Thực trạng nội dung hình thành KNSS cho trẻ –6 tuổi trong các chương trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non

Một phần của tài liệu "Sử dụng trò chơi học tập theo hướng tích hợp nhằm hình thành kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 32 - 35)

2. Cơ sở thực tiễn

2.2.4. Thực trạng nội dung hình thành KNSS cho trẻ –6 tuổi trong các chương trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non

chương trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non

Theo kết quả điều tra cho thấy hiện nay các trường MN vẫn tồn tại song song hai chương trình: Chương trình cải cách và chương trình đổi mới. Do đó, trong quá trình tổ chức dạy trẻ LQVT để hình thành KNSS vẫn thực hiện theo hai chương trình: Chương trình cải cách và chương trình đổi mới.

2.2.4.1. Chương trình cải cách:

- Nội dung chương trình:

+ Dạy trẻ so sánh hai nhóm đồ vật có số lượng giống nhau và khác nhau bằng cách ghép tương ứng 1: 1 và bằng phép đếm.

+ Dạy trẻ so sánh các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật theo dấu hiệu đặc trưng của các hình.

+ Dạy trẻ so sánh chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn của hai đối tượng, ba đối tượng.

- Ưu điểm của chương trình:

+ Chương trình phù hợp với đặc điểm phát triển khả năng nhận biết của trẻ. + Chương trình cải cách đã chú ý đến việc hình thành KNSS cho trẻ trong dạy trẻ LQVT, giúp trẻ tìm ra được sự giống nhau và khác nhau về số lượng, kích thước, hình dạng của các đối tượng. Điều này chứng tỏ, chương trình cải cách đánh giá đúng tầm quan trọng của việc hình thành KNSS trong dạy trẻ LQVT.

+ Về nội dung hình thành KNSS trong dạy trẻ LQVT ở chương trình cải cách chủ yếu dựa vào sự áp đặt chủ quan của giáo viên. Giáo viên ít chú ý đến nhu cầu, hứng thú, khả năng, kinh nghiệm của trẻ trong hoạt động, trẻ bị áp đặt trở nên thụ động trong quá trình hình thành KNSS. Do đó việc hình thành KNSS là chưa đạt hiệu quả.

+ Nội dung hình thành KNSS trong dạy trẻ LQVT ở chương trình cải cách thường giới hạn trong phạm vi so sánh hai, ba đối tượng hoặc hai, ba nhóm đối tượng. Chẳng hạn: So sánh số lượng giữa hai nhóm đồ vật; So sánh sự khác nhau và giống nhau của hai hình hình học theo dấu hiệu đặc trưng; So sánh chiều dài, chiều rộng, chiều cao, độ lớn của hai đối tượng… chứ chưa mở rộng số lượng đối tượng so sánh như so sánh ba đối tượng hoặc ba nhóm đối tượng trở lên. Mặt khác, trong nội dung này chỉ dạy cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau về các dấu hiệu toán học. Việc dạy trẻ ứng dụng kĩ năng này vào hoạt động thực tiễn chưa được chú trọng.

+ Chương trình cải cách có sẵn các bài soạn mẫu nên giáo viên sử dụng tài liệu một cách rập khuôn, máy móc, ít sáng tạo trong việc thiết kế các hoạt động giáo dục cho trẻ. Giáo viên làm nhiều hơn trẻ, nên các hoạt động tổ chức cho trẻ cứ lặp đi lặp lại khiến trẻ mất hứng thú, nhàm chán, ít hoạt động, hạn chế tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ so sánh số lượng, kích thước, hình dạng.

+ Các biện pháp giáo viên sử dụng chủ yếu là biện pháp dùng lời, sử dụng vật trực quan, chưa chú trọng đến các biện pháp thực hành nên KNSS về số lượng, kích thước, hình dạng của trẻ chưa bền vững, ổn định. Hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ để hình thành KNSS chủ yếu thông qua “tiết học”, giáo viên ít quan tâm đến việc sử dụng các hình thức TCHT theo hướng tích hợp để trẻ hình thành KNSS tốt hơn.

