2. Cơ sở thực tiễn
2.3.3. Phương pháp Anket
Bộ Anket được xây dựng với hệ thống 10 câu hỏi đóng. Người khảo sát biểu đạt các phương án trả lời cho câu hỏi đặt ra, người được khảo sát tự lựa chọn câu trả lời thích hợp
Nội dung khảo sát như sau:
* Tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành
KNSS ở trường mầm non
Gần 90% giáo viên khi tổ chức hoạt động cho trẻ LQVT nhằm hình thành biểu tượng cho trẻ ở trường mầm non, đều thường xuyên thực hiện giáo dục tích hợp thông qua việc lồng ghép các nội dung toán học khác nhau cũng như các nội dung của các môn học khác. Phần lớn giáo viên sử dụng tất cả các loại trò chơi khi cho trẻ học giờ LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS: trò chơi dân gian, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi lắp ghép xây dựng, trò chơi vận động, trò chơi học tập. Nhưng trong đó TCHT được giáo viên sử dụng hơn cả ở trong tiết học và ngoài tiết học. Qua đó ta thấy các giáo viên đã nhận thức rõ được vai trò, ý nghĩa của TCHT trong việc hình thành KNSS cho trẻ ở trường mầm non.
Khi khảo sát ý kiến giáo viên về hiệu quả việc sử dụng TCHT trên các tiết học toán nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi so với những tiết toán được tiến hành theo bài soạn gợi ý, hướng dẫn trong chương trình thì chỉ một số ít
giáo viên cho rằng hiệu quả như nhau(10%). Trong khi đó hầu hết các giáo viên(90%) đều cho rằng hiệu quả cao hơn, không có ý kiến cho rằng hiệu quả thấp hơn. Các TCHT mà giáo viên thường xuyên sử dụng trên tiết học toán nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi hướng các mục đích sau:
- Trang bị kiến thức, kĩ năng về KNSS cho trẻ: 55% - Củng cố, luyện tập kiến thức về KNSS cho trẻ: 95%
- Luyện tập cho trẻ kĩ năng ứng dụng kiến thức về so sánh vào các hoàn cảnh khác nhau: 60%
- Điều tra, đánh giá mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của trẻ: 75% - Tăng hứng thú học tập cho trẻ: 100%
- Tạo điều kiện cho trẻ nghỉ ngơi: 20%
Như vậy, có thể thấy TCHT được sử dụng trong tiết học LQVT nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non với nhiều nghĩa khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là để củng cố, luyện tập kiến thức, kĩ năng về so sánh cho trẻ và nhất là để tăng hứng thú hoạt động của trẻ. Ngoài ra TCHT còn để thực hiện một số mục đích khác: Trang bị kiến thức, kĩ năng mới cho trẻ và điều tra mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của trẻ
* Nguồn TCHT mà các giáo viên thường sử dụng cho trẻ 5 – 6 tuổi LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS
Bảng 1: Điều tra về nguồn TCHT và mức độ sử dụng chúng
Nguồn TCHT Thường
xuyên(%)
Thỉnh thoảng(%)
Không bao giờ (%) Bài soạn gợi ý trong chương trình 70 30 0 Sưu tầm qua các tài liệu tham khảo 65 35 0 Bắt chước kinh nghiệm đồng nghiệp 20 80 0
Tự thiết kế 35 60 5
Theo kết quả thống kê trên, tôi thấy các giáo viên tổ chức hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi LQVT nhằm hình thành KNSS còn lệ thuộc vào bài soạn trong chương trình, thể hiện ở việc 70% giáo viên thường xuyên sử dụng nguồn TCHT từ bài soạn gợi ý.
Nguồn TCHT mà giáo viên sử dụng để tổ chức hoạt động cho trẻ LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi còn chủ yếu là con đường sưu tầm từ các tài liệu tham khảo và bắt chước, học hỏi đồng nghiệp. Tuy nhiên, sự trao đổi của các giáo viên chỉ diễn ra thỉnh thoảng(80%).
Rất ít giáo viên tự thiết kế, sang tạo ra các TCHT để sử dụng trong hoạt động LQVT nhằm hình thành KNSS cho trẻ(35%) và có 5% giáo viên chưa tự thiết kế bao giờ. Điều này cho thấy rõ hơn sự thụ động của giáo viên trong việc thiết kế, chuyển tải các nội dung kiến thức, kĩ năng về so sánh cho trẻ thông qua TCHT.
* Những khó khăn của giáo viên khi sử dụng TCHT trong tổ chức hoạt động cho trẻ LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS.
Bảng 2: Các khó khăn giáo viên thường gặp phải khi sử dụng TCHT
Các khó khăn Tần số % Nguồn TCHT mang tính tích hợp 10 50 Phương pháp tổ chức 5 25 Khả năng của trẻ 8 40 Diện tích chơi 7 35
Việc đánh giá, kiểm tra của Ban giám hiệu, Phòng giáo dục
3 15
Theo số liệu bảng thống kê trên, chúng ta có thể thấy được một số khó khăn mà giáo viên thường gặp phải trong quá trình tổ chức tiết học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS hiện nay. Trong đó, các khó khăn khiến giáo viên lo lắng nhất là nguồn TCHT mang tính tích hợp dể sử dụng cho việc dạy cho trẻ KNSS theo hướng tích hợp. Các giáo viên mầm non đứng lớp đã có ý kiến: TCHT thì nhiều, song TCHT mang tính tích hợp và phù hợp với kiến thức kĩ năng về SS cụ thể cho 1 giờ hoạt động là ít. Đòi hỏi các giáo viên phải sưu tầm, tự thiết kế lựa chọn dạng TCHT phù hợp với
yêu cầu đặt ra trong hoạt động. Trên thực tế, các giáo viên khó có thể đáp ứng được các yêu cầu đó, nên họ chủ yếu sử dụng các TCHT quen thuộc trong chương trình bài soạn. Do vậy, mà việc tổ chức hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS còn nhiều hạn chế.
Diện tích chơi và khả năng chơi của trẻ là 1 yếu tố khá quan trọng, góp phần tác động tới hiệu quả của việc tổ chức hoạt động cho trẻ, đây cũng là một khó khăn của các giáo viên trong tổ chức những TCHT mang tính tích hợp cho trẻ trong hoạt động chung có chủ đích.