Biện pháp 1: Tổ chức cho trẻ cùng tham gia các hoạt động trang trí, chuẩn bị cho lễ hộ

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 58 - 62)

trang trí, chuẩn bị cho lễ hội

2.2.1.1 Mục đích

Các hoạt động chuẩn bị giữ một vai trò quan trọng trong sự thành công của lễ hội. Việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động chuẩn bị sẽ góp phần làm tăng sự hứng thú và niềm mong đợi hướng đến ngày hội.

Thông qua các hoạt động chuẩn bị mà trẻ tham gia, giáo viên giáo dục cho trẻ hiểu ý nghĩa của các công việc mà trẻ đang làm và ý nghĩa của ngày hội sắp diễn ra. Việc giao các nhiệm vụ cho trẻ còn góp phần giáo dục những KNS cần thiết cho trẻ như kĩ năng hợp tác, chia sẻ làm việc theo nhóm cùng nhau phối hợp thực hiện nhiệm vụ, kĩ năng thể hiện tình cảm, cảm xúc tích cực với nhóm bạn và trong các tình huống có vấn đề của nhiệm vụ. Giáo dục trẻ tình yêu thương và lòng kính trọng với thầy cô giáo, với những người thân trong gia đình, với quê hương đất nước, với Bác Hồ,…thông qua các chủ đề của ngày hội được tổ chức.

Các sản phẩm mà trẻ làm được trong quá trình chuẩn bị cho lễ hội chính là những phần quà tinh thần mang ý nghĩa rất lớn. Một bức tranh tặng bà, một lời chúc yêu thương gửi đến mẹ,…hay những tấm thiệp, những cành hoa giấy mà tự tay trẻ làm để gửi đến cô giáo…

2.2.1.2. Yêu cầu thực hiện

Giáo viên lựa chọn các công việc vừa sức với trẻ để trẻ thực hiện. Trước khi giao nhiệm vụ cho trẻ cần phân tích để trẻ hiểu ý nghĩa của các nhiệm vụ cần làm, qua đó trẻ nhận thấy vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tiến hành các hoạt động chuẩn bị. Tạo không khí thoải mái, vui tươi kích thích sự hứng thú và tích cực tham gia các nhiệm vụ của trẻ. Phân công các nhiệm vụ cho trẻ theo nhóm, thường xuyên giám sát và giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn. Nhận xét và tuyên dương kịp thời những sản phẩm đẹp của các nhóm. Trưng bày các sản phẩm của trẻ trước, trong và sau lễ hội, dạy trẻ cách tự giới thiệu về các sản phẩm của mình làm ra. Biết quý trọng các sản phẩm và ý nghĩa tinh thần của nó.

2.2.1.3 Cách tiến hành

Tùy thuộc vào chủ đề của lễ hội giáo viên có thể tổ chức cho trẻ tham gia một số công việc sau:

* Làm bưu thiếp

Trước hết giáo viên chuẩn bị giấy màu, kéo, bút vẽ, băng keo,… sau đó hướng dẫn trẻ làm các sản phẩm để tặng bà, tặng mẹ. Giáo viên làm mẫu, vừa làm vừa phân tích các thao tác, ý nghĩa của các nội dung tạo hình trên bức bưu thiếp. Sau đó cho trẻ ngồi theo từng nhóm để thực hiện. Trong quá trình trẻ thực hiện, giáo viên gợi ý để trẻ biết cùng bàn bạc với nhau để đưa ra ý tưởng cho tấm bưu thiếp của nhóm mình.

Giáo viên bao quát trẻ, hướng dẫn kịp thời các thao tác sử dụng vật dụng như kéo, bút, sáp màu,…và giúp trẻ bật lên ý tưởng, sắp xếp các ý tưởng sáng tạo trên bức bưu thiếp,…(con đang làm gì?con sẽ vẽ gì? Tại sao con lại làm như thế?...chúng mình phải làm như thế này,…) Khi trẻ thực hiện xong các tấm bưu thiếp, giáo viên tiến hành nhận xét và tuyên dương những nhóm hoàn thành sớm, đẹp, khuyến khích trẻ tự giới thiệu các ý tưởng từ sản phẩm do mình làm ra. Sau cùng giáo viên đưa sản phẩm của trẻ ra khu vực trưng bày để phụ huynh có thể tự hào về thành quả của trẻ. Trẻ cũng có thể mang các sản phẩm do chính tay mình làm về nhà để tặng cho ông bà, cha mẹ,…từ đó khắc sâu trong trẻ những ý nghĩa của ngày hội.

