t x d+ nd= 17giờ – 10giờ – 1giờ30 phúsAB = vxd × xd
2.3.2. Các em khó phân biệt được khoảng thời gian và thời điểm.
Nguyên nhân: Trong dạng toán chuyển động đều, thời gian là một trong ba đại lượng quan trọng của bài toán nhưng các em thường nhầm lẫn khái niệm “khoảng thời gian” và “thời điểm” . Sự nhầm lẫn này dẫn đến sai lầm một cách hết sức “ ngớ ngẩn” ngay cả những bài đơn giản. Có sự khó phân biệt này là do có sự đồng âm trong Tiếng Việt. Cả khoảng thời gian và thời điểm đều được diễn đạt bằng những từ ngữ chỉ thời gian như: giờ, phút, giây,…
Ví dụ: Ô tô khởi hành từ A lúc 7 giờ 15 phút để đến B. Ô tô đó đi đến C cách A 52 km thì dừng lại nghỉ 15 phút để đổ thêm xăng. Tính ra ô tô đó phải đi đoạn đường còn lại trong 1 giờ 12 phút thì mới kịp đến B lúc 10 giờ đúng như dự định. Tính vận tốc của ô tô trên quãng dường AC?
Một số học sinh đã giải sai bài toán này như sau:
Thời gian ô tô đi từ A đến C là: 10 giờ – 1 giờ 12 phút = 8 giờ 48 phút (=
544 44
Vận tốc của ô tô đi từ A đến C là: 52 : 5 44 = 11 65 (km/giờ).
Biện pháp khắc phục: Ngay từ bài đầu tiên khi cung cấp công thức “ v = s : t” giáo viên cần giúp học sinh phân biệt:
- “t” là khoảng thời gian để vật đi hết quãng đường đó ( ví dụ: Lan đi từ nhà đến trường hết 15 phút).
- Thời điểm là thời gian được xác định trên trục thời gian (ví dụ: Lan đi học lúc 7 giờ). Kết hợp dạy toán với dạy ngôn ngữ, khi dạy bài mẫu và chữa bài giáo viên cần nhấn mạnh các từ “đi lúc” (thời điểm) và “đi trong” (khoảng thời gian) để các em nhận ra sự khác nhau giữa hai khái niệm.