Kết quả biểu hiện KNS của trẻ MG 5-6 tuổi nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 82 - 90)

- Thời gian: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ ngày 9/1/2017 đến ngày 10/3/2017.

3.6.1. Kết quả biểu hiện KNS của trẻ MG 5-6 tuổi nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm

a. Mức độ biểu hiện KNS của trẻ 5 - 6 tuổi trước TN trên hai nhóm ĐC và TN được thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả mức độ KNS của trẻ 5 - 6 tuổi trước TN trên hai nhóm ĐC và TN

Lớp

Mức độ biểu hiện KNS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % ĐC 5 12,5 12 30 15 37,5 8 20 TN 4 10 10 25 18 45 8 20 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tốt Khá Trung bình Yếu ĐC TN

Biểu đồ 3.1. Kết quả mức độ biểu hiện KNS của trẻ 5 - 6 tuổi trước TN trên hai nhóm ĐC và TN

Kết quả đo đầu vào trước TN cho thấy: Phần lớn trẻ ở cả hai nhóm ĐC và TN đều có biểu hiện của KNS nhưng ở mức độ chưa cao. Số trẻ đạt mức độ và khá chiếm tỉ lệ thấp, mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao hơn (nhóm ĐC 45%, nhóm TN 37.5%) Kết quả biểu hiện KNS của trẻ MG 5 - 6 tuổi ở nhóm ĐC có phần cao hơn so với nhóm TN nhưng không đáng kể. Cụ thể như sau:

Số trẻ có biểu hiện KNS đạt mức độ (Tốt) và mức độ Khá của nhóm ĐC đều cao hơn nhóm thực nghiệm, trong khi đó số trẻ biểu hiện mức độ trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Tỷ lệ trẻ có biểu hiện KNS ở mức độ yếu giữa hai nhóm ĐC và TN tương đương nhau (20%)

Như vậy, đa số trẻ MG 5 – 6 tuổi đã bước đầu biểu hiện được KNS tuy nhiên mức độ chưa cao, nhiều trẻ còn chưa biểu hiện được các KNS của mình trong các hoạt động. Các nội dung và biện pháp mà giáo viên đưa ra trong việc giáo dục KNS cho trẻ chưa được xây dựng thành như hệ thống, chưa xác định được mục tiêu cụ thể của các KN cần giáo dục. Các nội dung và biện pháp giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi mới chỉ dừng lại ở các sáng kiến kinh nghiệm chủ quan của giáo viên.

Nhìn chung mức biểu hiện KNS của cả hai nhóm đều chưa cao và không đồng đều. Và có thể thấy rằng mức độ biểu hiện KNS của trẻ MG 5 – 6 tuổi trước khi tham gia TN của cả hai nhóm ĐC và TN là tương đương nhau và ở mức độ còn thấp. Điều đó chứng tỏ việc giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi hiện nay ở trường mầm non chưa được quan tâm đúng mức. Các nội dung và biện pháp giáo dục KNS còn thực hiện đơn lẻ chưa tạo thành hệ thống tác động đồng bộ đến trẻ nên mức độ hiệu quả chưa cao.

Qua quan sát thì chúng tôi thấy trẻ ở cả 2 nhóm ĐC và TN thì trẻ chưa biểu hiện nhiều kĩ năng sống trong quá trình hoạt động lễ hội. Trẻ còn nhút nhát chưa tự tin thể hiện mình trong các hoạt động lễ hội. Nhiều trẻ chưa biết hợp tác với bạn bè, còn tự chơi một mình và chưa biết phối hợp với các bạn qua những bài hát, bài múa và các trò chơi. Trẻ chưa biết cùng bàn bạc, trao đổi để đưa ra một ý tưởng. Trẻ chứ biết cách giao tiếp với các bạn chủ yếu trẻ tự chơi 1 mình và ít bàn bạc với các bạn khác. Đôi khi trong quá trình hoạt động xảy ra những mâu thuân giữa trẻ thì trẻ chứ biết cách giải quyết mà thay vào đó là cãi nhau với bạn, mắng bạn và có khi là xảy ra đánh nhau với bạn điều này chứng tỏ trẻ chưa có kĩ năng làm chủ cảm xúc của mình. Đó là những kết quả chúng tôi quan sát được trước quá trình chúng tôi tiến hành thực nghiệm.

b. Mức độ biểu hiện KNS ở trẻ 5 - 6 tuổi trước TN trên hai nhóm ĐC và TN qua từng tiêu chí:

