Tiêu chí 1: Kĩ năng hợp tác
Mức độ tốt: 3đ
Trẻ chấp nhận sự phân công trong nhóm chơi một cách tự nguyện, hào hứng. Biết chủ động thiết lập nhóm chơi.
Thường xuyên hợp tác, bàn bạc với nhau khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, trẻ tự giác phân công nhau trong các trò chơi cũng như cùng nhau tập luyện văn nghệ đạt hiệu quả.
Luôn phối hợp với các bạn chơi từ đầu đến cuối, biết giải quyết các xung đột nảy sinh trong trò chơi.
Mức độ khá: 2đ
Trẻ chấp nhận sự phân công trong nhóm chơi, tuy nhiên còn chưa hào hứng. Trẻ có bàn bạc với nhau khi thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng đôi khi còn gặp khó khăn và lúng túng.
Trẻ thiết lập được nhóm và phối hợp hành động trong quá trình chơi nhưng không thường xuyên và còn lúng túng, đôi lúc còn nhờ vào sự giúp đỡ của giáo viên, bạn bè.
Trẻ tự giải quyết xung đột khi chơi nhưng còn lúng túng và hiệu quả chưa cao
Mức độ trung bình: 1đ
Trẻ miễn cưỡng chấp nhận sự phân công của nhóm chơi, tuy nhiên thường tách ra chơi một mình, không muốn phối hợp với nhóm chơi.
Trẻ không tham gia bàn bạc và thường bị động trong quá trình chơi. Trẻ tham gia nhóm chơi chậm và thường bị nhắc nhở khi chơi. Trẻ tự giải quyết được xung đột khi chơi nhưng dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Trẻ không chấp nhận sự phân công của nhóm nếu không thích, trẻ thờ ơ đối với việc thỏa thuận các phương án chơi, tập luyện văn nghệ.
Trẻ thường chơi một mình, không có sự phối hợp hành động với các bạn trong nhóm chơi. Không có hoặc hiếm khi chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm với các bạn trong nhóm chơi.
Khi gặp khó khăn hoặc các xung đột xảy ra, trẻ không thể tự giải quyết và phải nhờ cô giáo can thiệp.
Tiêu chí 2: Kĩ năng giao tiếp
Mức độ tốt: 3đ
Trẻ có vốn từ phong phú và thường xuyên sử dụng vốn từ một cách chủ động linh hoạt trong các hoạt động giao tiếp.
Trẻ có thói quen luôn tập trung chú ý lắng nghe người khác nói và luôn hiểu đầy đủ ý nghĩa diễn đạt của quá trình giao tiếp.
Trẻ tự tin, mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến của mình một cách rành mạch và rõ ràng.
Lời nói của trẻ được diễn đạt với thái độ tích cực và theo hoàn cảnh giao tiếp
Mức độ khá: 2đ
Trẻ có vốn từ khá đầy đủ nhưng sử dụng trong giao tiếp còn lúng túng, chưa linh hoạt.
Trong quá trình giao tiếp, mức độ tập trung chú ý lắng nghe chưa cao nên mức độ hiểu lời nói còn hạn chế
Trẻ có thể trình bày được nội dung mà mình muốn truyền đạt, tuy nhiên khi trình bày ý kiến của mình trẻ còn vấp váp trong việc sử dụng từ, câu.
Trẻ đã thể hiện được cao độ trường độ của lời nói theo từng ngữ cảnh tuy nhiên không thường xuyên và còn nhầm lẫn nên đôi lúc cần sự nhắc nhở của giáo viên.
Mức độ trung bình: 1đ
Vốn từ của trẻ ít, trẻ luôn gặp khó khăn trong việc diễn đạt nội dung của mình trong giao tiếp và thường phải nhờ đến sự nhắc nhở của giáo viên.
Trẻ khó tập trung và thường xuyên phải nhắc nhở để chú ý lắng nghe trong giao tiếp.
