3.3 .Tình hình thực hiện cho vay thu nợ TDXK Nhà nước
3.4. Đánh giá cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam
3.4.1. Thực trạng hoạt động tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT
Ngay từ năm 2010 khi nợ xấu tăng cao do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, Lãnh đạo NHPT đã đặt ra vấn đề cần phải tái cơ cấu hoạt các hoạt động nghiệp vụ của NHPT, trong đó có nghiệp vụ TDXK Nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện tái cơ cấu các nghiệp vụ đã gặp rất nhiều khó khăn như:
- Thiếu cán bộ quản lý chiến lược có trình độ.
- Thiếu nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, thiếu cán bộ có trình độ về quản trị rủi ro, công nghệ thông tin. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn lạc hậu, chưa áp dụng được các phần mền quản lý tín dụng hiệu quả.
- Từ năm 2011 đến nay, NHPT chịu tác động mạnh từ ảnh hưởng của nền kinh tế, mà hậu quả trực tiếp là nhiều doanh nghiệp vay vốn NHPT phải đóng của, phá sản, không trả được nợ vay dẫn đến nợ xấu tăng cao. Do đó, các điều hành, chỉ đạo của NHPT giai đoạn này cũng phụ thuộc nhiều vào tình hình nợ xấu, vào yêu cầu bảo toàn
vốn của Nhà nước, nên vấn đề tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước chưa được thực thi một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để đưa ra các giải pháp tái cơ cấu phù hợp thì cần phải đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân của hoạt động TDXK Nhà nước.
3.4.2. Những kết quả đạt được
3.4.1.1. Đánh giá cơ chế, chính sách thực hiện TDXK Nhà nước
- Cơ chế và chính sách thực thi TDXK Nhà nước đã được Chính phủ, các Bộ ngành liên quan ban hành một cách tương đối đầy đủ thông qua các Nghị định, Thông tư quy định rõ hơn về trình tự thủ tục cho vay TDXK đảm bảo sự thống nhất từ Chính phủ, Bộ ngành liên quan là cơ quan ban hành chính sách đến cơ quan thực thi chính sách là NHPT.
- Chính sách TDXK Nhà nước bắt đầu được đẩy mạnh thực hiện từ năm 2006 cho đến nay đã chứng minh việc mở rộng cho vay của NHPT là phù hợp với chủ trương của Chính phủ về khuyến khích xuất khẩu trong từng thời kỳ. Chính sách TDXK Nhà nước đã giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn để duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống (EU, Nga, Đông Âu, Châu Á), đẩy mạnh và mở rộng khai phá các thị trường mới như Bắc Mỹ, Châu Phi, Trung Quốc, Cu Ba. Mặc dù số vốn cho vay đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu còn thấp, nhưng việc tập trung chủ yếu vào nguồn vốn hỗ trợ vào một số mặt hàng như thủy sản, hạt điều, cà phê, gạo đã giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Chính sách TDXK Nhà nước đang dần được hoàn thiện theo hướng phù hợp với thực tế, góp phần giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
- Cơ chế chính sách TDXK Nhà nước cũng phù hợp với quan điểm và chủ trương về bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không phân biệt DNNN và DN ngoài quốc doanh. Tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước giảm dần qua các năm (từ
khoảng 85% năm 2001, 53% năm 2005 và đến năm 2013 là 40%) và chuyển dịch tương ứng sang các loại hình doanh nghiệp khác.
- Hoạt động TDXK Nhà nước được tập trung về một đầu mối là NHPT. Thực hiện theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg đã tập trung TDXK Nhà nước được thực hiện ở nhiều kênh về một đầu mối là Quỹ Hỗ trợ Phát triển (nay là NHPT), giúp tách bạch hoạt động tín dụng theo chính sách và tín dụng ngân hàng. NHPT vừa thực hiện chính sách TDĐT phát triển vừa thực hiện chính sách TDXK Nhà nước nên có thuận lợi trong việc cung cấp và quản lý vốn cho vay từ khâu đầu tư đến khâu tiêu thụ sản phẩm đối với các đơn vị vừa hoạt động sản xuất vừa hoạt động xuất khẩu.
- Cơ chế cho vay từng bước chặt chẽ hơn: NHPT đã xây dựng được các văn bản nghiệp vụ như Quy chế bảo đảm tiền vay, Quy chế xử lý rủi ro, Sổ tay nghiệp vụ TDXK Nhà nước…các văn bản này hướng dẫn tương đối đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ về quy trình, thủ tục xét duyệt cho vay, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình vay vốn và trả nợ của các Khách hàng.
