- Về Giáo viên: Với mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, chúng tôi chọn giáo viên đang dạy lớp 5, có năng lực sư phạm và kinh nghiệm bồi dưỡng học giỏi.
3.3.3. Đánh giá kết quả
Từ bảng 3.1 và biểu đồ 3. 1 và 3.2 cho thấy:
- Đề 1:
+) Trung bình tỷ lệ % điểm giỏi của lớp thử nghiệm là 16,22% (tăng 2,71% so
với lớp đối chứng ).
+) Trung bình tỷ lệ % điểm khá của lớp thử nghiệm là 40,54% ( giảm 8,11% so với lớp đối chứng).
+) Trung bình tỷ lệ % điểm trung bình của lớp thử nghiệm là 32,43% (giảm 2,7% so với lớp đối chứng).
+) Trung bình tỷ lệ % điểm yếu của lớp thử nghiệm là 10,81% (tăng 2,7% so với lớp đối chứng ).
- Đề 2:
+) Trung bình tỷ lệ % điểm giỏi của lớp thử nghiệm là 32,43% (tăng 13,51% so
với lớp đối chứng).
+) Trung bình tỷ lệ % điểm khá của lớp thử nghiệm là 48,65% (tăng 8,11% so với lớp đối chứng).
+) Trung bình tỷ lệ % điểm trung bình của lớp thử nghiệm là 18,92% (giảm 13,51% so với lớp đối chứng).
+) Lớp thử nghiệm không có tỷ lệ điểm yếu còn lớp đối chứng thì trung bình tỷ lệ % yếu vẫn còn ở mức 8.11%.
Kết quả trên cho thấy: Sau quá trình thử nghiệm và kiểm tra khảo sát chúng tôi nhận thấy như sau:
- Học sinh được tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi là những em có khả năng học môn toán tốt hơn so với các bạn khác cùng lớp. Các em đều là những em học sinh ngoan, học tập chăm chỉ và được học trong môi trường riêng có khối lượng bài tập lớn hơn và độ khó cũng cao hơn.
- Hiện nay các em đều học theo một chương trình mà giáo viên đưa ra vào các thời điểm thích hợp như: là thời gian học ở nhà, học vào thứ 7, chủ nhật. Hầu hết các em đều có ý thức học tập cao, tập trung trong giờ học tích cực làm bài tập về nhà. - Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và có nhu cầu học kiến thức nâng cao. - Khi giáo viên cung cấp thêm một số kiến thức cần thiết để giải toán chuyển động các em đều tỏ ra thích thú.
- Trong cùng một bài tập các em có những cách giải khác nhau, chứng tỏ khả năng xác lập mối quan hệ trong bài toán của các em là rất tốt. Các em có khả năng phân tích đề bài, phân loại dạng toán và có phương pháp giải phù hợp. - Một số em rất nhạy bén trong việc lựa chọn phương pháp giải và ham thích việc tìm ra các cách giải khác nhau.
- Khi mới học các dạng toán nâng cao về toán chuyển động các em thường mắc phải một số sai lầm như đã nêu ở chương 2, nhưng khi được giáo viên hướng dẫn cộng với sự đa dạng của các bài tập các em đã tránh được những sai lầm đáng tiếc. - Qua bảng đánh giá ta thấy được kết quả khảo sát lần 2 cao hơn so với lần 1, trong bài làm của các em, các em đã biết áp dụng các kiến thức đã học vào trong bài làm.
3.4. Kết luận.
Mục tiêu của thử nghiệm sư phạm là kiểm chứng tính khả thi và khả năng ứng dụng của khóa luận. Mặc dù trong điều kiện cho phép chúng tôi chỉ tiến hành đối với một nhóm học sinh tại trường Tiểu học Lê Đồng, thị xã Phú Thọ nhưng trong quá trình thử nghiệm đã được thực hiện nghiên túc, đúng kế hoạch. Khi dạy thử nghiệm chúng tôi đã tiếp thu những đóng góp, ý kiến cuả các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại trường để điều chỉnh nội dung thử nghiệm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Qua thử nghiệm sư phạm đã kiểm nghiệm được tính khả thi của khóa luận. Năng lực học toán của học sinh khá, giỏi từng bước được bồi dưỡng và phát huy.