* Tiêu chí 1: “Kĩ năng hợp tác”

nhóm ĐC và TN được biểu hiện qua bảng 3.2 và biểu đồ sau đây:

Bảng 3.2. Kết quả biểu hiện của tiêu chí “kĩ năng hợp tác” ở trẻ 5 – 6 tuổi trước TN trên hai nhóm ĐC và TN

Lớp

Mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác

Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % ĐC 10 25 15 37,5 14 35 1 2,5 TN 6 15 19 47,5 15 37,5 0 0 25 15 37,5 47,5 3537,5 2,5 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tốt Khá Trung bình Yếu ĐC TN

Biểu đồ 3.2. Kết quả biểu hiện của tiêu chí “kĩ năng hợp tác” ở trẻ 5 – 6 tuổi trước TN trên hai nhóm ĐC và TN

Trong tiêu chí 1: Nhìn vào bảng điểm tiêu chí về kĩ năng hợp tác của trẻ ở cả hai nhóm ĐC và TN có thể thấy, nhìn chung phần lớn trẻ đã biểu hiện được kĩ năng hợp tác trong các hoạt động hàng ngày. Mức độ biểu hiện của hai nhóm ĐC và TN cũng khá tương đồng cụ thể như sau:

Số đạt mức tốt ở nhóm ĐC là 10 trẻ chiếm tỷ lệ 25% cao hơn nhóm TN có số lượng là 6 chiếm tỷ lệ 15%. Tuy nhiên số trẻ đạt mức khá của nhóm ĐC

(37.5%) lại thấp hơn so với nhóm TN (47.5%). Như vậy mặt bằng chung số trẻ có biểu hiện kĩ năng hợp tác ở mức khá tốt của cả 2 nhóm ĐC và TN tương đương nhau (tổng tỷ lệ khá tốt cùng là 62.5%).

Số trẻ có biểu hiện kĩ năng hợp tác ở mức trung bình của nhóm ĐC là 14 trẻ chiếm tỷ lệ 35% thấp hơn so với số trẻ của nhóm TN là 15 trẻ chiếm tỷ lệ 37.5%. Tuy nhiên nhóm ĐC vẫn còn 1 trẻ chưa có biểu hiện KN hợp tác trong các hoạt động hàng ngày bị xếp ở mức yếu chiếm tỷ lệ 2.5% trong khi ở nhóm TN không có trẻ nào bị xếp ở mức yếu. Như vậy mặt băng chung số trẻ ở mức trung bình và yếu của 2 nhóm ĐC và TN cũng tương đồng với nhau (tổng tỷ lệ trung bình yếu cùng bằng 37.5%)

Qua điều tra và đo đầu vào kĩ năng hợp tác của trẻ ở 2 nhóm ĐC và TN có thể thấy, kĩ năng hợp tác được biểu hiện tương đối tốt ở trẻ. Trẻ 5 – 6 tuổi bước vào giai đoạn cuối của tuổi mẫu giáo do vậy các hoạt động vui chơi của trẻ đã đạt mức độ thuần thục. Trẻ biế

Kết hợp các nhóm chơi với nhau để tạo nên không khí sôi động của các hoạt động chơi hàng ngày. Không như ở các lứa tuổi trước, do sự phát triển của tâm lý nên trẻ thường chơi một mình riêng lẻ, ít khi phối hợp nhóm với nhau. Thì 5 – 6 tuổi các trò chơi của trẻ mở rộng cả về chất lượng và số lượng vì vậy đòi hỏi trẻ phải hợp tác với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi. Bên cạnh đó, giáo viên cũng thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm, giao các nhiệm vụ yêu cầu trẻ phải thực hiện thực hiện. Từ đó kĩ năng hợp tác của trẻ phát triển hơn các kĩ năng còn lại.

