Phân tích kết quả đo sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 90 - 98)

- Thời gian: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ ngày 9/1/2017 đến ngày 10/3/2017.

3.6.2. Phân tích kết quả đo sau thực nghiệm

a. Kết quả mức độ biểu hiện KNS của 5 – 6 tuổi sau TN trên hai nhóm ĐC và TN.

Kết quả mức độ biểu hiện KNS của trẻ 5 – 6 tuổi sau TN trên hai nhóm ĐC và TN được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:

Bảng 3.5. Kết quả mức độ biểu hiện KNS của trẻ 5 - 6 tuổi sau TN trên hai nhóm ĐC và TN

Lớp

Mức độ biểu hiện KNS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % ĐC 6 15 13 32,5 14 35 7 17,5 TN 13 32,5 16 40 8 20 3 7,5 15 32,5 32,5 40 35 20 17,5 7,5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tốt Khá Trung bình Yếu ĐC TN

Biểu đồ 3.5. Kết quả mức độ biểu hiện KNS của trẻ 5 - 6 tuổi sau TN trên hai nhóm ĐC và TN

Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện KNS ở trẻ 5 – 6 tuổi sau khi tiến hành áp dụng các nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động lễ hội cho thấy:

Sau thực nghiệm, mức độ biểu hiện KNS của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC đều ở mức độ cao hơn trước khi tiến hành thực nghiệm. Như vậy nhìn chung ở cả hai nhóm ĐC và TN trẻ đều có sự tiến bộ về KNS trong các hoạt động.

Trước TN, mức độ biểu hiện KNS của trẻ ở nhóm ĐC cao hơn so với nhóm TN tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể. Đến sau khi tiến hành áp dụng các nội dung và biện pháp tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động lễ hội nhằm giáo dục KNS cho trẻ mức độ biểu hiện KNS của trẻ nhóm TN đã cao hơn nhóm ĐC với mức chênh lệch khá rõ. Cụ thể như sau: Tỷ lệ số trẻ có biểu hiện KNS đạt mức độ tốt ở nhóm ĐC (15%) ít hơn so với nhóm TN (32.5%). Tỷ lệ số trẻ có biểu hiện KNS đạt mức độ khá ở nhóm ĐC (32.5%) cũng ít hơn so với nhóm TN (40%). Tỷ lệ số trẻ có biểu

hiện KNS ở mức độ trung bình của nhóm ĐC(35%) cũng cao hơn so với số trẻ đạt mức trung bình của nhóm TN (20%).

Ở mức độ yếu: nhóm TN chỉ còn 3 trẻ chiếm 7.5%, trong khi đó nhóm ĐC còn 7 trẻ chiếm 17.5%.

Sự chênh lệch kết quả của hai nhóm sau khi tiến hành thực nghiệm áp dụng các nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động lễ hội còn được thể hiện rõ qua điểm trung bình cộng:

Như vậy, việc sử dụng các nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động lễ hội nhằm giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non đạt hiệu quả cao hơn so với những trẻ chỉ áp dụng những biện pháp thông thường. Độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm cũng thấp cho thấy điểm số của trẻ khá đồng đều và các biện pháp này tác động đồng đều đến trẻ ở nhóm TN

Sau một thời gian thực nghiệm chúng tôi đã thu được những kết quả như mong muốn. Các kĩ năng của trẻ được hình thành và biểu hiện rất rõ trong hoạt động. Trẻ đã biết phối hợp với các bạn cùng làm. Kĩ năng giao tiếp của trẻ đã tốt hơn. Trẻ biết nêu lên ý kiến của mình, chia sẻ với bạn bè những điều mình muốn, cùng nhau bàn bạc, trao đổi để tìm ra cách hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất. Bên cạnh kĩ năng hợp tác và kĩ năng giao tiếp thì trẻ cũng đã biết làm chủ cảm xúc của mình, không cãi nhau hay xảy ra xô xát khi có mâu thuẫn, trẻ biết bình tĩnh nhẹ nhàng xử lí.

b. Kết quả mức độ biểu hiện KNS ở trẻ 5 - 6 tuổi sau TN trên hai nhóm ĐC và TN qua từng tiêu chí:

