Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 40 - 54)

1.2.5.1. Kết quả điều tra việc tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non của giáo viên nhằm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi.

* Nhận thức của giáo viên về giáo dục KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Với 1 câu hỏi mở không có sẵn đáp án trả lời. Có đến 72 % giáo viên bỏ ngỏ câu trả lời với phần nội dung để trống. 15% giáo viên cho rằng giáo dục KNS cho trẻ là giáo dục cho trẻ các thói quen sinh hoạt hàng ngày (thói quen ăn uống, sinh hoạt). 13% giáo viên cho rằng giáo dục KNS cho trẻ là giáo dục cho trẻ cách sống tích cực trong xã hội… Như vậy có thể thấy rằng, nhận thức về khái niệm giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 hiện nay của giáo viên MN còn rất nhiều hạn chế, ngoài những câu trả lời đưa ra có nội dung của giáo dục KNS của 28% giáo viên (mặc dù những khái niệm đó chỉ là yếu tố đơn lẻ của giáo dục KNS). 72% giáo viên bỏ ngỏ câu trả lời có 2 lí do: một là, họ không hiểu khái niệm giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi là gì. Hai là, họ không quan tâm nên ngại trả lời câu hỏi về khái niệm giáo dục KNS cho trẻ.

* Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

Bảng 1.1: Bảng kết quả đánh giá nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết phải giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi

TT Mức độ Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Rất cần thiết 33 82.5%

2 Cần thiết 7 17.5%

3 Không cần thiết 0 0 %

Nhìn vào bảng thống kê đánh giá nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết phải giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi có thể thấy: 82,5% giáo viên cho rằng việc giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất cần thiết. 17,5% giáo viên còn lại cho rằng giáo dục KNS cho trẻ cũng chỉ ở mức độ cần thiết. Như vậy có thể thấy rằng, người giáo viên tuy chưa nhận thức đầy đủ về khái niệm giáo dục KNS cho trẻ nhưng họ đã cho thấy mức độ quan tâm và cần thiết phải giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN hiện nay là rất quan trọng.

*Nhận thức của giáo viên về những nội dung giáo dục KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Bảng 1.2. Bảng kết quả đánh giá nhận thức của giáo viên về nội dung giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi

STT Nội dung Số lượng GV Tỉ lệ %

1 Kĩ năng giao tiếp của trẻ 35/40 87.5

2 Kĩ năng hợp tác 26/40 65

3 Kĩ năng thể hiện cảm xúc 22/40 55

4 Kĩ năng tự phục vụ 39/40 97.5

5 Kĩ năng tự nhận thức 31/40 77.5

6 Kĩ năng khác 2/40 5

Nhìn vào bảng tổng hợp đánh giá nhận thức của giáo viên về các nội dung giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi có thể thấy:

Kĩ năng giao tiếp: có 35/40 ý kiến giáo viên lựa chọn chiếm tỷ lệ 87.5% tổng số giáo viên. Kĩ năng hợp tác: có 26/40 ý kiến giáo viên lựa chọn chiếm tỷ lệ 65% tổng số giáo viên. Kĩ năng làm chủ cảm xúc: có 22/40 ý kiến giáo viên lựa chọn chiếm tỷ lệ 55% tổng số giáo viên. Kĩ năng tự phục vụ: có 39/40 ý kiến giáo viên lựa chọn chiếm tỷ lệ 97.5% tổng số giáo viên. Kĩ năng tự nhận thức: có 31/40 ý kiến giáo viên lựa chọn chiếm tỷ lệ 77.5% tổng số giáo viên.

Như vậy, giáo viên đã phần nào nhận thức được về các nội dung của giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc lựa chọn các nội dung trong đáp án trả lời. Trong đó các ý kiến tập trung chủ yếu vào lựa chọn các kĩ năng tự phục vụ (97.5%) và kĩ năng giao tiếp (87.5%) đây là các kĩ năng dễ nhận biết thường ngày ở trẻ. Còn các kĩ năng hợp tác và kĩ năng thể hiện cảm xúc có tỷ lệ lựa chọn thấp hơn, do đó có thể thấy nhận thức của giáo viên về kĩ năng thể hiện cảm xúc và kĩ năng hợp tác ở trẻ chưa cao. Việc lựa chọn các nội dung của giáo dục KNS còn mang tính chủ quan do các

câu hỏi có sẵn các đáp án trả lời lựa chọn của giáo viên, tuy nhiên các con số thống kê cho thấy, vấn đề giáo dục KNS cho trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi đã nhận được sự quan tâm của các giáo viên. Tuy nhiên thực trạng nhận thức các nội dung giáo dục KNS của người giáo viên chưa cao.