+ Các phương tiện dạy học như đồ dùng, đồ chơi để hình thành KNSS trong dạy trẻ LQVT nghèo nàn, ít tính năng sử dụng, chưa đa dạng… nên không lôi cuốn được trẻ, không tạo sự hấp dẫn cho trẻ do đó trẻ ít hoạt động, ít luyện

tập nên việc hình thành KNSS thông qua TCHT theo hướng tích hợp gặp rất nhiều khó khăn và kém hiệu quả.

+ Nội dung hình thành biểu tượng toán trong chương trình cải cách được quy định sẵn cho tất cả trẻ em ở những điều kiện khác nhau cho nên không phát huy hết được năng lực của từng cá nhân trẻ, những trẻ khá thì bị hạn chế về năng lực còn trẻ kém cảm thấy khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức, do đó trẻ mau chán và không hứng thú với nội dung học tập dẫn đến việc hình thành KNSS không đạt kết quả như mong muốn.

2.2.4.2. Chương trình đổi mới:

- Nội dung chương trình:

+ Dạy trẻ xếp tương ứng 1: 1 để so sánh số lượng các nhóm đối tượng mà không cần phép đếm, trên cơ sở đó dạy trẻ nhận biết và phản ánh bằng lời nói mối quan hệ về số lượng giữa hai nhóm đối tượng: bằng nhau-không bằng nhau, nhiều hơn-ít hơn. Dạy trẻ so sánh số lượng các âm thanh, vật chuyển động bằng các giác quan như: Thị giác, thính giác, xúc giác… của các tập hợp có số phần tử trong phạm vi 10.

+ Dạy trẻ so sánh và sắp xếp 3 đối tượng theo trình tự nhất định về kích thước, dạy trẻ nắm và biết sử dụng các từ: to nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất; ngắn nhất, dài hơn, dài nhất… để diễn đạt bằng lời mối quan hệ kích thước giữa các vật.

+ Dạy trẻ phân biệt các hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật trên cơ sở đó để thấy được sự giống và khác nhau giữa các hình.

- Ưu điểm của chương trình:

+ Chương trình phù hợp với khả năng so sánh của trẻ em hiện nay.

+ Chương trình đổi mới lấy trẻ làm trung tâm cho nên việc hình thành KNSS cũng dựa vào sự phát triển, nhu cầu, hứng thú, năng lực, đặc điểm cá nhân của trẻ.

+ Nội dung dạy trẻ so sánh số lượng, kích thước, hình dạng mở rộng đối tượng so sánh từ 3 đối tượng hoặc 3 nhóm đối tượng trở lên bằng các biện pháp

mới như: sử dụng gạch nối, sử dụng vật thay thế để so sánh sự giống nhau và khác nhau về số lượng, kích thước, hình dạng của các đối tượng.

+ Các biện pháp thực hành, luyện tập để dạy trẻ KNSS như: trò chơi, bài tập… được chú trọng. Giáo viên sử dụng các hình thức như tạo hình, âm nhạc, truyện kể để giúp trẻ rèn luyện khả năng so sánh.

+ Chương trình đổi mới cho phép giáo viên được linh hoạt thiết kế các hoạt động giáo dục cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ, đặc điểm cụ thể của trường, lớp, địa phương, khuyến khích giáo viên tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng dạy học, nên kích thích được hứng thú, tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ trong hoạt động do đó việc hình thành KNSS ở trẻ diễn ra dễ dàng hơn.

- Nhược điểm của chương trình:

+ Chương trình hình thành KNSS trong dạy trẻ LQVT chỉ đổi mới về hình thức mà nội dung, phương pháp vẫn như chương trình cũ nên gây khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động để hình thành kĩ năng này.

+ Chương trình được xây dựng theo hướng tích hợp, tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng vận dụng tốt quan điểm tích hợp vào dạy học do đó giáo viên thường nhồi nhét kiến thức trong quá trình hình thành KNSS cho trẻ, chẳng hạn: cho trẻ so sánh nhiều đối tượng với nhau trong một giờ học mới nên trẻ không nắm vững quy trình so sánh, từ đó kĩ năng mới được hình thành không bền vững.

2.2.5. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề hình thành KNSS thông qua TCHT theo hướng tích hợp cho trẻ 5 – 6 tuổi trong dạy trẻ LQVT.

Một phần của tài liệu "Sử dụng trò chơi học tập theo hướng tích hợp nhằm hình thành kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)