PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 103 - 105)

- Thời gian: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ ngày 9/1/2017 đến ngày 10/3/2017.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1.1. KNS là năng lực cá nhân mà con người có được thông qua giáo dục hoặc kinh nghiệm trực tiếp, nó giúp con người có cách ứng xử tích cực và hiệu quả đáp ứng mọi biến đổi của đời sống xã hội, sống khoẻ mạnh, an toàn hơn”. Hình thành và phát triển KNS ở trẻ 5 – 6 tuổi vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu của giáo dục mầm non hiện nay. KNS giúp trẻ dễ dàng hòa nhập, tự tin và chủ động trong các mối quan hệ xã hội Trẻ biết hợp tác, chia sẻ với nhóm bạn trong các hoạt động vui chơi và học tập, biết sử dụng kĩ năng giao tiếp thân thiện, nhẹ nhàng và khéo léo để duy trì quá trình giao tiếp với bạn bè và các mối quan hệ xã hội, biết tự làm chủ cảm xúc của mình trong các tình huống gặp phải. Giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là yếu tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của con người. Trang bị KNS cũng là bước đệm cần thiết trong hành trang tri thức của trẻ trước khi bước vào trường phổ thông, giúp trẻ tự tin và chủ động với nhiệm vụ học tập mới.

1.2. Thực tiễn hiện nay giáo dục KNS là một trong những vấn đề cấp bách đã và đang được xã hội rất quan tâm. Các nhà giáo dục trong nước và trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về giáo dục KNS cho học sinh các cấp. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục KNS cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chưa được quan tâm đúng mức. Kết quả khảo sát thực trạng đã chỉ ra rằng mức độ biểu hiện KNS của trẻ 5 - 6 tuổi còn ở mức độ trung bình và có sự chênh lệch rõ giữa các cá nhân trẻ. Trong đó kĩ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc của trẻ còn biểu hiện ở mức thấp và chưa rõ ràng. Nguyên nhân chính là do giáo viên chưa hiểu rõ bản chất của giáo dục KNS đối sự hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ 5 – 6 tuổi. Giáo dục KNS mới chỉ được hiểu đơn thuần là việc rèn nề nếp thói quen hàng ngày, chưa có hệ thống nội dung và các biện pháp để giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

trong chương trình chăm sóc và giáo dục mầm non. Các ngày hội, ngày lễ được tổ chức trong năm luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của trẻ. Trẻ luôn mong muốn được tham gia vào quá trình tổ chức lễ hội với tất cả sự hứng thú và khát khao thể hiện mình. Mỗi ngày lễ ngày hội lại để lại trong trẻ những ấn tượng đậm nét. Tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò và ảnh hưởng của các hoạt động lễ hội đối với giáo dục nhân cách cho trẻ. Các hoạt động lễ hội ở trường mầm non hiện nay chủ yếu được tổ chức như một chương trình văn nghệ đơn điệu trên sân khấu mà chưa quan tâm nhiều đến việc lồng ghép các nội dung giáo dục KNS cho trẻ. Quá trình tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non thường kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần với các hoạt động chuẩn bị và các nội dung trong chủ đề, chủ điểm. Do vậy hiệu quả của việc tổ chức hoạt động lễ hội đối với sự hình thành và phát triển KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất lớn và rõ ràng.

1.3. Quá trình nghiên cứu lý luận và thực trạng cho phép chúng tôi đề xuất được được một số nội dung và biện pháp tổ chức các hoạt động lễ hội nhằm hình thành và phát triển KNS ở trẻ 5 – 6 tuổi.

Nội dung tổ chức hoạt động lễ hội: Cho trẻ tham gia vào các hoạt động chuẩn bị cho lễ hội; Tổ chức các trò chơi đan xen trong quá trình diễn ra lễ hội; Tổ chức chương trình văn nghệ biểu diễn cho trẻ tham gia.

Và các biện pháp: Tổ chức cho trẻ cùng tham gia các hoạt động trang trí, chuẩn bị lễ hội; Rèn kĩ năng chơi cho trẻ tham gia lễ hội; Bồi dưỡng kĩ năng biểu diễn nghệ thuật cho trẻ tham gia lễ hội: Kịp thời giúp trẻ xử lý những vướng mắc, xung đột nảy sinh trong quá trình trẻ tham gia vào các hoạt động lễ hội và tạo tình huống mới để trẻ luyện tập các kĩ năng; Tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau trong các buổi chơi để trẻ tự tin thoải mái bộc lộ kĩ năng của mình

1.4. Kết quả thực nghiệm một số nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động lễ hội nhằm hình thành và phát triển KNS ở trẻ 5 – 6 tuổi cho thấy: Mức độ biểu hiện KNS của trẻ nhóm TN cao hơn hẳn so với trước TN và cao hơn so với trẻ nhóm ĐC, đồng thời phép thử T-Student kiểm định sự khác biệt có

ý nghĩa. Kết quả đó đã chứng minh tính khả thi của hệ thống nội dung, biện pháp thực nghiệm và giả thuyết khoa học đưa ra là đúng.

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)