- Về mức vốn vay: Trước khi gia nhập WTO, mức vốn vay là 70% gái trị hợp đồng xuất khẩu, 80% giá trị L/C hoặc 90% giá trị bộ chứng từ hàng xuất hợp lệ. Sau khi gia nhập WTO, mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu đã ký hoặc giá trị L/C (đối với cho vay trước khi giao hàng) hoặc giá trị hối phiếu hợp lệ (đối với cho vay sau giao hàng). Việc quy định mức vốn cho vay như hiện nay phù hợp với các quy định của WTO và đặc biệt là các điều khoản của OECD về TDXK Nhà nước.
3.4.1.2. Đánh giá cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước theo mặt hàng
Doanh số cho vay các mặt hàng được thống kê từ năm 2006 đến nay cho thấy NHPT tập trung vào cho vay nhóm mặt hàng nông – lâm – thủy sản, đây là nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các mặt hàng được tài trợ của NHPT (chiếm từ 60%-87%). Ngoài ra các mặt hàng từ sản phẩm công nghiệp (dây điện, cáp điện), máy tính nguyên chiếc, cơ khí trọng điểm (tàu biển) cũng được chú trọng trong những năm từ 2006 đến năm 2010.
Giai đoạn từ năm 2006 đến 2009, trong năm 2006 là năm đầu tiên chuyển từ Quỹ HTPT sang NHPT nên doanh số cho vay còn ở mức thấp, trong đó chủ yếu là mặt hàng thủy sản, cà phê và mặt hàng khác (máy tính, dây, cáp điện). Từ năm 2007 thực hiện nhiệm vụ chính trị của Chính phủ, NHPT đã đẩy mạnh cho vay gạo sang Cu Ba và tài trợ cho các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đóng tàu biển xuất khẩu. Nhóm mặt hàng nông – lâm – thủy sản cũng được đẩy mạnh cho vay từ năm 2007. Trong giai đoạn này NHPT đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tài trợ cho chương trình cơ khí trọng điểm và hỗ trợ nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng như:
- Chủ động tháo gỡ về cơ chế chính sách đối với việc cho vay mặt hàng tàu biển, như thời gian thực tế cho vay đóng tàu là 24 tháng nhưng theo Nghị định số 51 thì bị giới hạn cho vay xuất khẩu tối đa là 12 tháng. NHPT đã chủ động báo cáo Bộ tài chính và được Bộ tài chính chấp thuận điều chỉnh thời hạn cho vay riêng đối với mặt hàng tàu biển là 24 tháng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đóng tàu tiếp cận được nguồn vốn TDXK.
- Năm 2008 nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. NHPT đã hỗ trợ, tài trợ cho ngành thủy sản, đặc biệt là cá tra, cá basa. Từ đầu năm 2008 tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khăn nghiêm trọng, giá cả sụt giảm mạnh do các nguyên nhân như: khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến các nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán cho các hợp đồng đã ký, trong nước thì Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các doanh nghiệp xuất khẩu không vay được vốn để thu mua nguyên liệu dẫ đến tình trạng thừa nguyên liệu trong dân. NHPT đã thực hiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa trong cả năm 2008, tính đến 31/12/2008 doanh số cho vay mặt hàng cá tra, cá basa là 5.347 tỷ đồng, tập trung vào các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Giai đoạn từ năm 2010 đến nay: Từ năm 2010 NHPT bắt đầu chuyển dịch cơ cấu ngành hàng hỗ trợ tập trung chủ yếu vào các mặt hàng nông – lâm – thủy sản. Các mặt
hàng thực hiện theo nhiệm vụ chính trị và cơ khí trọng điểm đã giảm hoặc không tiếp tục tài trợ. Tính đến nay NHPT đã tài trợ vốn TDXK cho 400 doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, xuất khẩu hàng hóa đi 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo đầu tư cho nhiều vùng nguyên liệu và tạo ra công ăn việc làm cho hàng vạn lao động. Tuy vốn đầu tư TDXK còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng trong một số ngành cụ thể thì vốn TDXK đã góp phần không nhỏ như mặt hàng thủy sản có kim ngạch xuất khẩu được NHPT hỗ trợ từ 7% năm 2006 lên tới 30% kim ngạch xuất khẩu năm 2010, riêng cá tra, cá basa NHPT thường xuyên tham gia 20%-35% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong những năm từ 2007-2011, kim ngạch xuất khẩu được NHPT tài trợ đối với mặt hàng cà phê chiếm từ 7%-17% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, hạt điều từ 3%-12% tổng kim ngạch. Từ năm 2012 cho tới nay nhiều doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng tài chính khó khăn, NHPT đã giảm số vốn tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu để hạn chế rủi ro, xuống còn 7.533 tỷ đồng năm 2012 và 7.652 tỷ đồng năm 2013, trong đó mặt hàng thủy sản được hỗ trợ 6,6% tổng kim ngạch của cả nước, các mặt hàng khác như chè (0,7%), hạt điều (0,3%), cà phê (0,2%) và rau quả (1,2%).
