Biện pháp 2: Rèn kĩ năng chơi cho trẻ tham gia lễ hộ

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 62 - 75)

Vui chơi là cuộc sống của trẻ thơ, chính vì vậy việc tổ chức các trò chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong các hoạt động lễ hội là một trong những nội dung rất quan trọng và thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của trẻ. Các trò chơi được tổ chức trong các hoạt động trước và sau lễ hội sẽ tạo ra không khí vui tươi, sôi động và để lại ấn tượng sâu đậm cho trẻ khi nhớ về ngày hội. Tổ chức các trò chơi đa dạng, phong phú có mục đích sẽ góp phần giúp trẻ phát triển các yếu tố thể chất và tâm lý, cao hơn nữa là hình thành và phát triển nhân cách. Trong khi tham gia trò chơi, trẻ có cơ hội để thể hiện và rèn luyện các kĩ năng của mình để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi.

Việc tổ chức các trò chơi đan xen với các nội dung khác trong thời gian diễn ra hoạt động lễ hội sẽ tạo nên một chương trình tổng thể, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ nhỏ và tạo nên không khí vui tươi nhộn nhịp cho ngày hội.

2.2.2.2. Yêu cầu thực hiện

Các trò chơi được xây dựng dựa trên mục đích phát triển các kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi bao gồm: kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm chủ cảm xúc. Nội dung của trò chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với chủ đề nội dung và kịch bản của lễ hội. Các trò chơi được thiết kế phải đảm bảo yêu cầu tất cả trẻ đều được tham gia chơi, vai chơi xoay vòng để trẻ trải nghiệm các nhiệm vụ khác nhau của trò chơi.

2.2.2.3. Cách tiến hành

Giáo viên có thể cho trẻ tham gia một số trò chơi sau

Trò chơi dân gian

Các trò chơi dân giản là sản phẩm văn hóa tinh thần vô giá mà ông cha ta đã sáng tạo ra để con người giải trí sau những thời điểm nông nhàn và những giờ lao động mệt mỏi. Kho tàng các trò chơi dân gian rất đa dạng và phong phú giành cho các lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn. Trong đó các trò chơi dân gian giành cho trẻ thơ được lưu truyền và sử dụng nhiều hơn cả. Các trò chơi dân gian thường gắn với những bài đồng dao vần nhịp và giàu tính nhạc điệu là nguồn cảm hứng vô tận kích thích sự hứng thú của các em khi hòa mình vào trò chơi.

Cuộc sống hiện đại ngày càng có những trò chơi vận động, trò chơi điện tử,… được sáng tạo nên giành cho trẻ, tuy nhiên không vì thế mà trò chơi dân gian có thể bị lãng quên hay mất dần vị thế trong các sinh hoạt và đời sống vui chơi của trẻ. Đặc biệt trong các lễ hội văn hóa, trò chơi dân gian luôn được xem là nét văn hóa mang bản sắc dân tộc của người Việt Nam. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ trong các hoạt động lễ hội ngoài ý nghĩa bảo tồn những nét văn hóa truyền thống còn tạo nên sân chơi bổ ích nhằm mục đích giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Các trò chơi dân gian giành cho trẻ cũng rất đa dạng và phong phú như nhảy bao bố, rồng rắn lên mây, cắp cua bỏ giỏ, lộn cầu vồng,…Trò chơi dân gian được thực hiện đan xen trong các giờ hoạt động ngoài trời và giờ thể dục buổi sáng để trẻ quen với luật chơi và thuộc lời các bài đồng dao. Đặc biệt trong khi tổ chức hoạt động lễ hội, trò chơi dân gian được thực hiện ở các góc chơi do từng nhóm giáo viên phụ trách. Cần chuẩn bị đầy đủ đạo cụ như trống, cờ, trang phục cho người chơi,…để tạo nên không khí tưng bừng náo nhiệt của lễ hội, thu hút sự chú ý và mong muốn được tham gia trò chơi của trẻ. Trò chơi dân gian sẽ được tổ chức sau phần nghi thức (phần lễ) trên sân khấu đan xen với chương trình biểu diễn văn nghệ, hoặc tổ chức sau khi kết thúc chương trình văn nghệ.

Mỗi trò chơi dân gian được bố trí ở một khu vực để trẻ có thể chơi được nhiều trò trong một lễ hội. Mỗi góc tổ chức trò chơi phải có ít nhất từ 2 – 3 giáo viên phụ trách để thay trang phục, gõ trống cổ động hoặc phát quà cho trẻ.

Trò chơi dân gian thường được bố trí ở hai bên phía trước của sân trường, sao cho trên sân khấu người dẫn chương trình có thể bao quát được các khu vực chơi. Khi tổ chức trò chơi dân gian cần phối hợp với các gian hàng chợ quê truyền thống để tạo nên sắc màu truyền thống cho lễ hội.

Trò chơi vận động

Ngoài việc tổ chức các trò chơi dân gian trong hoạt động lễ hội, trò chơi vận động với sự sáng tạo trong luật chơi cũng sẽ góp phần giáo dục KNS cho trẻ.

ra, có sự phối hợp hoạt động của quá trình nhận thức và vận động, lượng vận động chiếm ưu thế, thực hành vận động dưới hình thức chơi vui vẻ.

Trò chơi vận động có sự phối hợp hoạt động của quá trình nhận thức và vận động. Để thực hiện được các vận động có trong TCVĐ, trẻ cần nắm tên gọi, dụng cụ, đồ chơi, địa điểm chơi, mục đích, cách chơi, luật chơi. Hoạt động nhận thức là cơ sở để tiến hành vận động. Để chơi hiệu quả, trẻ phải tập trung chú ý huy động năng lượng thần kinh và bắp thịt một cách thực sự. Trò chơi vận động có sự sáng tạo luật chơi nhằm hướng đến các mục đích giáo dục cho trẻ. Trong khi tổ chức ngày hội ở trường mầm non, trò chơi vận động có thể được tổ chức song song với các trò chơi dân gian hoặc có thể tổ chức ngay trên sân khấu chính.

Để tổ chức trò chơi vận động, trước hết giáo viên lựa chọn các trò chơi có trong chương trình dành cho trẻ 5 – 6 tuổi hoặc giáo viên có thể sáng tạo ra một trò chơi nhằm mục đích giáo dục KNS. Sau đó giáo viên chia trẻ thành từng nhóm để thực hiện nhiệm vụ của trò chơi.

Điểm nổi bật của trò chơi vận động là giáo viên có thể sử dụng linh hoạt trong các hoạt động hàng ngày hoặc có thể sử dụng ngay trên sân khấu như một phần của chương trình văn nghệ để tạo nên sự phong phú, đa dạng của các tiết mục. Thời gian vui chơi trên sân khấu của trẻ từ 5 – 10 phút. Khi chơi người dẫn chương trình sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn luật chơi, giám sát các hoạt động chơi của trẻ và là cầu nối cho sự cổ vũ sôi động của các khán giả “nhí”.

Có thể tổ chức trò chơi vận động như một cuộc thi tài giữa các lớp để tăng tính hấp dẫn và sôi động của trò chơi. Bên cạnh đó việc tổ chức các cuộc thi có trao giải thưởng như vậy sẽ tạo ra không khí tập luyện vui tươi ở khắp các khối lớp từ nhiều ngày trước khi diễn ra ngày hội. Đó là điều kiện thuận lợi để giáo viên hình thành và phát triển KNS cho trẻ qua việc tập luyện vui chơi đặc biệt này.

2.2.3.Biện pháp 3: Bồi dưỡng kĩ năng biểu diễn nghệ thuật cho trẻ tham gia lễ hội

2.2.3.1 Mục đích

Nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của con người. Cũng như các trò chơi, nghệ thuật mang đến cho con người nhưng giờ phút thư giãn, giải trí bổ ích sau thời gian lao động và học tập căng thẳng, mệt mỏi. Nghệ thuật luôn hấp dẫn trẻ thơ đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non – giai đoạn đầu tiên của sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Nghệ thuật mang đến cho trẻ những hình tượng về cái đẹp của cuộc sống, qua đó giáo dục cho trẻ tình yêu với cái đẹp, lòng mong muốn tạo ra cái đẹp, giữ gìn cái đẹp,…một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nên nhân cách chính là giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.

Trong các hoạt động lễ hội ở trường mầm non, ngoài những nghi thức bắt buộc của buổi lễ như phát biểu, đọc diễn văn, tổng kết,…thì phần hội chính là phần được tất cả trẻ em mong chờ nhất. Biểu diễn nghệ thuật trên sân khấu trở thành một trong những nội dung chủ chốt của lễ hội. Trẻ tham gia biểu diễn nghệ thuật với các tiết mục đa dạng về nội dung, phong phú về thể loại theo các chủ đề của lễ hội sẽ góp phần tạo nên không gian nghệ thuật của buổi lễ. Sự tập trung cao độ trên sân khấu cùng với tính tập thể và uyển chuyển trong các tiết mục văn nghệ là những yếu tố quan trọng để giáo dục trẻ các kĩ năng cần thiết. Để có một tiết mục biểu diễn thành công trên sân khấu, trẻ phải tham gia tập luyện từ nhiều ngày trước đó. Mỗi tiết mục văn nghệ có đặc thù về nội dung và hình thức thể hiện riêng nhưng có cùng điểm chung đó là hướng đến giáo dục KNS cho trẻ.