* Vẽ tranh

Tương tự như nội dung làm bưu thiếp chúc mừng, trong công tác chuẩn bị cho lễ hội cô giáo cho trẻ vẽ các bức tranh để trang trí cho bảng chủ điểm trên lớp và góc trưng bày các sản phẩm. Tùy vào chủ đề nội dung của ngày hội được tổ chức, giáo viên sử dụng các bức tranh mẫu để hướng cho trẻ các ý tưởng sáng tạo khi vẽ tranh.

Để phát triển kĩ năng hợp tác và giao tiếp cho trẻ, giáo viên chia trẻ thành từng nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm có một nội dung theo chủ đề của ngày hội, trên cơ sở đó trẻ sẽ thảo luận trong nhóm và đưa ra ý tưởng cho bức tranh của mình.

Trong quá trình trẻ thực hiện nhiệm vụ vẽ tranh cho ngày hội, giáo viên thường xuyên bao quát các nhóm. Hỏi trẻ về các ý tưởng mà nhóm thực hiện, cho trẻ trình bày ý tưởng sáng tạo của mình trước các bạn trong nhóm, các bạn khác trong nhóm sẽ nhận xét và đóng góp các ý tưởng mới để bổ sung. Cứ như vậy trẻ sẽ làm quen dần quen với kĩ năng hợp tác, chia sẻ và làm việc với nhau theo nhóm. Trẻ hiểu được khi có sự hỗ trợ của cả nhóm, sản phẩm được tạo ra sẽ trở nên phong phú hơn, đẹp hơn.

Sau khi các nhóm hoàn thành sản phẩm, giáo viên cho trưng bày sản phẩm để cả lớp cùng chiêm ngưỡng. Từng nhóm sẽ lên trình bày về ý tưởng vẽ tranh của nhóm mình. Cô cho từng trẻ đưa ra nhận xét về các bức tranh của từng nhóm (bé thích nhất bức tranh nào?vì sao) Việc giới thiệu, trình bày về ý nghĩa của sản phẩm do chính tay trẻ làm ra sẽ rèn cho trẻ kĩ năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, biết dùng ngôn ngữ để nói lên ý tưởng của mình. Giáo viên sẽ cho từng trẻ trong nhóm được nói, được giới thiệu về sản phẩm và ý tưởng mà mình đã đóng góp. Từ đó trẻ sẽ tự tin trong việc diễn đạt ngôn ngữ của mình

Sau cùng cô đưa ra nhận xét chung cho các nhóm, tuyên dương sự cố gắng của trẻ và đưa các sản phẩm tranh vẽ ra trưng bày như một món quà ý nghĩa mà trẻ gửi đến những người thân (các chủ đề của ngày hội)

* Chuẩn bị lời chúc mừng

Mỗi ngày hội, ngày lễ được tổ chức ở trường mầm non thường hướng đến những người thân quen với trẻ: ngày 8/3, ngày 20/10 (là dịp để trẻ bày tỏ tình cảm của mình với bà, mẹ). Ngày 22/12 (ngày của các chú bộ đội), ngày 20/11 (ngày của các cô giáo),… Chính vì vậy, ngoài sự hiểu biết ý nghĩa của các ngày hội được tổ chức, việc trẻ chuẩn bị các lời chúc mừng sẽ giúp trẻ thể hiện tình cảm, lòng biết ơn của mình với những người có công sinh thành, chăm sóc dìu dắt trẻ hàng ngày.

Việc trẻ nói lên được tình cảm của mình là món quà vô giá đối với những người thân yêu. Vì vậy, đây là một trong những nội dung hết sức cần thiết trong các hoạt động chuẩn bị của trẻ. Từ việc hiểu ý nghĩa của ngày hội,

giáo viên sẽ cho trẻ tự chuẩn bị các lời chúc của mình. Sau đó cho trẻ thể hiện những lời chúc đó một cách tự tin, mạch lạc và hồn nhiên.

Các lời chúc của trẻ giáo viên có thể ghi lại trong các bưu thiếp hoặc bức tranh mà trẻ làm được để gửi tặng cho người thân yêu. Việc cho trẻ chuẩn bị những lời chúc tốt đẹp nhất sẽ giúp trẻ phát triển những tình cảm thẩm mỹ tốt đẹp. Ngoài ra những lời chúc được thể hiện còn giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi giao tiếp. Khi nói lời chúc mừng, trẻ phải thể hiện được phong thái tự tin, tình cảm chân thành và thái độ tích cực của lời chúc với người nghe. Qua đó rèn cho trẻ sự chủ động và tính linh hoạt trong giao tiếp, các kĩ năng làm chủ cảm xúc trong từng hoàn cảnh.