Qua quan sát chúng tôi nhận thấy rằng trong quá trình tham gia hoạt động lễ hội cũng như các hoạt động khác thì nhiều trẻ chưa biết hợp tác với các bạn. Trẻ chơi một mình không chơi cùng các bạn hay chơi cùng nhóm nhưng tự làm một mình.Nhiều trẻ không biết phối hợp cùng các bạn để hoàn thành mục tiêu hay yêu cầu đề ra, chưa biết phân công các bạn cùng làm để hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu một cách nhanh nhất. Ví dụ như bé

Nguyễn Ngọc Linh, trong quá trình tham gia trò chơi mững ngày 20 – 11 bé chưa biết phối hợp với các bạn để cùng tạo ra một vườn hoa thật đẹp để tặng cô giáo mà bé làm một mình không cùng phối hợp với các bạn. Hay bạn Hoàng Nhật Minh trong quá trình tập tiết mục văn nghệ thì bé không phối hợp động tác với các bạn thường xuyên làm một mình một kiểu, không phối hợp với các bạn để hoàn thành tiết mục văn nghệ. Đó là những biểu hiện cho thấy rằng bé thiếu kĩ năng hợp tác với các bạn.

* Tiêu chí 2: “kĩ năng giao tiếp”

Kết quả khảo sát tiêu chí về kĩ năng giao tiếp trước TN của trẻ ở hai nhóm ĐC và TN được biểu hiện qua bảng 4.3 và biểu đồ sau đây:

Bảng 3.3. Kết quả biểu hiện tiêu chí “kĩ năng giao tiếp” ở trẻ 5 – 6 tuổi trướcthực nghiệm ở hai nhóm ĐC và TN

Lớp

Mức độ biểu hiện kĩ năng giao tiếp

Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % ĐC 6 15 14 35 15 37,5 5 12,5 TN 6 15 13 32,5 13 32,5 8 20 15 15 35 32,5 37,5 32,5 12,5 20 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tốt Khá Trung bình Yếu ĐC TN

Biểu đồ 3.3. Kết quả biểu hiện tiêu chí “kĩ năng giao tiếp” ở trẻ 5 – 6 tuổi trước TN trên hai nhóm ĐC và TN

Nhìn vào bảng và biểu đồ mức độ biểu hiện tiêu chí “kĩ năng giao tiếp” của trẻ có thể thấy đa phần trẻ đã có biểu hiện của kĩ năng giao tiếp, tuy nhiên mức độ biểu hiện thấp. Tỷ lệ mức độ biểu hiện của hai nhóm ĐC và TN khá tương đồng nhau cụ thể như sau:

Số lượng trẻ biểu hiện kĩ năng giao tiếp ở mức tốt của cả hai nhóm ĐC và TN tương đương nhau (15%). Số trẻ biểu hiện kĩ năng giao tiếp ở mức khá của nhóm ĐC cao hơn nhóm TN nhưng không đáng kể (35% khá của nhóm ĐC so với 32.5% khá của nhóm TN). Tỷ lệ trẻ biểu hiện kĩ năng giao tiếp ở mức trung bình của nhóm ĐC là 37.5% cao hơn so với nhóm TN chỉ đạt 32.5%. Số trẻ ở mức yếu chiếm tỷ lệ khá cao trong tiêu chí kĩ năng giao tiếp. Ở nhóm ĐC tỷ lệ trẻ chưa biểu hiện được kĩ năng giao tiếp chiếm 12.5%, trong khi tỷ lệ trẻ chưa biểu hiện được kĩ năng giao tiếp của nhóm TN là 20%. Như vậy nhìn chung đa phần trẻ ở hai nhóm ĐC và TN đã có biểu hiện của kĩ năng giao tiếp. Tuy nhiên số trẻ ở mức độ biểu hiện trung bình yếu chiếm tỷ lệ cao hơn so với số trẻ ở mức khá tốt. Điều đó cho thấy kĩ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi chưa được quan tâm chú trọng nhiều ở trường mầm non hiện nay. Mặc dù cuối tuổi mẫu giáo, vốn từ của trẻ và các kĩ năng phát âm đã phát triển nhưng kĩ năng giao tiếp của trẻ trong các tình huống còn ở mức trung bình.

Qua quá trình quan sát chúng tôi thấy rằng kĩ năng giao tiếp của nhiều trẻ còn chưa tốt. Trẻ rất nhút nhát, e dè có khi có nhiều bé không nói chuyện với bạn bè. Trẻ chưa biết cách giao tiếp với các bạn. Trẻ chưa biết đưa ra ý kiến đóng góp cho nhiệm vụ được giao, bàn bạc phân công các bạn cùng làm. Giao tiếp với các bạn ở nhiều trẻ còn kém. Trẻ không biết cách thuyết phục các bạn làm theo ý kiến của mình, trẻ không biểu hiện được điều mình muốn bằng lời nói. Ví dụ như trong nhiệm vụ cô giáo giao cho mỗi nhóm hay cùng nhau nghi ra ý tưởng để trang trí lớp học của chúng ta trong ngày khai giảng thì bé Nguyễn Minh Ngọc ở trong nhóm các bạn không bày tỏ ý kiến của mình chỉ ngồi im.Điều đó chứng tỏ trẻ chưa có kĩ năng giao tiếp.Trẻ chưa biết bày tỏ cảm xúc hay ý kiến của mình qua lời nói.