* Nhận thức của giáo viên về mức độ biểu hiện KNS trong các hoạt động hàng ngày của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non hiện nay:

Nhận thức của giáo viên về mức độ biểu hiện KNS trong các hoạt động hàng ngày của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non được chúng tôi tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 1.3. Đánh giá mức độ biểu hiện của các kĩ năng sống ở trẻ 5 – 6 tuổi

STT Các kĩ năng

Mức độ biểu hiện

Thường xuyên thường xuyên Không Không biểu hiện

SL % SL % SL %

1 Kĩ năng giao tiếp 16 40 13 32.5 11 27.5

2 Kĩ năng hợp tác 21 52.5 8 20 11 27.5 3 Kĩ năng thể hiện cảm xúc 15 37.5 16 40 9 22.5 4 Kĩ năng tự phục vụ 28 70 8 20 4 10 5 Kĩ năng tự nhận thức 19 47.5 9 22.5 12 30

Đánh giá về kĩ năng giao tiếp ở trẻ: 40% ý kiến cho rằng trẻ thường xuyên có biểu hiện kĩ năng giao tiếp hàng ngày, 32.5% ý kiến cho rằng trẻ có biểu hiện kĩ năng giao tiếp nhưng không thường xuyên, và có đến 27.5% ý kiến giáo viên cho rằng trẻ chưa biểu hiện được các kĩ năng giao tiếp hàng ngày. Kĩ năng giao tiếp là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của giáo dục KNS ở trẻ 5 – 6 tuổi, bởi ở giai đoạn này ngôn ngữ của trẻ đã phát triển và các mối quan hệ

xã hội đã mở rộng. Kĩ năng giao tiếp của trẻ cũng cần được rèn luyện để trẻ có thể thích ứng với các mối quan hệ mở rộng đó. Tuy nhiên còn đến 27.5% ý kiến giáo viên cho rằng trẻ chưa biểu hiện được các kĩ năng giao tiếp hàng ngày. Do vậy đây là một thực trạng đáng quan tâm và cần được tập trung giải quyết.

Đánh giá về kĩ năng hợp tác: 52.5% ý kiến giáo viên cho rằng trẻ thường xuyên có biểu hiện của kĩ năng hợp tác, 20% ý kiến giáo viên cho rằng trẻ có biểu hiện nhưng không thường xuyên và có đến 27.5% giáo viên cho rằng trẻ không biểu hiện được kĩ năng hợp tác trong các hoạt động.

Đánh giá về kĩ năng làm chủ cảm xúc: 37.5% ý kiến giáo viên cho rằng trẻ thường xuyên biểu hiện được kĩ năng làm chủ cảm xúc, 40% cho rằng trẻ có biểu hiện nhưng không thường xuyên, và 22.5% cho rằng trẻ chưa thường xuyên biểu hiện được kĩ năng thể hiện cảm xúc trong các tình huống đặt ra hàng ngày.

Đánh giá về kĩ năng tự phục vụ: 70% ý kiến giáo viên cho rằng trẻ trẻ thường xuyên có biểu hiện của kĩ năng tự phục vụ, 20% ý kiến giáo viên cho rằng trẻ có biểu hiện nhưng không thường xuyên, và chỉ có 10% ý kiến còn lại cho rằng trẻ chưa thể hiện được kĩ năng tự phục vụ của mình trong các hoạt động. Như vậy có thể thấy rằng, các giáo viên đánh giá khá cao kĩ năng tự phục vụ của trẻ trong các hoạt động hàng ngày, đây cũng là điều dễ hiểu bởi một trong những mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành ở trẻ các thói quen tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày.