* Tiêu chí 1: Mức độ và biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ

Kết quả mức độ biểu hiện KNS ở trẻ 5 - 6 tuổi sau TN trên hai nhóm ĐC và TN qua tiêu chí “kĩ năng hợp tác” được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 3.6: Kết quả biểu hiện tiêu chí “kĩ năng hợp tác” sau TN trên hai nhóm ĐC và TN

Lớp

Mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác

Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % ĐC 11 27,5 16 40 12 30 1 2,5 TN 22 55 11 27,5 7 17,5 0 0 15 32.5 32.5 40 35 20 17.5 7.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tốt Khá Trung bình Yếu ĐC TN

Biểu đồ 3.6:Kết quả biểu hiện tiêu chí “kĩ năng hợp tác” sau TN trên hai nhóm ĐC và TN

Kết quả biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ sau thực nghiệm có sự tiến bộ rõ rệt cụ thể như sau:

Tỷ lệ trẻ biểu hiện kĩ năng hợp tác ở mức độ khá tốt của nhóm TN đạt 82.5% cao hơn tỷ lệ trẻ đạt mức khá tốt của nhóm ĐC (chỉ đạt 67.5%). Tỷ lệ số trẻ biểu hiện kĩ năng hợp tác ở mức độ trung bình của nhóm ĐC là 30%. trong khi đó tỷ lệ số trẻ trung bình của nhóm TN chỉ còn 20%. Như vậy tỉ lệ trẻ biểu hiện kĩ năng hợp tác ở mức độ trung bình cảu nhóm TN cũng ít hơn so với nhóm ĐC là 10%.

Sau thực nghiệm, nhóm ĐC vẫn còn 1 trẻ biểu hiện kĩ năng hợp tác ở mức yếu chiếm tỷ lệ 2.5%. Trong khi đó lớp TN không còn trẻ nào biểu hiện

kĩ năng hợp tác ở mức yếu.

Qua thực nghiệm các nội dung và biện pháp giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi qua tổ chức các hoạt động lễ hội cho thấy: kĩ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non tiến bộ rõ rệt. Kĩ năng hợp tác của trẻ được biểu hiện rất nhiều qua quá trình trẻ tham gia vào các hoạt động lễ hội tổ chức ở trường mầm non. Kĩ năng hợp tác của trẻ tiến bộ rõ rệt nhất khi trẻ tham gia vào tiết mục biểu diễn văn nghệ và đặc biệt là các trò chơi trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội. Dưới sự hướng dẫn, nhắc nhở thường xuyên của giáo viên, trẻ được tham gia vào các nhiệm vụ chuẩn bị theo nhóm. Chính các hoàn cảnh chơi và các nhiệm vụ mà nhóm trẻ phải thực hiện đã kích thích tinh thần hợp tác trong nhóm chơi của trẻ phát triển và tạo nên sự khác biệt rõ rệt so với nhóm ĐC chỉ sử dụng các biện pháp bình thường. Trẻ 5 – 6 tuổi bước vào giai đoạn chín muồi của hoạt động vui chơi. Trẻ luôn thể hiện nhu cầu được chơi chung cùng nhau vì khi chơi chung với nhau, trò chơi trở nên phong phú và hấp dẫn hơn. Trong quá trình chơi dưới dưới sự tác động của giáo viên với những biện pháp sư phạm, trẻ có cơ hội được đưa ra những ý tưởng mới thể hiện sự sáng tạo của mình. Khi kĩ năng hợp tác được hình thành ở trẻ, các nhiệm vụ khác trong hoạt động lễ hội trở nên dễ dàng với trẻ. Trẻ luôn ý thức được việc hợp tác cùng nhau trong các hoạt động sẽ khiến cho các nhiệm vụ nhanh chóng được giải quyết.

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm các nội dung và biện pháp vào việc tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non có thể thấy: Không chỉ thông qua các hoạt động vui chơi mà kĩ năng hợp tác của trẻ được phát triển ngay cả trong quá trình trẻ tham gia tập luyện văn nghệ và chuẩn bị các điều kiện cho ngày hội

Qua quá trình quan sát chúng tôi nhận thấy sự thay đổi rõ ràng của trẻ sau thời gian tiến hành thực nghiệp. Trẻ đã biết hợp tác với nhau trong các hoạt động. Trẻ đã biết cùng nhau làm, cùng làm những nhiệm vụ được giao biết phối hợp với các bạn trong các tiết mục văn nghệ và các trò chơi. Bạn Nguyễn Ngọc Linh đã biết phối hợp với các bạn cùng nhau làm một vườn hoa tặng cô. Không những bé Linh biết làm cùng các bạn mà bé còn phối hợp với các bạn rất ăn ý.

