Các em chưa chú ý đến sự hợp lý trong khi giải.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập về toán chuyển động đều nhằm bồi dưỡng học sinh khá, giỏi lớp 5 (Trang 65 - 67)

t x d+ nd= 17giờ – 10giờ – 1giờ30 phúsAB = vxd × xd

2.3.4. Các em chưa chú ý đến sự hợp lý trong khi giải.

Nguyên nhân: Bước “ Kiểm tra và đánh giá cách giải” trong quy trình giải toán là không bắt buộc nên khi làm bài học sinh thường chủ quan, có tâm lý muốn mình là người giải xong bài toán trước tiên nên các em thường không thử lại và không chú ý đến tính hợp lý trong lời giải.

Ví dụ: Từ việc giải sai bài toán trong ví dụ của phần 2.3.2 cho thấy các em chưa có sự liên hệ trong thực tế giải toán, một ô tô đi với vận tốc

1165 65

km/giờ là một điều không bình thường.

Biện pháp khắc phục: Cẩn thận và xem xét tất cả các phương diện của bài toán, thậm trí lật đi lật lại vấn đề là một yêu cầu quan trọng của người học toán. Giáo viên cần tạo cho các em thói quen kiểm tra lại kết quả xem có phù hợp với đề bài, thực tế không. Muốn làm được điều này giáo viên cần mẫu mực để các em học tập. Đối với một số bài giáo viên cần chỉ ra sự quan trọng của việc kiểm tra để các em có thói quen kiểm tra lại cách giải của mình. Đồng thời giáo viên cần cung cấp cho học sinh những vốn hiểu biết thực tế vì đối với dạng toán chuyển động thì việc giải toán luôn gắn với thực tế.

Kết luận chương 2

Các dạng toán chuyển động đều ở Tiểu học có mối quan hệ mật thiết với các dạng toán điển hình khác ở Tiểu học. Nhiều bài toán hay về chuyển động đều thường chỉ mang cái vỏ hình thức “ chuyển động đều”,còn về mặt toán học nó chứa đựng nội dung của nhiều loại toán điển hình khác ở Tiểu học như: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu, biết tổng và tỉ số, biết hiệu và tỉ số, trung bình cộng của hai số, tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch,... Do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh

biết cách phân tích bài toán để các em nhận dạng được đặc điểm toán học và có phương pháp giải tương ứng.

Khi học dạng toán này các em được củng cố, hệ thống lại nội dung toán học khác đã học, đồng thời được rèn luyện và nắm chắc kỹ năng giải các bài toán điển hình. Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua hệ thống bài tập toán chuyển động đều sẽ góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp suy nghĩ, suy luận toán học, phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh. Chính vì vậy các bài tập toán luôn là phương tiện để giáo viên rèn luyện cho học sinh khả năng nắm vững kiến thức, phân loại nhận dạng bài tập và giải bằng nhều cách khác nhau.

Muốn xây dựng được hệ thống bài tập giáo viên cần dựa trên các nguồn tài liệu, các phương pháp sáng tác các bài toán khác nhau để từ đó xây dựng một hệ thống bài tập phù hợp với trình độ nhận thức và điều kiện học tập của học sinh. Các bài tập đó cần được sắp xếp một cách có hệ thống và tuân theo các yêu cầu, quy trình sáng tác một bài toán để đảm bảo được mục đích dạy học.

Ngoài ra khi dạy giáo viên cần có kế hoạch cụ thể và phương pháp dạy học phù hợp để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập về toán chuyển động đều nhằm bồi dưỡng học sinh khá, giỏi lớp 5 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)