Đánh giá về kĩ năng tự nhận thức: 47.5% ý kiến giáo viên cho rằng trẻ thường xuyên có biểu hiện của kĩ năng tự nhận thức, 22.5% giáo viên cho rằng trẻ có biểu hiện nhưng không thường xuyên và 30% giáo viên cho rằng trẻ chưa biểu hiện được kĩ năng tự nhận thức của mình. Trẻ 5 – 6 tuổi đứng trước bước ngoặt của sự thay đổi hoạt động chủ đạo, trẻ sẽ chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Vì vậy cùng với các hoạt động vui chơi hàng ngày trẻ dần làm quen với các hoạt động học tập, tiếp xúc với bài vở. Do đó tỉ lệ các giáo viên đánh giá trẻ thường xuyên có biểu hiện của kĩ năng tự nhận thức khá cao. Nhưng bên cạnh đó cũng còn đến 30% ý kiến giáo viên

cho rằng trẻ chưa có biểu hiện của kĩ năng tự nhân thức mà còn gượng ép khi phải tự nhận thức về các sự vật hiện tượng của nhiệm vụ học tập mới.

Như vậy, đánh giá chung của giáo viên về các mức độ biểu hiện KNS ở trẻ 5 – 6 tuổi cho thấy, thực trạng biểu hiện KNS của trẻ ở trường mầm non hiện nay còn thấp hoặc có biểu hiện nhưng không thường xuyên. Tỉ lệ các ý kiến cho rằng trẻ chưa biểu hiện được các kĩ năng sống còn khá cao do vậy cần phải có các nội dung và biện pháp giáo dục KNS cho trẻ để hình thành và phát triển bền vững các kĩ năng giúp trẻ tự tin bước vào trường phổ thông.

* Nhận thức của giáo viên về mức độ thực hiện giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non hiện nay

Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về mức độ thực hiện giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non được chúng tôi tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 1.4. Bảng đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non hiện nay.

STT Mức độ Số lượng Tỷ lệ %

1 Rất tốt 4/40 10

2 Tốt 6/40 15

3 Bình thường 21/40 52.5

4 Chưa thực hiện 5/40 12.5

Với một câu hỏi mang tính chất tham khảo về sự đánh giá của giáo viên về mức độ giáo dục KNS ở trẻ 5 – 6 tuổi hiện nay ở trường mầm non. Chỉ có 10% giáo viên lạc quan cho rằng việc thực hiện giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non hiện nay ở mức rất tốt.

15% ý kiến cho rằng giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi hiện nay đang được thực hiện ở mức độ tốt.

Có đến 52.5% ý kiến giáo viên cho rằng việc giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi mới chỉ được thực hiện ở mức độ bình thường

12.5% ý kiến giáo viên cho rằng giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi chưa được thực hiện ở trường mầm non.

Như vậy, mặc dù giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi giữ vai trò rất quan trọng trong sự hình thành nhân cách của trẻ. Nhưng sự quan tâm và việc thực hiện giáo dục KNS cho trẻ ở trường mầm non hiện nay còn rất hạn chế. Những thống kê ý kiến của các giáo viên trực tiếp đứng lớp đã phần nào đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở ở trường mầm non hiện nay. Nguyên nhân trực tiếp là do chưa có văn bản quy định, cũng như nội dung chương trình cụ thể được xây dựng cho các giáo viên về giáo dục KNS cho trẻ. Hoặc nguyên nhân gián tiếp là do nhận thức của giáo viên về giáo dục KNS cho trẻ còn ở mức hạn chế và luôn bị động trong việc thực hiện. Vì vậy để việc giáo dục KNS cho trẻ được thực hiện ở mức độ thường xuyên liên tục và đạt kết quả cao, cần giúp người giáo viên nhận thức đúng đắn về nội dung và tầm quan trọng của giáo dục KNS cho trẻ đối với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam. Bên cạnh đó là xây dựng hệ thống các biện pháp cụ thể để giáo dục KNS cho trẻ, giúp người giáo viên định hướng tốt nhất về vấn đề giáo dục KNS cho trẻ ở trường mầm non.

* Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc tổ chức lễ hội cho trẻ ở trường mầm non

Bảng 1.5. Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc tổ chức lễ hội cho trẻ ở trường mầm non

STT Vai trò của việc tổ chức lễ hội cho trẻ ở trường mầm non

Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Rất quan trọng 35/40 87,5

2 Quan trọng 5/40 12,5

3 Không quan trọng 0 0

Qua bảng trên, ta thấy được giáo viên đã đánh giá đúng vai trò của việc tổ chức hoạt động lễ hội cho trẻ mầm non. Điều đó thể hiện có 87,5% giáo viên đã đánh giá là vai trò của việc tổ chức hoạt động lễ hội cho trẻ ở trường mầm non là rất quan trọng. Có 12,5% đánh giá vai trò của việc tổ chức lễ hội cho trẻ trường mầm non là quan trọng và không có giáo viên đánh giá là vai

trò của việc tổ chức lễ hội cho trẻ là không quan trọng.

* Nhận thức của giáo viên về các nội dung của hoạt động lễ hội nhằm giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bảng 1.6. Bảng đánh giá nhận thức của giáo viên về các nội dung của hoạt động lễ hội nhằm giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi

STT Các nội dung Số lượng GV Tỷ

lệ %

1 Cho trẻ tham gia các công việc chuẩn bị trang trí

24/40 60

2 Tổ chức các trò chơi cho trẻ 25/40 62.5

3 Cho trẻ tập luyện và biểu diễn văn nghệ 39/40 97.5 4 Tích hợp nội dung của lễ hội trong các hoạt

động chung

35/40 87.5 5 Tuyên truyền vận động phụ huynh cùng giáo

dục.

31/40 77.5

Nhìn vào bảng tổng hợp có thể thấy:

Nội dung cho trẻ tham gia vào các công việc chuẩn bị trang trí cho lễ hội: có 24/40 ý kiến giáo viên lựa chọn chiếm tỉ lệ 60% tổng số giáo viên. Nội dung tổ chức các trò chơi trong lễ hội: có 25/40 ý kiến giáo viên lựa chọn chiếm tỉ lệ 62.5% tổng số giáo viên. Nội dung cho trẻ tham gia tập luyện văn nghệ: có tới

39/40 ý kiến giáo viên lựa chọn chiếm tỉ lệ 97.5% tổng số giáo viên. Tích hợp nội dung của lễ hội trong các hoạt động hàng ngày: 35/40 ý kiến giáo viên lựa chọn chiếm tỉ lệ 87.5% tổng số giáo viên. Nội dung: Tuyên truyền và vận động phụ huynh: Có 31/40 ý kiến giáo viên lựa chọn chiếm tỉ lệ 77.5% tổng số giáo viên.

Như vậy, phần lớn giáo viên đã nhận thức được các nội dung của hoạt động lễ hội nhằm giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Trong đó nội dung cho trẻ tập luyện văn nghệ được các giáo viên quan tâm nhiều nhất bởi văn nghệ là một phần quan trọng hàng đầu của hoạt động lễ hội ở trường mầm non. Bên cạnh đó các ý kiến của giáo viên cũng cho thấy, nội dung cho trẻ tham gia công tác chuẩn bị, trang trí và nội dung tổ chức các trò

chơi trong lễ hội chưa được quan tâm nhiều. Thực tế hiện nay ở các trường mầm non, phần lớn các ngày ngày hội tổ chức cho trẻ mới chỉ đề cao vai trò của các tiết mục văn nghệ biểu diễn trên sân khấu mà chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia vào các trò chơi cũng như các nhiệm vụ chuẩn bị.

* Những trò chơi mà giáo viên sử dụng để tổ chức hoạt động lễ hội nhằm giáo dục KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Câu hỏi ở dạng mở và không có sẵn câu trả lời đã không nhận được nhiều sự hợp tác của giáo viên. Có đến 62.5% số phiếu không có câu trả lời, 37.5% số phiếu còn lại đưa ra các trò chơi được sử dụng trong lễ hội bao gồm: kéo co, nhảy bao bố, cắp cua bỏ giỏ, chuyền bóng…Số lượng trò chơi chủ yếu là các trò chơi dân gian quen thuộc với trẻ. Như vậy có thể thấy, không nhiều giáo viên quan tâm đến việc xây dựng các trò chơi cho trẻ trong quá trình tổ chức lễ hội. Phần lớn các giáo viên đều chỉ cho rằng hoạt động lễ hội chỉ đơn thuần là các bài phát biểu và những tiết mục văn nghệ chào mừng.

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 40 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)