Giới thiệu về NHPT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 63 - 66)

1.5 .Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại về TDXK tại Việt Nam

3.1.1. Giới thiệu về NHPT Việt Nam

Trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển (DAF) để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK Nhà nước, ngày 19/5/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập NHPT Việt Nam.

- Tên giao dịch chính thức: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (The Viet Nam Development Bank – VDB)

3.1.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của NHPT Việt Nam

- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước;

- Hợp tác quốc tế và thực hiện nhiệm vụ về TDĐT và TDXK Nhà nước theo quy định của Chính phủ;

- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại, nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của Khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPT Việt Nam và các tổ chức ủy thác;

- Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT Việt Nam;

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT Việt Nam theo quy định của pháp luật;

- Bảo lãnh cho DNVVN vay vốn NHTM, cho vay trả lương cho người lao động; - Thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các dự án trong danh mục dự án được vay vốn tín dụng đầu tư.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao. 3.1.1.2. Mô hình tổ chức của NHPT Việt Nam

* Mô hình tổ chức: NHPT Việt Nam được tổ chức theo mô hình tổ chức tập trung

thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Cơ cấu tổ chức của NHPT Việt Nam bao gồm ba bộ phận chủ chốt: Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Bộ máy điều hành.

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHPT Việt Nam

* Hội đồng quản lý : Hội đồng quản lý có 05 thành viên, trong đó có 02 thành

viên chuyên trách là Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam, 03 thành viên kiêm nhiệm là Lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước. Các thành viên Hội đồng quản lý do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

* Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát có tối đa 07 thành viên chuyên trách, là các

chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư…, hiểu biết về pháp luật, không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật. Trưởng Ban Kiểm soát do Hội đồng quản lý quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các thành viên khác của Ban Kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Kiểm soát.

* Bộ máy điều hành: Điều hành hoạt động NHPT Việt Nam là Tổng Giám đốc,

giúp việc Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng. Tổng Giám đốc Hội đồng Quản lý

Bộ máy điều hành Ban Kiểm soát

Văn phòng đại diện trong nước Văn phòng đại

diện tại nước

ngoài (chưa có) Các Chi nhánh NHPT tại địa phương Các Sở Giao dịch

là đại diện pháp nhân của NHPT Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của NHPT Việt Nam theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định trong Điều lệ. NHPT Việt Nam có Hội sở chính đặt tại Hà Nội, các Sở giao dịch và Chi nhánh NHPT Việt Nam tại các tỉnh thành trong cả nước, Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, hiện chưa có Văn phòng đại diện tại nước ngoài. Tại Hội sở chính có các Ban, trung tâm chuyên môn nghiệp vụ sau: Ban Tổ chức cán bộ; Kế hoạch tổng hợp, Nguồn vốn; Tín dụng trung ương; Tín dụng địa phương; Tín dụng xuất khẩu; Hỗ trợ lãi suất và cấp phát vốn ủy thác; Thẩm định; Quản lý Vốn nước ngoài và Quan hệ quốc tế; Pháp chế; Kiểm tra kiểm toán nội bộ; Ban Tài chính kế toán; Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Xử lý nợ, Trung tâm Đào tạo; Văn phòng. NHPT Việt Nam tại các địa phương và các Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, NHPT Việt Nam có 02 Sở giao dịch tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 54 Chi nhánh tại các tỉnh thành trong cả nước, 01 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, chưa có văn phòng đại diện tại nước ngoài với tổng số cán bộ khoảng gần 4.000 người.

3.1.1.3. Đặc điểm của NHPT

- NHPT Việt Nam là công cụ của Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh các doanh nghiệp và thực hiện chính sách TDXK.

- Điều lệ và tổ chức hoạt động của NHPT Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định. NHPT Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các NHTM trong và ngoài nước; được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.

- NHPT Việt Nam thuộc sở hữu của Nhà nước, có vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng. Hoạt động của NHPT Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước đối với hoạt động tín dụng ĐTPT, TDXK của Nhà nước.

Với tính chất cho vay ưu đãi đối với những dự án thuộc lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước hay các dự án được thực hiện tại các địa bàn có điều kiện

kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn cần khuyến khích đầu tư, các mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu, hoạt động cho vay TDĐT, và cho vay TDXK của NHPT Việt Nam thường có lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thương mại trên thị trường. Trong trường hợp lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động, NHPT Việt Nam được Ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất, NHPT Việt Nam cũng được Ngân sách nhà nước cấp phí quản lý đối với hoạt động TDĐT, TDXK. Đây là những điểm khác biệt so với các tổ chức tài chính khác.

3.1.1.4. Vai trò của NHPT

- Với chức năng và nhiệm vụ của mình NHPT có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng miền theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thông qua nghiệp vụ Tín dụng đầu tư. Khuyến khích các ngành nghề Việt Nam có thể mạnh xuất khẩu sang các thị trường các nước, tâng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thông qua nghiệp vụ TDXK. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thông qua nghiệp vụ ODA. Bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn các NHTM thực hiện các dự án và phương án. Hỗ trợ sau đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi, đầu tư vào vùng sâu vùng xa, giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt chi phí lãi vay bằng việc cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất ưu đãi của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)