2. Cơ sở thực tiễn
2.2.5. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề hình thành KNSS thông qua TCHT theo hướng tích hợp cho trẻ 5 – 6 tuổi trong dạy trẻ LQVT.
2.3.5.1. Quan niệm của giáo viên về sự cần thiết phải hình thành KNSS thông qua TCHT theo hướng tích hợp cho trẻ 5 - 6 tuổi trong dạy trẻ LQVT.
- Theo kết quả điều tra cho thấy có 20 giáo viên cho rằng việc hình thành KNSS thông qua TCHT theo hướng tích hợp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là rất cần thiết chiếm tỷ lệ 100%. Theo cô giáo Nguyễn Thị Kiều Lương chủ nhiệm lớp 5 tuổi A4 cho rằng: “Môi trường xung quanh trẻ rất phong phú, hấp dẫn, bản thân mỗi sự vật tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng chúng lại mang trong mình
những nét riêng cho nên để phân biệt được các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thì cần phải có sự so sánh, chính KNSS đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ”. Mặt khác, đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ngôn ngữ đã phát triển tốt, mối quan hệ của trẻ với thế giới xung quanh được mở rộng hơn, sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, ở trẻ thường xuyên diễn ra quá trình so sánh, đối chiếu các đối tượng mà trẻ bắt gặp, tuy nhiên khả năng so sánh của trẻ còn nhiều hạn chế do đó việc phát triển kĩ năng này cho trẻ là rất cần thiết. Đặc biệt, giáo viên cũng cho rằng để phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thuận lợi nhất là trong hoạt động LQVT khi cho trẻ chơi TCHT theo hướng tích hợp.
- 90% giáo viên cho rằng hình thành KNSS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là “vì sự phát triển của trẻ”, 10% giáo viên cảm thấy “hứng thú với việc làm này”, không có giáo viên nào cho rằng phải hình thành KNSS cho trẻ là do yêu cầu của chương trình hay do sự kiểm tra của ban lãnh đạo. Kết quả này cho thấy giáo viên nhận thức đúng vai trò của KNSS đối với sự phát triển của trẻ.
- 85% giáo viên rất quan tâm đến việc hình thành KNSS trong tổ chức TCHT theo hướng tích hợp khi dạy trẻ LQVT, 95% giáo viên quan tâm đến việc hình thành KNSS trong tổ chức TCHT theo hướng tích hợp khi dạy trong hoạt động LQVT.
- 75% giáo viên thường xuyên tiến hành hình thành KNSS cho trẻ trong hoạt động hình thành biểu tượng số lượng, 25% giáo viên thỉnh thoảng mới hình thành KNSS cho trẻ trong hoạt động này. 65% giáo viên thường xuyên hình thành KNSS cho trẻ trong hoạt động hình thành biểu tượng về kích thước, 35% giáo viên thỉnh thoảng mới hình thành KNSS cho trẻ trong nội dung này. Về hình dạng: 60% giáo viên thường xuyên hình thành KNSS cho trẻ, 40% giáo viên thỉnh thoảng mới hình thành KNSS cho trẻ trong hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng.
- 100% giáo viên thường xuyên tổ chức cho trẻ so sánh hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng với nhau. 20% thường xuyên tổ chức cho trẻ so sánh ba đối
tượng hoặc ba nhóm đối tượng; 25% giáo viên thỉnh thoảng tổ chức cho trẻ so sánh ba đối tượng, 15% giáo viên thỉnh thoảng cho trẻ so sánh ba nhóm đối tượng; 55% giáo viên không bao giờ cho trẻ so sánh ba đối tượng và 65% giáo viên không bao giờ tổ chức cho trẻ so sánh ba nhóm đối tượng. Trên ba đối tượng hoặc ba nhóm đối tượng không có giáo viên nào tổ chức cho trẻ so sánh. Như vậy, việc cho trẻ so sánh chỉ dừng lại ở mức độ so sánh hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng với nhau.
Từ những khó khăn trên của các giáo viên, ta có thể đưa ra các nguyên nhân sau