3.3 .Tình hình thực hiện cho vay thu nợ TDXK Nhà nước
4.2. Các giải pháp tái cơ cấu hoạt động TDXK NN tại NHPT Việt Nam
4.2.6. Xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
Nợ xấu TDXK Nhà nước tăng cao từ năm 2012 đến nay, NHPT vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hồi nợ quá hạn, xử lý tài sản bảo đảm và giảm nợ xấu. Do đó, NHPT cần sớm xây dựng quy chế phân loại nợ, xử lý nợ và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với đặc thù hoạt động của NHPT trình các Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo hướng:
+ Mức trích dự phòng chung theo tỷ lệ 0,75%/dư nợ bình quân (lấy từ nguồn cấp bù NSNN) và mức trích DPRR cụ thể theo kết quả phân loại nợ tương tự NHTM, nhưng có sự khác biệt là số tiền trích DPRR không tính vào chi phí mà tạm lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu.
+ Đối với việc xử lý nợ nên thực hiện theo hướng giao cho NHPT chủ động các biện pháp xử lý nợ và được triển khai các hình thức mới như: Nhận tài sản BĐTV để trừ nợ; Góp vốn bằng tài sản BĐTV; Góp vốn bằng khoản nợ TDXK Nhà nước; Chứng khoán hóa một số khoản vay có giá trị tài sản BĐTV lớn.
-Ngoài ra, NHPT cần thực hiện một số giải pháp đối với một số doanh nghiệp như: Tiếp tục cho vay đối với một số doanh nghiệp có nợ xấu nhưng tình hình tài chính minh bạch, có năng lực xuất khẩu tốt. Cơ cấu lại nợ theo các Nghị quyết của Chính phủ đối với các doanh nghiệp có khả năng duy trì sản xuất, trên cơ sở đó tiếp tục cho vay vốn TDXK Nhà nước để duy trì sản xuất, tạo nguồn thu trả nợ.
4.2.7. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
- Về cán bộ làm đang công tác giám sát tín dụng: Nên phân công cán bộ làm tín dụng theo hướng chuyên môn hóa vào mảng TDXK Nhà nước, không kiêm thêm các nghiệp vụ tín dụng khác như TDĐT, ODA, bảo lãnh, hỗ trợ sau đầu tư.
- Áp dụng hệ số điều chỉnh tiền lương cao nhất đối với cán bộ TDXK.
- Về công tác tuyển dụng cán bộ: Tuyển dụng cán bộ đầu vào nên ưu tiên ứng viên được đào tạo đúng chuyên ngành, có kiến thức về tin học, nghiệp vụ ngoại thương và ưu tiên những ứng viên đã có kinh nghiệm thực tế.
- Trong quá trình công tác, thường xuyên có các lớp đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu cho các đối tượng nhân viên khác nhau nhằm đáp ứng công việc một cách tốt nhất.
- Có chế độ khen thưởng phù hợp nhằm động viên, khuyến khích cán bộ nỗ lực trong công việc.
4.3. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ và các cơ quan có liên quan
- Cho phép NHPT mở rộng các hình thức tài trợ, không chỉ cho vay trực tiếp mà còn mở rộng sang các hình thức khác như cho vay dài hạn, bao thanh toán. Mở rộng cho vay ngoại tệ như: USD, EUR, JPY.
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP theo hướng mở rộng mặt hàng được hưởng tài trợ TDXK, bổ sung một số mặt hàng như: mặt hàng công nghiệp, sứ vệ sinh, gạch, kính xây dựng.
4.3.2. Kiến nghị với các Bộ và các cơ quan có liên quan
- Kiến nghị với Liên bộ Bộ Tài chính – Bộ Kế hoạch & Đầu Tư – Ngân hàng Nhà nước sớm cấp bổ sung vốn điều lệ cho NHPT trong năm 2015.