Giáo viên có thể làm mẫu cách thể hiện lời chúc để trẻ tập theo, trong khi trẻ chuẩn bị những lời chúc, giáo viên cần uốn nắn giúp trẻ hoàn thiện các ý của câu chúc mừng, tuyên dương và khích lệ để trẻ tự tin nói lên tình cảm của mình. Bên cạnh đó giáo viên rèn cho trẻ cách biểu hiện từ nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi gửi lời chúc mừng đến ai đó,…Đặc biệt, giáo viên lựa chọn 1 hoặc 2 trẻ có kĩ năng nói lưu loát để đại diện cho tập thể lớp phát biểu và gửi lời chúc đến các vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh trong khi tổ chức chương trình trên sân khấu.

Lưu ý: Giáo viên không nên gò ép hoặc viết sẵn nội dung các lời chúc, vì khi đó lời chúc và bài phát biểu của trẻ trên sân khấu không còn là của trẻ nữa mà trẻ chỉ còn đóng vai trò là người đọc thuộc lòng. Điều đó sẽ làm mất đi ý nghĩa từ những tình cảm chân thành, hồn nhiên và mang dấu ấn tuổi thơ của trẻ.

* Các công tác chuẩn bị khác: cắm hoa, bơm bóng, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng

Đây là các công tác chuẩn bị cuối cùng giành cho trẻ 5 – 6 tuổi trong quá trình tham gia vào các hoạt động lễ hội. Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm trong lớp, sau đó nhóm chơi sẽ tự lên kế hoạch và phân công nhau các nhiệm vụ được giao.

ở bàn đại biểu. Giáo viên làm mẫu các công đoạn để trẻ quan sát: chọn hoa, cắt cuống hoa, cắm vào xốp,…Trẻ sẽ được chia thành 4 nhóm ở trong lớp thi xem nhóm nào cắm được bát hoa đẹp nhất.

Bơm bóng: Nhiệm vụ bơm những quả bóng để trang trí sân khấu là một nhiệm vụ phù hợp với khả năng của trẻ 5 – 6 tuổi. Để có được những quả bóng căng tròn trẻ buộc phải phối hợp với nhau nhịp nhàng, 1 trẻ bơm bóng, 1 trẻ giữ đầu bơm, 1 trẻ buộc các trái bóng đã được bơm thành từng chùm. Như vậy, nhiệm vụ bơm bóng tuy đơn giản nhưng nó lại mang nhiều ý nghĩa đối với trẻ 5 - 6 tuổi. Mỗi chùm bóng trang trí trên sân khấu là kết quả từ sự nỗ lực cố gắng của cả tập thể lớp. Trẻ sẽ tự hào vì được góp công sức của mình vào việc trang trí sân khấu. Một lần nữa trẻ hiểu thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết, chia sẻ của các bạn trong nhóm, trong lớp.

Chuẩn bị về tâm thế: Là bước chuẩn bị cuối cùng nhưng lại mang ý nghĩa rất quan trọng. Để hướng đến một lễ hội thành công cần tạo cho trẻ tâm lý vui tươi hứng khởi, luôn luôn mong chờ ngày hội sắp diễn ra. Trước khi lễ hội được tổ chức, trẻ phải được tìm hiểu nội dung ý nghĩa của ngày hội đó, từ đó trẻ chủ động với suy nghĩ và các hoạt động của mình,…tâm thế của trẻ luôn sẵn sàng tham gia vào các hoạt động lễ hội là một trong những thành công đầu tiên và rất quan trọng của hoạt động lễ hội.

Để có một chương trình lễ hội thành công thì điều đầu tiên là phải xây dựng kịch bản. Vì vậy, kịch bản chính là điều kiện đầu tiên dẫn đến sự thành công của lệ hội.

Mỗi khi tổ chức một chương trình nao đó chúng ta đều phai xây dựng chi tiết những nhiệm vụ và công việc cần làm, lên kế hoạch từ việc chuẩn bi đến cách tiến hành.

Bên cạnh đó để giúp trẻ trải nghiệm những kĩ năng sống thi kịch bản chương trình lễ hội cần càng phải chuẩn bị kĩ hơn nữa để có thể hiện những kĩ năng trẻ đã có và trải nghiệm những kĩ năng mới.

Một phần của tài liệu Hình thành một số kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)