Mức độ biểu hiện Kĩ năng giao tiếp của trẻ

Kết quả mức độ biểu hiện kĩ năng giao tiếp của trẻ sau TN ở cả hai nhóm ĐC và nhóm TN được biểu hiện qua bảng thống kê và biểu đồ sau

Bảng 3.7 Kết quả biểu hiện tiêu chí kĩ năng giao tiếp của trẻ sau thực nghiệm ở hai nhóm ĐC và TN

Lớp

Mức độ biểu hiện KNS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % ĐC 8 20 14 35 15 32,5 5 12,5 TN 15 37,5 14 35 8 20 3 7,5 20 37,5 35 35 32,5 20 12,5 7,5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tốt Khá Trung bình Yếu ĐC TN

Biểu đồ 3.7 Kết quả biểu hiện tiêu chí kĩ năng giao tiếp của trẻ sau thực nghiệm ở hai nhóm ĐC và TN

Nhìn vào bảng tổng hợp và biểu đồ đánh giá tiêu chí kĩ năng giao tiếp của trẻ có thể thấy. Ở cả hai nhóm ĐC và TN đều có sự tiến bộ so với trước TN. Mức độ biểu hiện kĩ năng giao tiếp của trẻ nhóm TN cao hơn nhóm ĐC cụ thể như sau:

Tỷ lệ số trẻ biểu hiện kĩ năng giao tiếp đạt mức độ tốt của nhóm TN (37.5%) cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trẻ đạt mức tốt của nhóm ĐC (chỉ đạt 20%). Tỷ lệ số trẻ biểu hiện kĩ năng giao tiếp ở mức khá của hai nhóm sau TN tương đương nhau (cùng đạt 35%). Sự khác biệt của hai nhóm TN và

ĐC sau thực nghiệm thể hiện rõ rệt nhất ở tỷ lệ số trẻ biểu hiện kĩ năng giao tiếp ở mức trung bình và yếu. Trong khi nhóm TN chỉ còn 27.5% số trẻ thì nhóm ĐC vẫn còn tới 45% số trẻ còn biểu hiện kĩ năng giao tiếp ở mức trung bình và yếu.

Như vậy, sau khi áp dụng các nội dung và biện pháp vào thực nghiệm, mặc dù cả hai nhóm trẻ đều có sự tiến bộ, tuy nhiên mức độ tiến bộ rõ rệt nhất được biểu hiện ở nhóm TN với tỷ lệ khá tốt chiếm tới 72.5%. Điều đó đã chứng tỏ hiệu quả của các nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động lễ hội của đề tài.

Qua quá trình tiến hành thực nghiệm chúng tôi quan sát và thấy rằng có sự thay đổi của trẻ trong quá trình hoạt động. Kĩ năng giao tiếp của trẻ được cải thiên. Trẻ có thể nói lưu loát những ý kiến của mình một cách rõ ràng và dễ hiểu. Trẻ biết bày tỏ ý kiến hay mong muốn của mình bằng cách giao tiếp với cô giáo hay bạn bè. Ví dụ như trước thực nghiệm bé Nguyễn Ngọc Minh ngồi im khi cô giáo giao nhiệm vụ bàn bạc với các bạn để trang trí lớp thì sau thực nghiệm chúng tôi thấy sự thay đổi của bé đó là khi nhận nhiệm vụ bé đã biết đến cùng các bạn nói lên ý kiến của mình với các bạn, đưa ra ý tưởng của mình và hơn thế nữa bé còn biết thuyết phục các bạn nên làm theo ý của mình. Kĩ năng giao tiếp của bé đã tiến bộ rất nhanh.