- Đề nghị cho phép NHPT được quyền quyết định lãi suất cho vay trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định. Việc này sẽ làm tăng tính chủ động của NHPT bằng cơ chế linh hoạt về lãi suất, NHPT có thể quyết định mức lãi suất căn cứ trên độ tín nhiệm của khách hàng, đánh giá rủi ro của dự án/phương án, căn cứ vào lãi suất nguồn vốn mà NHPT huy động.
- Đề nghị Bộ tài chính sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xử lý rủi ro vốn TDXK Nhà nước để NHPT có cơ chế xử lý các khoản nợ quá hạn kéo dài và các khoản nợ từ cho vay các chương trình đặc thù.
- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm cho phép NHPT triển khai hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và cung ứng dịch vụ thanh toán; hướng dẫn NHPT tham gia hoạt động thị trường liên ngân hàng, vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHPT.
- Đề nghị Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước cho phép NHPT triển khai đề án thí điểm bảo hiểm TDXK Nhà nước, qua đó bảo vệ lợi ích của Nhà nước, NHPT và doanh nghiệp xuất khẩu.
- Đề nghị Bộ Công thương hỗ trợ NHPT trong công tác về dự báo những ảnh hưởng, diễn biến của các thị trường xuất khẩu trên thế giới, các quy định rào cản quốc tế của các thị trường. Chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam trong những năm tới. Hỗ trợ NHPT tiếp cận một cách nhanh nhất thông tin về thị trường trong và ngoài nước, doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu để NHPT có sự điều chỉnh kịp thời trong hoạt động TDXK Nhà nước.
4.3.3. Kiến nghị với doanh nghiệp
Doanh nghiệp xuất khẩu chính là đối tác chính của NHPT trong việc triển khai tốt nghiệp vụ TDXK Nhà nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động trì trệ, tình hình tài chính thiếu lành mạnh và mô hình quản trị kém thì nghiệp vụ TDXK Nhà nước của NHPT cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Do đó, ngoài được hưởng các ưu đãi từ chính sách của Nhà nước về nguồn vốn, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải:
- Nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, đổi mới mô hình quản trị, mô hình quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tập trung xây dựng và có chiến lược phát triển bền vững, phát triển thương hiệu, khai thác hiệu quả và đẩy mạnh thương mại điện tử, tiết kiệm chi phí giao dịch…nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Chủ động tìm hiểu và nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật thương mại quốc tế, sẵn sàng đối phó với tranh chấp thương mại quốc tế. Tăng cường tìm hiểu, tìm kiếm thị trường, sử dụng các dịch vụ tư vấn, nghiên cứu và thăm dò thị trường, các dịch vụ pháp lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Từ thực trạng tồn tại của cơ cấu TDXK Nhà nước về cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ và căn cứ vào mục tiêu đề án phát triển TDXK Nhà nước đến năm 2020, và nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chính sách TDXK Nhà nước và chất lượng quản trị rủi ro TDXK Nhà nước, tại Chương 4 luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp sau:
- Các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách TDXK Nhà nước
- Xây dựng và áp dụng đề án tăng cường quản trị rủi ro TDXK Nhà nước - Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng về TDXK Nhà nước - Mở rộng thu hút khách hàng
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy làm TDXK Nhà nước
- Xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và một số giải pháp khác. - Một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ và ngành liên quan.
KẾT LUẬN
NHPT Việt Nam là đầu mối duy nhất được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện chính sách Tín dụng xuất khẩu Nhà nước trong những năm qua, thông qua chính sách TDXK Nhà nước nhằm thực hiện những ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu của từng mặt hàng nói riêng và tỷ trọng xuất khẩu của cả nước nói chung của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Tính từ năm 2001 đến nay, bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động TDXK Nhà nước còn rất nhiều bất cập về cơ chế chính sách, quá trình triển khai nghiệp vụ thực hiện TDXK Nhà nước nên với mục tiêu tái cơ cấu lại hoạt động TDXK Nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT, tác giả đã đi vào tìm hiểu những vấn đề lý luận chung, thực trạng và đề ra các nhóm giải pháp tái cơ cấu lại hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã trình bày một số nội dung:
Thứ nhất, lý luận về TDXK Nhà nước, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề như: Xây dựng được khái niệm về tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước, những tiêu chí đánh giá và kinh nghiệm hoạt động TDXK Nhà nước tại một số quốc gia. Từ những lý luận trên làm cơ sở để đi sâu vào nghiên cứu và phân tích thực trạng cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT.
