Thử nghiệm điều tra.

Một phần của tài liệu "Sử dụng trò chơi học tập theo hướng tích hợp nhằm hình thành kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 61 - 63)

2. Cơ sở thực tiễn

3.4.1 Thử nghiệm điều tra.

* Mục đích thử nghiệm:

Nhằm kiểm tra đánh giá hiệu quả hình thành KNSS của trẻ dưới tác dụng của việc tổ chức các TCHT theo hướng tích hợp. Thử nghiệm là cơ sở cho việc phân loại trẻ 2 lớp thành 2 nhóm: nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm, đảm bảo tính cân bằng về chất lượng trẻ.

* Các bước tiến hành.

Đo mức độ nắm kiến thức, kỹ năng toán học hiện có của trẻ ở hai lớp bằng hệ thống các bài tập trên phiếu kiểm tra.

+ Nội dung các bài tập kiểm tra là những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã được học từ đầu năm học tới lúc tiến hành thử nghiệm điều tra.

+ Hình thức kiểm tra là trẻ độc lập giải quyết các bài tập trong một khoảng thời gian quy định (10 phút) hay trả lời các câu hỏi của cô. Kết quả thực hiện bài tập được thể hiện qua sản phẩm, lời nói, hành động của trẻ và được giáo viên đánh giá bằng cách cho điểm theo thang đánh giá do cô xây dựng.

- Phân loại mức độ hình thành KNSS của từng trẻ theo 4 mức độ: Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu dựa trên tổng số điểm thực hiên bài kiểm tra của từng trẻ.

- Thiết lập mẫu thực nghiệm: trên cơ sở kết quả thử nghiệm điều tra ở mỗi lớp, tôi chia làm hai nhóm: 20 trẻ lớp 5 tuổi A4 thuộc nhóm thử nghiệm, 20 trẻ ở lớp 5 tuổi A3 thuộc nhóm đối chứng. Trong đó cả 2 nhóm trẻ đảm bảo sự cân bằng về mức độ nhận thức nói chung và mức độ hình thành KNSS nói riêng, cân bằng về số trẻ Nam và Nữ, cơ sở vật chất trong lớp, trình độ, năng lực của giáo viên đứng lớp.

* Nội dung bài tập kiểm tra trẻ trước thử nghiệm hình thành.

Nội dung kiến thức hình thành KNSS cho trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm:

+ So sánh, nhận xét sự khác biệt về số lượng giữa nhóm có số lượng là số mới với nhóm số lượng là số liền kề trước đã biết.

+ Thực hiện các phép so sánh 2, 3 đối tượng vói KNSS về số lượng, kích thước, hình dạng,

+ Dạy trẻ cách chia một nhóm đối tượng thành hai phần theo các cách khác nhau.

Hệ thống bài tập kiểm tra trẻ trước thử nghiệm thực hành gồm có 5 bài tập. Với mỗi bài tập trẻ được đánh giá 2 điểm nếu làm đúng, 1 điểm nếu chỉ thực hiện được một phần nhiệm vụ của bài tập và 0 điểm nếu làm sai hoặc không làm được. Điểm tối đa trẻ đạt được cho cả 5 bài tập là 10 điểm, phân loại mức độ hình thành biểu tượng sơ đẳng về số của trẻ như sau:

Mức độ 1: Giỏi (9 – 10 điểm) Mức độ 2: Khá (7 – 8 điểm)

Mức độ 3: Trung bình (5 – 6 điểm) Mức độ 4: Yếu (dưới 5 điểm) - Hệ thống bài tập trước thử nghiệm: BT1(2 điểm):

- Bé hãy nối hình có số hoa nhiều hơn số chim là 1 và tô màu cho chim và hoa BT2(2 điểm):

- Bé hãy nối các nhóm có cùng số lượng. Tô mầu cho quả, làm thế nào để số lượng quả ở 2 đĩa đều bằng nhau?

BT3(2 điểm):

- Bé hãy nói tên hình và vẽ thêm hình tương ứng vào từng nhóm sao cho các nhóm đều có số lượng là 9. Tô màu vào hình theo ý thích

BT4(2 điểm):

- Nối hình giống với hình bên cạnh. Tô màu cho các hình BT 5(2 điểm):

- Chiếc bút nào dài nhất, bé hãy khoanh tròn vào chiếc bút dài nhất và tô màu cho chiếc bút

Một phần của tài liệu "Sử dụng trò chơi học tập theo hướng tích hợp nhằm hình thành kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)