So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm TN

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 100 - 103)

- Thời gian: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ ngày 9/1/2017 đến ngày 10/3/2017.

3.7.2 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm TN

Kết quả mức độ biểu hiện KNS của trẻ nhóm TN trước và sau thực nghiệm được biểu hiện qua bảng 5.0 và biểu đồ như sau:

Bảng 4.0 Kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm TN

Lớp

Mức độ biểu hiện KNS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Trước TN 4 10 10 25 18 45 8 20 Sau TN 13 32,5 16 40 8 20 3 7,5 10 32,5 25 40 45 20 20 7,5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tốt Khá Trung bình Yếu Trước TN Sau TN

Biểu đồ 4.0 Kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm TN

Kết quả khảo sát trước và sau TN của nhóm TN cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ về mức độ biểu hiện KNS cụ thể như sau:

trẻ) cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ mức độ tốt của trẻ trước TN (chỉ đạt 10%). - Tỷ lệ số trẻ biểu hiện KNS ở mức khá sau TN đạt 40% cao hơn tỷ lệ 25% trước TN.

Sự tiến bộ của trẻ về KNS sau TN còn biểu hiện qua tỷ lệ số trẻ ở mức trung bình và yếu. Nếu như trước TN số trẻ biểu hiện KNS ở mức trung bình chiếm tới 45% tổng số trẻ thì sau TN tỷ lệ trung bình giảm xuống chỉ còn 20%. Tương tự, nếu như trước TN tỷ lệ số trẻ biểu hiện KNS ở mức yếu còn 20%, thì sau TN tỷ lệ số trẻ ở mức yếu giảm xuống chỉ còn 7.5 %.

Kết quả này chứng tỏ mức độ biểu hiện KNS của trẻ lớp TN sau thực nghiệm đã tốt hơn rất nhiều so với trước TN, điểm trung bình tăng lên đáng kể và độ phân tán cũng được giảm đi. Điều đó có nghĩa là hệ thống các nội dung và biện pháp thực nghiệm không chỉ làm tăng mức độ thuần thục KNS của trẻ mà sự tăng đó còn diễn ra đồng đều ở tất cả các trẻ.

Như vậy, sau khi tiến hành áp dụng hệ thống các nội dung và biện pháp vào tổ chức các hoạt động lễ hội đối với nhóm TN. Trẻ tham gia vào các hoạt động hứng thú hơn, tích cực hơn, từ đó đã tạo nên sự tiến bộ về các KNS. Sự tiến bộ đó đã khẳng định hiệu quả sử dụng các biện pháp và sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi, các biện pháp này có thể được tiến hành rộng rãi ở các trường trong quá trình tổ chức các ngày lễ, ngày hội cho trẻ.

Qua quan sát chúng tôi thấy sự thay đổi rõ rệt sau quá trình thực nghiệm của nhóm đối chứng. Đa số trẻ đã biết làm việc cùng các bạn, hợp tác với các bạn rất ăn ý, kĩ năng giao tiếp của trẻ có sự phát triển nhanh chóng: trẻ biết trình bày ý kiến, bảo vệ và thuyết phục các bạn. Và trẻ biết cách điều khiển cảm xúc của mình sao cho phù hợp với các bạn, biết vui vẻ nhẹ nhàng, bình tĩnh trong mọi tình huống. Đồng thời sau thực nghiệm số trẻ chưa hình thành và hình thành các kĩ năng ở mức độ kém đã thay đổi rõ rệt: trẻ đã dần dần hợp tác với các bạn, đưa ra ý kiến của mình và cũng không có những thái độ cáu hay không bằng lòng khi hoạt động cùng các bạn.

Tiểu kết chương 3

Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi đã thu được những kết quả như sau:

Trước thực nghiệm: mức độ biểu hiện KNS của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC là tương đương nhau, trong đó tập trung chủ yếu ở mức trung bình, số trẻ ở mức độ yếu vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Độ lệch chuẩn của 2 nhóm còn lớn chứng tỏ mức độ biểu hiện KNS của trẻ không đồng đều và còn có sự phân tán.

Sau thực nghiệm, tuy mức độ biểu hiện KNS của trẻ hai nhóm ĐC và TN đều cao hơn trước TN nhưng mức độ không giống nhau. Mức độ thuần thục các KNS của trẻ nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. Ở nhóm TN, số trẻ có mức độ biểu hiện KNS đạt mức tốt và mức khá tăng lên đáng kể, trẻ mức trung bình và mức yếu giảm xuống đáng kể.

Kết quả thực nghiệm đã kiểm định sự khác biệt giữa kết quả nhóm ĐC và nhóm TN sau TN cũng như sự khác biệt giữa kết quả nhóm TN trước và sau TN là có ý nghĩa, khẳng định độ tin cậy. Điều đó chứng minh giả thuyết khoa học của luận văn đưa ra là đúng. Bên cạnh đó, những kết quả thu được từ sự tiến bộ của trẻ nhóm TN sau thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động lễ hội nhằm giáo dục KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)