Thứ hai, luận văn đã đi vào phân tích thực trạng cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT giai đoạn 2006-2014 và đã đưa ra được một số kết luận về cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước như:
- Những bất cập về cơ chế, chính sách trong quá trình triển khai hoạt động TDXK Nhà nước, bất cập từ hoạt động quản trị nghiệp vụ TDXK Nhà nước tại NHPT.
- Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu TDXK Nhà nước.
- Đánh giá được những thành tựu và những hạn chế trong quá trình triển khai hoạt động TDXK Nhà nước giai đoạn 2006-2014.
Thứ ba, căn cứ vào thực trạng cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước, luận văn đã đề ra một số giải pháp quan trọng tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước như:
- Hoàn thiện về cơ chế, chính sách TDXK Nhà nước.
- Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về TDĐT và TDXK Nhà nước.
- Phát triển dịch vụ ngân hàng về TDXK Nhà nước. - Mở rộng đối tượng cho vay TDXK Nhà nước.
- Tăng cường cơ chế quản trị và điều hành hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT. Trên đây là tóm tắt nội dung của luận văn. Với sự nỗ lực hết mình, tác giả mong muốn thông qua luận văn này có thể nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của TDXK Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Trong quá trình hoàn thiện luận văn không tránh khỏi những sai sót, tác giả hy vọng nhận được sự đóng góp ý kiến từ các nhà khoa học, các chuyên gia, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu bằng tiếng việt
1. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2011. Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Hà Nội.
2. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 02/3/2012 về việc hướng dẫn một số điều tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Hà Nội.
3. Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, 2010. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – an tâm trước các rủi ro thương mại. Hà Nội.
4. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Tiền tệ ngân hàng. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống
Kê.
5. Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 2006-2014. Báo cáo tổng kết hàng năm. Hà
Nội.
6. Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 2007. Quyết định số 39/QĐ-NHPT ngày 31/8/2007 của Hội đồng Quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc ban hành Quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Hà Nội.
7. Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 2013. Quyết định số 378/QĐ-NHPT ngày 05/8/2013 về việc ban hành chương trình hành động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2015. Hà Nội.
8. Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 2008. Sổ tay nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê.
9. Nguyễn Văn Tiến, 2012. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà Xuất
bản Thống kê.
10. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Thanh toán Quốc tế và Tài trợ Ngoại thương. Hà
Nội: Nhà Xuất bản Thống kê.
11. Thủ tướng Chính phủ, 2006. Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Hà Nội.
12. Thủ tướng Chính phủ, 2006. Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Hà Nội.
13. Thủ tướng Chính phủ, 2010. Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 5/11/2010 về việc thí điểm bảo hiểm TDXK. Hà Nội.
14. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 về việc phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội.
15. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Thu Hương, 2007. Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ TDXK của Nhà nước tại NHPT Việt Nam – Sở Giao dịch II. Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành TCNH. Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh.
17. Đặng Chi Mai, 2010. Quản lý rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành TCNH. Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội.
18. Trần Thị Thu Hiền, 2013. Hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
Đại học Đà Nẵng.
19. Nguyễn Mai Anh, 2013. Luận văn thạc sỹ nâng cao hiệu quả hoạt động TDXK tại NHPT Việt Nam. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành TCNH. Đại học
Ngoại thương Hà Nội. Các website
20. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: http://www.vnba.org.vn/
21. Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, 2010. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – an tâm trước các rủi ro thương mại, Hà Nội.
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?pers_id=2177014&it em_id=23553415&p_details=1