Tiêu chí 3: “kĩ năng làm chủ cảm xúc”

Kết quả khảo sát tiêu chí kĩ năng làm chủ cảm xúc trước của trẻ trước TN ở hai nhóm ĐC và TN được biểu hiện qua bảng 3.4 và biểu đồ sau đây:

Bảng 3.4 Kết quả biểu hiện tiêu chí “kĩ năng làm chủ cảm xúc” của trẻ trước TN trên hai nhóm ĐC và TN

Lớp

Mức độ biểu hiện kĩ năng làm chủ cảm xúc

Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % ĐC 7 17,5 10 25 16 40 7 17,5 TN 4 10 10 25 19 47,5 7 17,5 17,5 10 25 25 40 47,5 17,517,5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tốt Khá Trung bình Yếu ĐC TN

Biểu đồ 3.4 Kết quả biểu hiện tiêu chí “kĩ năng làm chủ cảm xúc” của trẻ trước TN trên hai nhóm ĐC và TN

Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ đánh giá tiêu chí kĩ năng làm chủ cảm xúc của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC có thể thấy: Đa phần trẻ đã có biểu hiện của kĩ năng biểu hiện cảm xúc tích cực trong các tình huống tuy nhiên mức độ biểu hiện còn thấp và không đồng đều cụ thể như sau:

Tỷ lệ trẻ đạt mức khá tốt ở nhóm ĐC có nhỉnh hơn so với nhóm TN nhưng không đáng kể. Ngược lại, tỷ lệ trẻ đạt mức trung bình và yếu ở nhóm TN

lại cao hơn so với nhóm ĐC. Điều đó chứng tỏ, điều tra trước thực nghiệm cho thấy, kĩ năng giao tiếp của trẻ ở nhóm ĐC cao hơn nhóm TN nhưng nhìn chung vẫn ở mức tương đồng nhau.

Như vậy, có thể thấy trước TN mức độ biểu hiện KNS của trẻ ở cả 2 nhóm ĐC và TN được đánh giá qua 3 tiêu chí đều ở mức thấp và không đồng đều. Nhìn chung KNS của trẻ trước TN là ở mức trung bình, trong đó kĩ năng hợp tác của trẻ được biểu hiện có phần nhỉnh hơn hai kĩ năng còn lại.

Qua quan sát chúng tôi nhận thấy rằng kĩ năng làm chủ cảm xúc của trẻ còn chưa tốt. Trẻ chưa biết cách kìm chế cảm xúc của mình. Vì vậy mâu thuẫn rất dễ xảy ra. Trẻ chưa biết cách nhẹ nhàng giải quyết vấn đề. Trẻ còn cáu hay tức giận khi không vừa ý hay không đúng với mình. Thay bằng cách kìm chế cảm xúc của mình thì trẻ thường cáu gắt, cãi nhau với bạn có khi xảy ra xô xát với các bạn. Ví dụ bé Hoàng Nam Anh và bé Vũ Hoài Nam trong quá trình cùng nhau tham gia chuyển bị ngày 20 – 10 cô giáo giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm làm thiệp để chúc mừng bà và mẹ. Khi các bạn cùng nhau làm bé Anh không thích cả nhóm làm thiệp theo ý bạn Nam và bé Nam cũng không thích làm theo ý kiến bạn Anh nên hai bạn đã cãi nhau và xô đẩy nhau. Đây là một trường hợp để nhận thấy rằng kĩ năng làm chủ cảm xúc của bé chưa tốt, bé chưa biết bình tĩnh giải quyết thay vì những lời nói cử chỉ nhẹ nhàng nói lên ý kiến của mình cho bạn hiểu mà hai bé không kìm chế được sự không hài lòng dẫn đến bực tức và cãi nhau. Đó là những biểu hiện của những trẻ thiếu kĩ năng làm chủ cảm xúc. Và trong quá trình quan sát chúng tôi cũng thấy rất nhiều bé thiếu đi kĩ năng làm chủ cảm xúc của mình.

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)