Bảng 3.4. Cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước giai đoạn 2006-2014 theo mặt hàng
(Đơn vị: Tỷ đồng)
(Nguồn Báo cáo tổng kết hàng năm của Ban TDXK - NHPT Việt Nam từ 2006-2014)
Chỉ tiêu 2006 % 2007 % 2008 % 2009 % 2010 % 2011 % 2012 % 2013 % 2014 % Gạo 247 3,1 1.316 13,8 4.031 14,8 2.788 8,6 1.283 6,3 4.616 22,9 1.983 26,3 1.966 25,7 2.307 42,9 Thủy sản 3.566 44,5 3.765 39,4 13.507 49,5 19.367 59,7 13.890 68,7 11.767 58,4 5.036 66,9 5.454 71,3 2.867 53,3 Cà phê 1.144 14,3 1.492 15,6 2.110 7,7 4.112 12,7 1.766 8,7 1.093 5,4 112 1,5 0 0,0 0 0,0 Điều 202 2,5 451 4,7 1.401 5,1 1.155 3,6 785 3,9 903 4,5 50 0.7 52 0,7 51 0,9 Rau quả 100 1,2 447 4,7 1.402 5,1 1.415 4,4 977 4,8 1.031 5,1 114 1,5 54 0,7 58 1,0 Đồ gỗ 229 2,9 463 4,8 1.522 5,6 1.675 5,2 892 4,4 435 2,2 122 1,6 96 1,2 95 1,7 Tàu biển 0 0,0 214 2,2 1.699 6,2 960 3,0 242 1,2 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Mặt hàng khác 2.532 31,5 1.396 14,8 3.502 6,0 974 2,8 12.877 2,0 318 1,5 116 1,5 30 0,4 3 0,0 Tổng 8.020 100 9.544 100 27.275 100 32.446 100 20.211 100 20.163 100 7.533 100 7.652 100 5.381 100
3.4.1.3. Đánh giá cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước theo thị trường
Qua bảng cơ cấu TDXK Nhà nước theo thị trường, từ năm 2006 đến năm 2014 NHPT đã thực hiện tài trợ xuất khẩu sang gần 100 thị trường. Giai đoạn 2006 – 2009, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Chính phủ bằng việc tài trợ xuất khẩu gạo, máy tính, bóng đèn tiết kiệm điện sang Cu Ba, NHPT đã góp phần cùng các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng những thị trường tiềm năng như Mỹ, EU và Nhật Bản. Thị trường Mỹ đã có sự tăng trưởng cao và bền vững từ năm 2007, chỉ có năm 2008 là giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây là thị trường mà mặt hàng thủy sản mà các doanh nghiệp lớn vay vốn NHPT như Công ty CP Thủy sản Bình An (Binhanfishco), Công ty CP Thủy sản Phương Nam, Công ty CP Hùng Vương là những đơn vị đã có kim ngạch xuất khẩu lớn vào thị trường Mỹ. Ngoài ra, một số mặt hàng đồ gỗ,thủ công mỹ nghệ, cà phê, điều cũng đã mở rộng, tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong thời gian này. Thị trường EU đã có sự tăng trưởng vững chắc hơn thị trường Mỹ trong thời gian này, nguyên nhân các mặt hàng mà thị trường EU nhập khẩu chưa bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các mặt hàng được đẩy mạnh vào thị trường này bao gồm: nông – lâm - thủy hải sản, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, cà phê…Thị trường Châu Á ngoại trừ Nhật Bản bao gồm các nước vùng Trung Đông, Đông Nam Á, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng phát triển rất bền vững, đây là thị trường khá dễ tính so với các thị trường EU, Mỹ, Nhật nên rất phù hợp với các DN xuất khẩu có quy mô nhỏ và vừa.
Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nợ công tại EU và chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã có sự giảm sút về doanh số xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng như tạm thời đóng cửa,
Bảng 3.5. Cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước giai đoạn 2006-2014 theo thị trường
(Nguồn Báo cáo tổng kết hàng năm của Ban TDXK - NHPT Việt Nam từ 2006-2014)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Thị trường
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh số (%) Doanh số (%) Doanh số) (%) Doanh số (%) Doanh số (%) Doanh số (%) Doan h số (%) Doan h số (%) Doanh Số (%) Mỹ 986 12,3 1.719 18,0 556 2,0 4.584 14,1 5.178 25,6 6.685 33,2 2.160 28,7 2.054 26,8 1.291 23,9 Nhật 728 9,1 995 10,4 5.012 18,4 3.705 11,4 2.499 12,4 2.200 10,9 767 10,2 815 10,6 646 12,0 Châu Âu 3.504 43,8 3.502 36,7 9.264 34,0 12.250 37,8 6.089 30,1 4.089 20,3 2.135 28,4 2.274 29,7 1.722 32,0 Châu Á 2.543 31,8 2.731 28,7 7.008 25,7 7.172 22,1 3.457 17,1 5.813 28,8 1.075 14,3 1.047 13,7 888 16,5 Khác 246 3,1 584 6,1 5.422 19,9 4.722 14,6 2.975 14,7 1.363 6,8 1.383 18,4 1.462 19.2 1.480 15,6 Tổng 8.020 100 9.544 100 27.275 100 32.446 100 20.211 100 20.163 100 7.533 100 7.652 100 5.381 100
Đứng trước tình hình khó khăn chung của thị trường trong và ngoài nước, NHPT đã chủ động giảm doanh số cho vay, bảo toàn vốn, chủ động giảm hạn mức tín dụng của các doanh nghiệp, nên doanh số cho vay các năm 2013, 2012 chỉ còn khoảng 30% so với năm 2011. Ngoài ra, trong thời gian này do có nhiều doanh nghiệp nợ quá hạn dẫn đến chính sách TDXK, công tác thẩm định, đánh giá khách hàng còn đôi lúc cứng nhắc, chưa phân loại được các khách hàng có các phương án khả thi và chưa khả thi, lãi suất cho vay TDXK đôi lúc cao hơn các NHTM và chậm thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế diễn biến của thị trường.
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Đánh giá cơ chế, chính sách thực thi TDXK Nhà nước
Ngoài những thành tựu đạt được trong việc ban hành các chính sách và các văn bản nghiệp vụ TDXK thì chính sách TDXK còn chưa thực sự linh hoạt, chưa phù hợp với diễn biến của hoạt động xuất khẩu cũng như biến động của thị trường trong nước và thế giới; Cơ chế lãi suất chưa linh hoạt, có độ trễ khá lớn so với sự thay đổi của lãi suất thị trường và lãi suất TDXK cố định ở một mức lãi suất. NHPT không chủ động trong việc thay đổi mức lãi suất, việc thay đổi mức lãi suất thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và mức lãi suất công bố là cố định áp dụng cho tất cả các mặt hàng vay vốn TDXK.
3.4.2.2. Đánh giá cơ cấu sản phẩm, dịch vụ TDXK Nhà nước
Sản phẩm dịch vụ của NHPT về TDXK Nhà nước còn đơn điệu, chưa đa dạng phong phú. Hiện nay tại NHPT chỉ triển khai được nghiệp vụ cho vay đối với nhà xuất khẩu (bao gồm cho vay trước khi giao hàng và cho vay sau khi giao hàng). Chưa triển khai được các nghiệp vụ như cho vay đối với nhà nhập khẩu, bảo lãnh xuất khẩu, bảo hiểm TDXK Nhà nước. NHPT cũng chưa được cấp phép tham gia nghiệp vụ thanh toán quốc tế nên gặp khó khăn trong triển khai các sản phẩm dịch vụ như thanh toán quốc tế, cho vay và kinh doanh ngoại tệ, nếu được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thực
hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế thì sẽ rất thuận lợi cho ngân hàng triển khai các sản