Tín dụng xuất khẩu Nhà nước của Chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 53 - 58)

1.5 .Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại về TDXK tại Việt Nam

1.6. Tín dụng xuất khẩu Nhà nước của Chính phủ Việt Nam

1.6.1. Sự hình thành và phát triển TDXK Nhà nước ở Việt Nam

1.6.1.1. Giai đoạn trước khi gia nhập WTO (2001-2006)

Chính sách TDXK Nhà nước thời gian này được thực hiện thông qua Quỹ Hỗ trợ Phát triển (DAF) được quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước. Theo đó, các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các dự án sử dụng nhiều lao động được DAF cho vay trung và dài hạn, bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Tuy vậy, theo đánh giá của các cơ quan có liên quan như Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ thương mại (nay là Bộ Công thương), DAF… các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước tồn tại

nhiều hạn chế như: Chính sách chưa đồng bộ, trên thực tế mới chỉ cho vay đầu tư đối với các dự án sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu, chưa có tổ chức chuyên sâu trong việc thực hiện TDXK, do vậy chính sách này được thực hiện một cách phân tán, thiếu tập trung (qua hai kênh là NHTM và DAF). Nguồn vốn TDXK còn hạn chế trong khi đối tượng được hỗ trợ còn dàn trải, chưa tập trung vào các lĩnh vực, mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu. Ngoài ra, việc hỗ trợ mới tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chưa nhận được sự hỗ trợ này.

Trong tình hình đó, để phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất hướng tới tăng trưởng xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu kèm theo quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001. Thực tế qua quá trình thực hiện cho thấy quy chế đã đáp ứng được nhiều yêu cầu cấp thiết đặt ra cho nền kinh tế cả nước nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng trong giai đoạn này. Nghị định được ban hành trên cơ sở kế thừa Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 và quyết định số 02/2001/QĐ-TTg đồng thời bổ sung thêm những hình thức ưu đãi mới là cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu và bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Ngày 1/4/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 106/2004/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, hình thức cho vay đầu tư xuất khẩu bị bãi bỏ, chỉ còn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư.

1.6.1.2. Giai đoạn sau khi gia nhập WTO (từ 2007 đến nay)

Ngày 7/11/2006, Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện này có một ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam, vì đây là kết quả của quá trình đổi mới nhằm mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2006 cũng là năm chuyển đổi mô hình từ Quỹ Hỗ trợ phát triển thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam và tiếp tục là cơ quan thực thiện chính sách TDXK Nhà nước.

Với mục tiêu tạo ra một hệ thống chính sách đồng bộ cả về tín dụng ưu đãi đối với hoạt động sản xuất, chế biến, gia công, kinh doanh hàng xuất khẩu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Sau 6 năm thực hiện Nghị định 151 đã bộc lộ nhiều bất cập cần sửa đổi bổ sung, Chính phủ đã tiếp tục ban hành Nghị định số 75/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về Tín dụng đầu từ và TDXK của Nhà nước thay thế Nghị định số 151.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 với mục tiêu tổng quan các tài liệu và hệ thống hóa cơ sở lý luận, tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước, luận văn đã trình bày một số nội dung chính như sau:

- Các công trình đã nghiên cứu hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam, nêu ra được khoảng trống nghiên cứu để đề tài thực hiện nghiên cứu việc tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam.

- Khái niệm tín dụng xuất khẩu, vai trò và đặc điểm của TDXK Nhà nước - Các hình thức của TDXK Nhà nước

- Các quy tắc quốc tế phải tuân thủ trong hoạt động TDXK Nhà nước

- Khái niệm cơ cấu và tái cơ cấu TDXK Nhà nước và một số nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu TDXK Nhà nước.

- Kinh nghiệm hoạt động TDXK Nhà nước tại một số quốc gia và các NHTM tại Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm.

- Sự hình thành và phát triển TDXK của Nhà nước Việt Nam.

Từ việc đánh giá, tổng kết các công trình, nghiên cứu các khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu TDXK Nhà nước, kinh nghiệm hoạt động TDXK Nhà nước tại một số quốc gia, kinh nghiệm hoạt động TDXK của các NHTM tại Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển của TDXK Nhà nước tại Việt Nam, đây là những cơ sở lý luận để luận văn có cơ sở vững chắc để thực hiện các nội dung phân tích tại Chương 3.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện luận văn này, học viên sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống. Học viên sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm tập trung và Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo... Ngoài ra đề tài sử dụng kết hợp Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh. cụ thể nội dung các phương pháp và quy trình nghiên cứu như sau:

2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu đề tài. Học viên chủ yếu thu thập thông tin, dữ liệu dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được thông qua tìm kiếm internet, các sách giáo trình, công trình nghiên cứu, luận văn có liên quan đến ngân hàng và khách hàng từ những nguồn tài liệu đã được nghiên cứu trước đây, các báo cáo về kết quả kinh doanh và tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ đó xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giải quyết.

Để thực hiện phương pháp nghiên cứu này, học viên tìm kiếm và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đã được công bố, các nghiên cứu và đề tài đã được áp dụng trong thực tế sau đó học viên chọn lọc lấy các nghiên cứu có nội dung phù hợp để tác giả nghiên cứu, phân tích. Từ các nghiên cứu chọn lọc này, Học viên nghiên cứu, phân tích các điểm mạnh điểm yếu và tìm ra cách tiếp cận và giải quyết vấn về, từ đó tìm ra những khoảng trống cả về mặt lý luận và thực tiễn để tiến hành nghiên cứu sâu qua đó góp phần làm sáng tỏ vấn đề mình nghiên cứu. Việc nghiên cứu tổng quan tài liệu sẽ giúp được học viên kế thừa được cách tiếp cận giải quyết vấn đề của các tác giả trước đồng thời giúp Học viên tổng hợp được các nội dung nghiên cứu, ngoài ra Học viên nghiên cứu từ các nguồn như sách, tài liệu về hoạt động TDXK Nhà nước tại các ngân hàng nước ngoài, việc thực hiện nghiệp vụ TDXK của các ngân hàng thương mại khác của Việt Nam.

Ngoài ra Học viên nghiên cứu các quy định, quy trình, đặc điểm hoạt động TDXK Nhà nước, quá trình tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước, cũng như điểm mạnh điểm yếu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam.

Tác giả đã thu thập và tiến hành phân tích các tài liệu như:

- Báo cáo tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2014.

- Báo cáo tổng kết năm của Ban TDXK từ các năm 2010 đến năm 2014.

- Bằng việc thu thập các tài liệu thực tế đã được công bố tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các báo cáo thường niên hàng năm như trên học viên đã phân tích, đánh giá cơ chế, chính sách, đối tượng, quản trị và điều hành, tình hình thực hiện cho vay – thu nợ TDXK Nhà nước, từ đó đánh giá những mặt đạt được và hạn chế hiện nay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để nghiên cứu.

- Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu thứu cấp như sau: Thu thập dữ liệu từ Ngân hàng. Kiểm tra dữ liệu: Tính chính xác, tính thời sự và tính thích hợp. Xử lý dữ liệu: Sắp xếp các thông tin, dữ liệu thu thập được theo mục tiêu đã xác định nhằm tổng hợp, tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)