệu đã thu thập được từ năm 2006 đến 2014, học viên sử dụng phần mềm Microsoft Office (Excel, Acesss) để tiến hành tính toán giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm của các chỉ tiêu từ đó phân tích, đánh giá về tốc độ phát triển và tỷ trọng chỉ tiêu cần phân tích trong tổng số.
Các kết quả tính toán cũng được thể hiện trên các biểu đồ để đảm bảo tính trực quan và thuận lợi cho việc phân tích.
Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG TDXK NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. Tổ chức hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam