Biện pháp 4: Kịp thời giúp trẻ xử lý những vướng mắc, xung đột nảy sinh trong quá trình trẻ tham gia vào các hoạt động lễ hội và tạo

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 75 - 77)

đột nảy sinh trong quá trình trẻ tham gia vào các hoạt động lễ hội và tạo tình huống mới để trẻ luyện tập các kĩ năng

2.2.4.1. Mục đích

Giúp trẻ giải quyết những xung đột, vướng mắc trong quá trình tham gia lễ hội

2.2.4.2. Yêu cầu thực hiện

Giáo viên phải nhanh nhậy trong việc giải quyết những tình huống. Kịp thời phát hiện ra những mâu thuẫn trong khi trẻ tham gia lễ hội. Khi thấy mâu thuẫn thi giáo viên nên tìm cách giải quyết tốt nhất để trẻ không mất đi hứng thú tham gia lệ hội và không làm gián đoạn chương trình lễ hội.

2.2.4.3. Cách thực hiện

Trong khi tham gia vào các hoạt động lễ hội không thể tránh khỏi đôi lúc giữa trẻ với trẻ nảy sinh vướng mắc, xung đột. Những xung đột của trẻ có thể xuất phát từ việc không thống nhất với nhau trong trò chơi, hoặc không hòa nhập được vào các tiết mục văn nghệ của tập thể...Xung đột đó có thể dẫn đến trẻ mất đoàn kết, cãi nhau và rất dễ làm gián đoạn quá trình hoạt động đặc biệt là khi tham gia biểu diễn trên sân khấu, quan hệ bạn bè trong nhóm chơi dễ bị phá vỡ. Các kĩ năng sống của trẻ mới được hình thành sẽ rất dễ bị mất

đi. Tuy nhiên xung đột có thể là động lực của sự phát triển, tăng cường sự hiểu biết, tăng cường sự liên kết và giúp cho mối quan hệ ở trẻ được lành mạnh nếu giáo viên biết giải quyết chúng một cách khoa học và tốt đẹp.

Khi giải quyết những vướng mắc, xung đột, bản thân giáo viên có ảnh hưởng lớn đối với trẻ. Giáo viên có thể giải quyết tốt những xung đột ở trẻ nhưng cũng có thể tạo cho sự xung đột leo thang nếu như giáo viên không đối sử công bằng và không hết lòng với trẻ. Vậy nên, để đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục trẻ, kích thích trẻ mong muốn hợp tác với nhau thì giáo viên cần phải thường xuyên quan sát, theo dõi diễn biến trò chơi và quá trình tập luyện văn nghệ, quá trình chuẩn bị của trẻ để kịp thời giúp trẻ giải quyết những xung đột khi trẻ không tự giải quyết được trong khi thực hiện nhiệm vụ nhằm giúp trẻ MG 5 – 6 tuổi phát triển kỹ năng sống một cách bền vững và thường xuyên.

Bên cạnh đó trong quá trình cho trẻ tham gia vào các hoạt động chuẩn bị cũng như luyện tập cho ngày hội, giáo viên cần tạo ra các tình huống mới để kích thích trí tò mò và hứng thú ở trẻ. Yêu cầu của cuộc sống mới đòi hỏi phải dạy cho trẻ em thái độ thiện cảm với người khác, có tinh thần hợp tác, chia sẻ với người khác như: cùng học, cùng chơi, cùng làm việc...và tạo tình huống chơi trong các nội dung của hoạt động lễ hội sẽ kích thích trẻ tính tích cực tham gia vào các hoạt động và phát triển những kĩ năng sống cần thiết, đây là một nội dung giáo dục cực kỳ quan trọng đối với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi.

Bản thân của hoạt động lễ hội cũng đã nảy sinh các tình huống khác nhau với các nhiệm vụ chuẩn bị, vui chơi và biểu diễn mà trẻ phải thực hiện. Vì vậy trong những nội dung của lễ hội cần chú ý tạo ra các tình huống có vấn đề để trẻ tham gia giải quyết. Biện pháp hiệu quả nhất chính là việc tạo ra các tình huống chơi trong quá trình chơi. Bởi lẽ, thông qua các tình huống do giáo viên và trẻ tạo ra, sẽ là điều kiện thuận lợi cho những kỹ năng hợp tác của trẻ được thể hiện theo hướng tích cực.

đề, điều này sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú và duy trì hứng thú trong suốt quá trình hoạt động, kích thích trí tò mò ham hiểu biết và sự khát khao mong muốn được làm nhiều công việc có ý nghĩa như: quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, nhường nhịn...các thành viên trong lớp cũng như những người xung quanh với các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Từ đó phát triển ở trẻ những kỹ năng sống quý giá cho trẻ. Đây là một biện pháp rất đặc trưng, thích hợp với đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi.

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)