3.3 .Tình hình thực hiện cho vay thu nợ TDXK Nhà nước
4.2. Các giải pháp tái cơ cấu hoạt động TDXK NN tại NHPT Việt Nam
4.2.4. Tái cơ cấu cơ chế quản trị và điều hành hoạt động TDXK Nhà nước
Hiện nay, cơ chế quản trị điều hành hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT còn lạc hậu so với các NHTM, như cơ chế điều hành theo ý chí chủ quan của Lãnh đạo, thiếu cơ chế phân cấp rõ ràng, hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu do đó cán bộ tín dụng từ Hội sở chính đến Chi nhánh chưa cập nhật được thông tin nhanh nhất gây khó khăn trong quá trình chỉ đạo, điều hành. Do đó, để tái cơ cấu cơ chế quản trị, điều hành cần thực hiện hoàn thiện về cơ chế, phân cấp ủy quyền, phát triển công nghệ thông tin từ đó làm nền tảng xây dựng hệ thống giám sát tín dụng, giám sát nợ quá hạn và triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Đề án tăng cường quản trị rủi ro TDXK Nhà nước sẽ nằm trong đề án tổng thể tăng cưởng quản trị rủi ro tín dụng chung (bao gồm các nghiệp vụ khác như TDĐT, Bảo lãnh, ODA) của NHPT. Đề án tăng cường rủi ro TDXK Nhà nước sẽ được bao gồm các phần như thông tin tín dụng khách hàng (có tích hợp với thông tin CIC, thông tin về giao dịch bảo đảm của tài sản), sau đó NHPT sẽ tiến hành xếp hạng tín dụng. Việc xếp hạng tín dụng là rất quan trọng, và là căn cứ cho việc phân cấp, ủy quyền cho các Chi nhánh được tiến hành các bước tiếp theo như: thẩm định, ký hợp đồng tín dụng. Với những khách hàng xếp loại tốt sẽ được phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh chịu quyết định cho vay bao gồm: thẩm quyền quyết định mức vốn cho vay, thời hạn cho vay (1); thẩm quyền quyết định mức lãi suất cho vay trong khung lãi suất do Bộ tài chính quy định (2).
- Đối với những khách hàng kém hơn sẽ không phân cấp cho Chi nhánh mà Hội sở chính cùng tham gia với Chi nhánh trong quá trình thẩm định tín dụng.
- Đối với nhóm khách hàng hoặc các tập đoàn vay vốn nhiều Chi nhánh của NHPT thì việc thẩm quyền quyết định cho vay thuộc về Hội đồng tín dụng bao gồm các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm trong việc thẩm định; là thành viên lãnh đạo NHPT, lãnh đạo các ban nghiệp vụ, có thể mời cán bộ có thâm niên, kinh nghiệm ở ngoài NHPT cùng tham gia.
4.2.4.2. Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin
Hệ thống công nghệ thông tin tại NHPT hiện nay còn lạc hậu, các phần mềm rời rạc, ứng dụng riêng cho các nghiệp vụ khác nhau, chưa có một phần mềm chung kết nối giữa các mảng nghiệp vụ, giữa Hội sở chính với Chi nhánh và giữa Chi nhánh với nhau một cách hiệu quả. Do đó, thông tin của khách hàng tại NHPT còn rời rạc, thiếu thông tin, thông tin không cập nhật làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHPT nói chung và TDXK Nhà nước nói riêng. Hệ thống thông tin cũng chưa đáp ứng được hoặc chỉ đáp ứng được một phần các yêu cầu như: thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, xếp loại, dự báo, trao đổi, cung câp, lưu trữ, khai thác thông tin của khách hàng.
Do vậy, để hỗ trợ một cách tốt nhất cho nghiệp vụ TDXK Nhà nước, NHPT rất cần phải xây dựng lộ trình cải tiến hệ thống công nghệ thông tin, hỗ trợ quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng:
- Triển khai hệ thống quản lý và giám sát (core – banking): ứng dụng các mô thức quản lý nghiệp vụ ngân hàng theo hướng hiện đại, tự động hóa. Trong đó ứng dụng các phần mềm lưu trữ thông tin khách hàng; xếp hạng tín dụng; cảnh báo sớm; giám sát tín dụng và giám sát nợ quá hạn, hệ thống báo cáo thống kê tập trung và thống nhất.
- Triển khai mạng thông tin nội bộ toàn hệ thống trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ mạng.
- Tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng. - Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. 4.2.4.3. Xây dựng và áp dụng hệ thống giám sát tín dụng
Sau khi đã ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn vay cho khách hàng vay vốn, bộ phận giám sát tín dụng sẽ tham gia vào quá trình giám sát tín dụng đối với khách hàng. Đây là bộ phận độc lập với bộ phận tín dụng, căn cứ vào tình hình tài chính, tình hình nợ quá hạn và các thông tin khác (thị trường đầu ra, đầu vào; tài sản bảo đảm…) của khách hàng, bộ phận giám sát tín dụng sẽ có những đánh giá định kỳ hoặc đột xuất ở cả 2 cấp Chi nhánh và Hội sở chính. NHPT sẽ căn cứ vào báo cáo của bộ phận này để có những quyết định đối với khoản vốn vay của khách hàng. Hệ thống giám sát tín dụng có thể coi như hệ thống giám sát tín dụng đối với những khách hàng có dư nợ thuộc nhóm 1 –Nợ đủ tiêu chuẩn.
4.2.4.4. Xây dựng và áp dụng hệ thống giám sát nợ quá hạn
Đối với những khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 thì cần có những biện pháp giám sát tín dụng chặt chẽ hơn, do đó NHPT cần xây dựng và áp dụng hệ thống giám sát nợ quá hạn. NHPT sẽ căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, tài sản đảm bảo...để ra các quyết định cơ cấu nợ hoặc đôn đốc, xử lý, thu hồi nợ. Khi khách hàng được cơ cấu nợ hoặc trả hết nợ quá hạn thì được chuyển lại về quá trình Giám sát tín
dụng bình thường và không được cơ cấu nợ hoặc không trả được nợ quá hạn thì sẽ được chuyển qua quá trình đôn đốc, xử lý và thu hồi nợ.
4.2.4.5. Triển khai thanh toán quốc tế
Đối với với nghiệp vụ TDXK Nhà nước thì triển khai thanh toán quốc tế có nhiều lợi ích trong việc nâng cao chất lượng TDXK Nhà nước và giảm thiểu rủi ro như:
NHPT có thể kiểm soát được tiền hàng của các khách hàng nhập khẩu hàng hóa thanh toán cho Nhà nhập khẩu thông qua tài khoản mở tại NHPT, từ đó NHPT dễ dàng thu hồi được số tiền cho vay.
- Đa dạng hóa được đồng tiền cho vay khi NHPT triển khai được nghiệp vụ thanh toán quốc tế như có thể cho vay một số ngoại tệ mạnh: USD; EUR; JPY. Triển khai các dịch vụ thanh toán quốc tế như mở L/C….
Do đó, trong thời gian tới NHPT cần đầu tư về công nghệ và con người nhằm đáp ứng yêu cầu của NHNN, đặt mục tiêu triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong năm 2016.