Trẻ chưa thể hiện được mức độ biểu cảm của lời nói do không tự tin và cần sự hướng dẫn thường xuyên của giáo viên trong từng hoàn cảnh giao tiếp.
Mức độ yếu: 0đ
Vốn từ của trẻ quá ít, trẻ không diễn đạt được nội dung của mình trong giao tiếp
Trẻ không thể tập trung lắng nghe mặc dù giáo viên có nhắc nhở.
Trẻ không thể hiện được mức độ biểu cảm của lời nói trong từng hoàn cảnh, không tuân theo hướng dẫn của giáo viên.
Tiêu chí 3: Kĩ năng làm chủ cảm xúc
Mức độ tốt: 3đ
Trẻ điềm tĩnh và luôn biểu hiện cảm xúc tích cực, đúng lúc khi tham gia vào các hoạt động, hoàn thành xuất sắc vai chơi, thể hiện được cá tính của nhân vật.
Trẻ biết kiềm chế khi chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn. Luôn nói nhẹ nhàng khi bạn giật đồ chơi và biết lựa lời mượn đồ chơi mà mình thích.
Biết đồng cảm chia sẻ với bạn khi bạn ốm, giúp đỡ và động viên bạn cùng chơi, biết xin lỗi khi làm hỏng đồ của bạn.
Nhận biết các trạng thái cảm xúc của người khác và có cử chỉ, điệu bộ ứng xử phù hợp.
Trẻ luôn gương mẫu và chấp hành nội quy của trường của lớp một cách tích cực tự nguyện.
Mức độ khá: 2đ
Trẻ biểu hiện cảm xúc tích cực trong các hoạt động nhưng đôi lúc còn lúng túng .
Trong khi chơi, trẻ biết kiềm chế, không tranh giành đồ chơi của bạn nhưng còn miễn cưỡng và không thoải mái
Trẻ chia sẻ với bạn và giúp đỡ bạn nhưng chưa tự nguyện và cần sự hướng dẫn của giáo viên. Trẻ biết xin lỗi bạn nhưng còn miễn cưỡng chưa
tự giác
Trẻ thực hiện nội quy một cách miễn cưỡng và phải có sự nhắc nhở của giáo viên.
Mức độ trung bình: 1đ
Trẻ gặp khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc tích cực, thường xuyên phải có sự giám sát của giáo viên.
Trẻ thiếu kiềm chế khi chơi, không muốn nhường đồ chơi cho bạn, thỉnh thoảng còn tranh giành đồ chơi dẫn đến mâu thuẫn cần giáo viên giải quyết. Khi mắc lỗi trẻ chỉ xin lỗi khi có sự tác động của giáo viên.
Trẻ miễn cưỡng thực hiện nội quy và thường vi phạm khi không có sự giám sát của giáo viên
Mức độ thấp: 0đ
Trẻ biểu hiện cảm xúc tiêu cực trong hoạt động, hành động bộc phát và không có sự kiểm soát.
Không kiềm chế được nóng giận khi chơi, hay la hét quát mắng và tranh giành đồ chơi của bạn. Khi không đạt được mong muốn thì khóc, giận dỗi.
Không chia sẻ với bạn trong lớp, thường chơi 1 mình và tự phát, không làm theo hướng dẫn của giáo viên.
Không chấp hành nội quy của trường, của lớp, thường xuyên làm hỏng đồ dùng, đồ chơi mặc dù đã có sự nhắc nhở.
Thang đánh giá chung:
Dựa vào tổng số điểm trẻ đạt được ở các tiêu chí trên thang đánh giá mức độ biểu hiện KNS của trẻ 5 – 6 tuổi gồm 3 mức sau
Mức độ tốt: Trẻ đạt từ 8 – 9 điểm Mức độ khá: Trẻ đạt từ 6 – 7 điểm Mức độ trung bình: trẻ đạt từ 3 – 5 điểm Mức độ yếu: Dưới 3 điểm