Kiến nghị sư phạm

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 105 - 109)

- Thời gian: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ ngày 9/1/2017 đến ngày 10/3/2017.

2. Kiến nghị sư phạm

2.1. Đối với trường mầm non

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, các buổi trao đổi, học tập giữa giáo viên về nội dung giáo dục KNS cho trẻ ở trường mầm non. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức cho giáo viên mầm non, giúp giáo viên hiểu rõ về vai trò của KNS đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tăng cường tích hợp giáo dục KNS cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày đặc biệt là trong việc tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non.

Nhà trường tạo điều kiện khuyến khích giáo viên chủ động tìm kiếm, sáng tạo, vận dụng các nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động lễ hội nhằm giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Tổ chức các buổi họp phụ huynh và tuyên truyền về các chuyên đề “ giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” để phụ huynh nắm được vai trò và các nội dung KNS cần hình thành cho trẻ trước khi bước vào trường phổ thông. Tranh thủ sự giúp đỡ về con người và vật chất của các bậc phụ huynh và các cơ quan đoàn thể, cũng như tuyên truyền quảng bá rộng rãi về hình ảnh của lễ hội và của trường mầm non.

2.2. Đối với giáo viên mầm non.

Giáo viên cần tìm hiểu đặc điểm biểu hiện KNS ở trẻ 5 – 6 tuổi và các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KNS để đưa ra các nội dung, hình thức giáo dục phù hợp.

Tham gia thường xuyên và đầy đủ vào các buổi tập huấn chuyên đề giáo dục KNS, nắm được các khái niệm cơ bản về KNS cũng như phân biệt được các khái niệm cơ bản giữa phương pháp và biện pháp, nội dung và hình thức.

Nâng cao lòng nhiệt thành, tự tin, tận dụng khả năng sáng tạo của bản thân trong việc tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non. Đề ra được mục

tiêu giáo dục KNS cho trẻ trong mỗi hoạt động được tổ chức.

Mặc dù mới chỉ dừng lại ở lại ở những bước nghiên cứu ban đầu nhưng đề tài cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Vì vậy, chúng tôi mong muốn những kết quả này sẽ được tiếp tục nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của quá trình hình thành và phát triển KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi qua tổ chức các hoạt động ở trường mầm non đặc biệt là hoạt động lễ hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thanh Âm (chủ biên) (2008), Giáo dục học mầm non (tập 1,2,3), NXB Đại học Sư phạm.

2. Nguyễn Thanh Bình (2007),“Chuyên đề giáo dục kĩ năng sống”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

3. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), “Chuẩn phát triển của trẻ 5,6 tuổi”.

4. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lí học Vưgôtxki, NXB Giáo dục

5. Hồ Hoàng Hoa (1998), “Lễ hội – một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộngđồng”, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hòa (2007),“Giáo trình giáo dục học mầm non”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Một số biện pháp rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, Trường ĐH Hùng Vương, PT

8. Lê Thị Thu Hương (chủ biên) (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề cho trẻ 5 -6 tuổi, NXB GD VN

10. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (1994), “Lễ hội truyền thống trong đời sốngxã hội hiện đại”, NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội.

11. Vũ Ngọc Khánh ( 2007), “Văn hóa dân gian Người Việt ( Lễ hội và trò chơidân gian)”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

12. Phạm Văn Nhân (2007), “Cẩm nang tổng hợp kỹ năng hoạt động thanh thiếu niên”,NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Mai Nguyệt Nga (2007), “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Oanh (2006), “10 cách thức giáo dục kĩ năng sống cho tuổi vithành niên”, NXB Trẻ, TP HCM.

14. Nguyến Thị Oanh (2006), “Kĩ năng sống cho tuổi vị thành niên”, NXB Trẻ, TP HCM

15. Phạm Thành Nghị (2011), Giáo trình Tâm lí học giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2003), Các lí thuyết phát triển tâm lí con người, NXB Đại học Sư phạm

17. Lê Bích Ngọc (2013), Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non, NXB ĐHQG Hà Nội

18. PGS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS. Đinh Thị Kim Thoa, TS. Phan Thị Thảo Hương, Giáo dục giá trị kĩ năng sống cho trẻ mầm non, NXB ĐH QG Hà Nội.

19. Huỳnh Văn Sơn (2009), “Bạn trẻ và kĩ năng sống”, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

20. Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn kĩ năng sống, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Thanh Thúy (2010) “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động vui chơi”, Luận văn Thạc sĩ năm 2010, Trường Đại học sư phạm, Hà Nội.

22. Lê Trung Vũ, (1992), “Lễ hội cổ truyền”, NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội.

23. Từ điển bách khoa việt nam (2005), NXB Từ điển bách khoa

24. Đinh Vân Trang, (2015), “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐH Hùng Vương, Phú Thọ.

25. Bùi Văn Trực (2012), Tuyển tập bài giảng kĩ năng sống cho thiếu nhi, NXB Văn hóa – Thông tin.

26. Bùi Văn Trực (2010), Bài học kĩ năng sống cho thiếu nhi, NXB Hồng Đức.

27. Bùi Văn Trực, (2012), Tổ chức hoạt động kĩ năng sống ngoài trời, NXB Hồng Đức

28. Nguyễn Ánh Tuyết (2000), Trò chơi trẻ em, NXB phụ nữ Hà Nội 29. Nguyễn Ánh Tuyết – Nguyễn Thị Như Mai (2009), Sự phát triển tâm lí trẻ emlứa tuổi mầm non, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

30. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáodục mầm non, NXB Đại học sư phạm.

31. Hoàng Văn Yến, (2013), “Kịch bản lễ hội ở trường mầm non”, NXB Giáo dục Việt Nam.

32. Đinh Văn Vang (2003), Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)