Tiêu chí 3: Mức độ và biểu hiện kĩ năng làm chủ cảm xúc

Kết quả mức độ biểu hiện kĩ năng giao tiếp của trẻ sau TN ở cả hai nhóm ĐC và nhóm TN được biểu hiện qua bảng thống kê và biểu đồ sau:

Bảng 3.8 Kết quả biểu hiện tiêu chí kĩ năng làm chủ cảm xúc của trẻ sau thực nghiệm ở hai nhóm ĐC và TN

Lớp

Mức độ biểu hiện kĩ năng làm chủ cảm xúc

Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

ĐC 8 20 13 32,5 15 37,5 4 10

17.5 10 25 25 25 25 40 47.5 17.517.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tốt Khá Trung bình Yếu ĐC TN

Biểu đồ 3.8 Kết quả biểu hiện tiêu chí kĩ năng làm chủ cảm xúc của trẻ sau thực nghiệm ở hai nhóm ĐC và TN

Nhìn vào bảng tổng hợp và biểu đồ đánh giá tiêu chí kĩ năng làm chủ cảm xúc của trẻ sau thực nghiệm có thể thấy: Ở cả hai nhóm ĐC và TN đều có sự tiến bộ so với trước TN. Mức độ biểu hiện kĩ năng làm chủ cảm xúc của trẻ nhóm TN cao hơn nhóm ĐC cụ thể như sau:

Tỷ lệ số trẻ biểu hiện kĩ năng làm chủ cảm xúc đạt mức độ tốt của nhóm TN (25%) cao hơn so với tỷ lệ trẻ đạt mức tốt của nhóm ĐC (chỉ đạt 20%). Tỷ lệ số trẻ biểu hiện kĩ năng làm chủ cảm xúc đạt mức khá của nhóm TN (47.5%) cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trẻ ở nhóm ĐC (chỉ đạt 32.5%).

Sự khác biệt của hai nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm còn thể hiện rõ rệt ở tỷ lệ số trẻ biểu hiện kĩ năng thể hiện cảm xúc ở mức trung bình và yếu. Trong khi nhóm TN chỉ còn 27.5% số trẻ, thì nhóm ĐC vẫn còn tới 47.5% số trẻ chưa biểu hiện được kĩ năng thể hiện cảm xúc của mình hoặc đã biểu hiện nhưng còn ở mức trung bình và dưới trung bình.

Như vậy, sau khi áp dụng các nội dung và biện pháp vào thực nghiệm, mặc dù cả hai nhóm trẻ đều có sự tiến bộ, tuy nhiên mức độ tiến bộ rõ rệt nhất được biểu hiện ở nhóm TN với tỷ lệ khá tốt chiếm tới 72.5% cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 52.5% của nhóm ĐC. Điều đó đã chứng tỏ hiệu quả của các nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động lễ hội của đề tài.

Khi trẻ tham gia vào các hoạt động lễ hội, do yêu cầu của chuẩn mực khi tham gia vào lễ hội, đặc biệt là trong ngày chính thức diễn ra lễ hội, trẻ phải thể hiện các cảm xúc tích cực của bản thân mình theo các nội dung được đặt ra. Điều đó càng quan trọng hơn đối với những trẻ tham gia vào các tiết mục biểu diễn trên sân khấu. Sự thành công của một chương trình văn nghệ trong lễ hội phụ thuộc rất lớn vào những cách thể hiện cảm xúc tích cực của trẻ. Với những yêu cầu về tâm thế của trẻ trong ngày hội, cùng với các nội dung và biện pháp được xây dựng trong đề tài để thực nghiệm đã giúp trẻ phát triển được các kĩ năng làm chủ cảm xúc của mình trong mọi tình huống. Hiệu quả của các nội dung và biện pháp được thể hiện chính là sự tiến bộ rõ rệt sau TN của nhóm TN so với nhóm ĐC.

Qua quan sát chúng tôi cũng thấy sự thay đổi rõ rệt của trẻ. Trẻ đã làm chủ được cảm xúc của mình. Trẻ biết điều khiển cảm xúc của mình cho phù hợp với các bạn và phù hợp với hoạt động. Điều đó được chúng thôi thấy rõ khi quan sát bé Hoàng Nam Anh và Vũ Hoài Nam trước thì 2 bé đã không đồng quan điểm những cả hai đều không nhường nhịn bạn nên đã gây nên cãi và xô đẩy nhau nhưng sau quá trình thực nghiệm thi chúng tôi thấy rằng 2 bé đã bình tĩnh, lắng nghe ý kiến của bạn và cũng nhẹ nhàng bày tỏ ý kiến của mình cho bạn hiểu, 2 bé biết vui tươi nhẹ nhàng khi bày tỏ hay nêu ý kiến của mình.

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)