2.2.3.2 Yêu cầu thực hiện

Việc giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi qua tập luyện các tiết mục văn nghệ biểu diễn cần được thực hiện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Việc xác định mục đích của quá trình tập luyện và biểu diễn sẽ đặt ra yêu cầu để người giáo viên lựa chọn được các tiết mục văn nghệ phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, có nội dung theo chủ đề của lễ hội.

Các tiết mục văn nghệ biểu diễn trên sân khấu giành cho trẻ mẫu giáo lớn cần lựa chọn để nhiều trẻ được tham gia. Tránh tình trạng tất cả các tiết

mục văn nghệ chỉ do 1 hoặc 1 nhóm trẻ tham gia biểu diễn.

Trong quá trình cho trẻ tập luyện các tiết mục, cần giáo dục cho trẻ tinh thần đoàn kết, biết chia sẻ và hợp tác với nhau trong biểu diễn. Dạy cho trẻ cách biểu hiện các cung bậc cảm xúc tích cực trong từng hoàn cảnh…các kĩ năng giao tiếp biết lắng nghe người khác nói, biết thể hiện các ý kiến của mình mạch lạc, rõ ràng.

2.2.3.3 Cách tiến hành

Các tiết mục văn nghệ được giáo viên nên cho trẻ có thể gồm:

Hát tốp ca

Hát tốp ca là tiết mục hát bao gồm từ 4 trẻ trở lên cùng nhau thể hiện một bài hát. Trong chương trình văn nghệ, tiết mục hát tốp ca chính là lựa chọn cần thiết để tất cả trẻ trong cùng một lớp được tập luyện và tham gia biểu diễn.

Trước hết giáo viên cần lựa chọn bài hát phù hợp để hát tập thể cho trẻ, các bài hát có nhịp rõ ràng thường là nhịp 2/4 để tất cả các trẻ cùng thể hiện. Tiết mục hát tốp ca cho trẻ có thể chọn 2 – 3 bài hát thành liên khúc. Chia lớp thành 2 – 3 nhóm phối hợp với nhau để biểu diễn.

Sau khi chọn được bài hát, giáo viên bắt đầu lựa chọn nhạc nền để ghép lời bài hát. Việc lựa chọn nhạc nền cũng cần chú ý để chọn nhạc điệu có nhịp rõ ràng dễ hát, tốc độ vừa phải và tiết tấu nổi bật trong sáng.

Luyện tập: Thường các bài hát được lựa chọn gần gũi và thân quen với trẻ nên hầu hết trẻ đã thuộc hoặc gần thuộc lời. Tuy nhiên để biểu diễn trên sân khấu ngoài việc thuộc lời bài hát, các trẻ còn phải hát đúng nhịp, đúng cao độ và trường độ của bài hát. Vì vậy việc tập luyện để trẻ hát đồng đều là rất quan trọng. Nếu là liên khúc thì cần phân chia thành các nhóm tương đương với các bài hát được biểu diễn. Nhóm 1 hát đoạn 1, sau đó đến nhóm 2 hát đoạn 2, nhóm 3 hát đoạn 3,…sau đó những đoạn điệp khúc tất cả trẻ cùng hát…như vậy tiết mục tốp ca của trẻ sẽ trở nên hấp dẫn hơn và rèn được cho trẻ kĩ năng phối hợp biểu diễn trong nhóm và phối hợp với các nhóm.Việc cho trẻ tập hát tốp ca cần có đàn organ để khớp nhạc của từng đoạn, khi có

đàn organ sẽ chủ động điều chỉnh được tốc độ và cao độ của bài hát sao cho phù hợp với giọng của trẻ.

Các bài hát tốp ca được lựa chọn theo chủ đề của lễ hội: Trường chúng cháu là trường mầm non, cô và mẹ – Nhạc sĩ Phạm Tuyên, lớp chúng ta đoàn kết – Nhạc sĩ Nguyễn Đức Huy,…(Ngày hội đến trường của bé). Mồng 8 tháng 3, quà mồng Tám tháng ba – nhạc và lời Hoàng Long, ra chơi vườn hoa – nhạc sĩ Văn Tấn…(ngày 8 – 3 và ngày 20 - 10). Các bài hát tiếng anh trong lễ giáng sinh. Từ việc xác định các bài hát có trong chủ đề của lễ hội, giáo viên có thể lựa chọn để ghép thành liên khúc cho trẻ luyện tập.

Trong quá trình cho trẻ luyện tập giáo viên cần tạo ra không khí vui vẻ, thoải mái thân thiện để trẻ tham gia. Thường xuyên khuyến khích, động viên trẻ hát đúng lời đúng nhịp. Chỉnh sửa đúng lúc các lỗi mà trẻ gặp phải, kích thích trẻ tự phối hợp với nhau trong việc phân chia các trường đoạn của bài hát, tạo thành từng nhóm trong các đoạn nhạc để biểu diễn. Khi biểu diễn, động viên trẻ tự tin vào mình, biết phối hợp với nhau để hát đều và đúng nhạc. Biết hướng chú ý của mình xuống khán giả, biểu hiện nét mặt tươi vui khi biểu diễn. Phân công các vị trí của trẻ trên sân khấu, cách đi ra sân khấu, cúi chào khán giả, cách đi vào khi biểu diễn xong,…những kĩ năng này cần được rèn luyện thường xuyên ngay trong quá trình luyện tập của trẻ.

Múa

Múa là nghệ thuật tạo hình không gian động, lấy con người và đạo cụ làm ngôn ngữ ước lệ, tái hiện các hoạt động đời sống xã hội. Nghệ thuật Múa là một loại hình nghệ thuật biểu diễn mang tính tổng hợp khách quan đặc thù, phương tiện thể hiện bằng cơ thể con người. Ngôn ngữ biểu hiện là động tác dáng dấp cử chỉ hành động, điệu bộ, tư thế, đường nét chuyển động trong âm nhạc diễn ra trong không gian sân khấu và thời gian được ấn định trước. Trong quá trình lao động, các động tác Múa được hình thành do nhu cầu thực tiễn để truyền bá kinh nghiệm, tình cảm của con người với con người, con người với thiên nhiên.

ngữ của trẻ còn chưa phát triển thì trẻ đã biết lắc lư mình hoặc uốn lượn đôi bàn tay để đung đưa theo điệu múa. Cùng với sự phát triển của thể chất và tâm lý, những động tác múa với trẻ càng đa dạng và phức tạp hơn đòi hỏi nhiều kĩ năng biểu diễn hơn. Trong các hoạt động lễ hội được tổ chức ở trường mầm non, tiết mục biểu diễn múa là một phần không thể thiếu của chương trình văn nghệ. Những bài múa được dàn dựng dựa trên những bài hát quen thuộc sẽ giúp trẻ phát triển rất nhiều những kĩ năng cần thiết, trong đó nổi bật hơn cả là kĩ năng hợp tác và làm chủ cảm xúc. Trẻ biết phối hợp với nhau nhịp nhàng trong từng cách di chuyển của đội hình và từng động tác của bài múa. Quá trình tập luyện hàng ngày giúp trẻ thân thiết, gắn bó với nhau hơn. Đã có rất nhiều những nhóm bạn thân được hình thành trong quá trình trẻ cùng nhau tập luyện văn nghệ khi tổ chức hoạt động lễ hội. Bên cạnh những kĩ năng biết chia sẻ hợp tác với nhau, những tiết mục múa còn giúp rèn cho trẻ kĩ năng làm chủ cảm xúc của mình. Trẻ phải biểu hiện nét mặt, cử chỉ điệu bộ theo nội dung của bài múa. Trong những bài múa được dàn dựng, trẻ phải tuân thủ chặt chẽ theo cách sắp xếp của giáo viên và theo nền nhạc của bài múa. Trẻ đi ra sân khấu như thế nào, cúi chào đại biểu, cười, vẫy tay,….tất cả đều được luyện tập qua các bài múa và dần dần sẽ trở thành kĩ năng biểu diễn thuần thục giúp trẻ luôn biết điều chỉnh cảm xúc của mình và tự tin trên sân khấu.

* Phương pháp tiến hành

Trẻ rất thích được hoạt động, được tham gia cùng vui Múa, muốn được xem cô giáo Múa, bắt chước cô giáo Múa và khi được Múa trẻ bộc lộ tình cảm một cách rất tự nhiên. Chính vì vậy cô giáo cần có một số phương pháp

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)