t x d+ nd= 17giờ – 10giờ – 1giờ30 phúsAB = vxd × xd
2.3.1. Các em chưa chú ý tập trung vào các dấu hiệu bản chất, dễ bị lôi cuốn vào các yếu tố gây nhiễu của của đề bài.
vào các yếu tố gây nhiễu của của đề bài.
Nguyên nhân:
- Do đặc điểm về chú ý và tri giác của học sinh tiểu học còn hạn chế nên các em dễ bị phân tán sự chú ý bởi các từ ngữ trong bài toán.
- Khi tìm hiểu đề các em còn chủ quan thường chỉ chú ý đến các số liệu trong bài toán và nóng vội tìm lời giải.
- Khi các em bị lôi cuốn bởi các yếu tố gây nhiễu sẽ dẫn đến tình trạng không hiểu đầy đủ, hiểu sâu các dữ kiện trong bài toán. Từ đó sẽ dẫn đến quá trình đi tìm lời giải gặp khó khăn, thậm trí giải sai bài toán.
Ví dụ: Hai đơn vị bộ đội đóng quân cách nhau 27 km được lệnh xuất phát từ lúc 21 giờ để tập hợp quân cùng thi hành nhiệm vụ. Đơn vị A hành quân với vận tốc 4 km/giờ, đơn vị B hành quân với vận tốc 5 km/giờ. Để giữ bí mật hai đội liên lạc với nhau bằng một con chim đưa thư, chim bay với vận tốc 45 km/giờ. Chim bay từ đơn vị A đến đơn vị B đưa thư, rồi bay từ đơn vị B chuyển thư về đơn vị A. Chim cứ bay như thế cho đến khi hai đơn vị hợp quân. Tính quãng đường con chim bay trong chuyến hợp quân đó?
Với bài toán trên học sinh dễ bị chi phối bởi yếu tố hai đơn vị chuyển động dần về một điểm ở khoảng giữa thì lộ trình chim bay sẽ rút ngắn theo thời gian. Các em khó nhận ra rằng dù lộ trình thay đổi nhưng chim vẫn bay liên tục từ khi hai đội xuất phát đến khi hợp quân. Như vậy quãng đường chhim bay trong chuyến hành quân này được tính một cách đơn giản là lấy vận tốc nhân với thời gian.
Biện pháp khắc phục: Kĩ năng tìm hiểu đề, tóm tắt và phân tích đề toán là một khâu quan trọng quyết định đến việc thành công trong việc giải toán của học sinh. Cần tạo cho các em thói quen tìm hiểu đề một cách thận trọng, mỗi câu mỗi dữ kiện của đề bài cần được đặc biệt chú ý, đồng thời cần vận dụng những hiểu biết trong đời sống để hiểu đúng bản chất của bài toán.