2. Cơ sở thực tiễn
3.4.2 Thử nghiệm hình thành
* Mục đích:
Nhằm kiểm tra tính khả thi của việc tổ chức TCHT nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 - 6 tuổi trong một số hoạt động trên cở sở tiến hành phân tích và tổng hợp kết quả thử nghiệm hình thành.
* Cách tiến hành:
Ở nhóm thực nghiệm, tiến hành các TCHT theo các giáo án và các hoạt động mà tôi thiết kế tổ chức.
Ở nhóm đối chứng vẫn tiến hành những giờ hoạt động chung và hoạt động ngoài giờ học nhằm hình thành KNSS cho trẻ theo cách soạn dạy và tổ chức hoạt động của cô giáo.
Theo dõi quá trình thử nghiệm và trao đổi với giáo viên, với trẻ. Lập phiếu đánh giá, dự giờ và ghi lại chi tiết một số biểu hiện của trẻ khi tham gia vào thử nghiệm và cho trẻ thực hiện một số bài tập sau thử nghiệm.
Hệ thống bài tập kiểm tra trẻ sau thử nghiệm gồm có 5 bài tập. Với mỗi bài tập trẻ được đánh giá 2 điểm nếu làm đúng, 1 điểm nếu chỉ thực hiện được một phần nhiệm vụ của bài tập và 0 điểm nếu làm sai hoặc không làm được.
Điểm tối đa trẻ đạt được cho cả 5 bài tập là 10 điểm, phân loại mức độ hình thành biểu tượng sơ đẳng về số của trẻ sau thử nghiêm như sau:
Mức độ 1: Giỏi (9 – 10 điểm) Mức độ 2: Khá (7 – 8 điểm)
Mức độ 3: Trung bình (5 – 6 điểm) Mức độ 4: Yếu (dưới 5 điểm)
- Hệ thống bài tập kiểm tra sau thử nghiệm: + Bài tập 1 (2 điểm):
Bé hãy viết số đúng với số lượng của từng nhóm vào ô trống. Bé hãy nối 2 nhóm vật có cùng số lượng.
+ Bài tập 2 (2 điểm):
Bé hãy thêm các chấm tròn để được số lượng 9 ở mỗi nhóm. Và tô màu các chấm tròn đó
+ Bài tập 3 (2 điểm):
Đếm xem có bao nhêu quả, bao nhiêu cây, bao nhiêu hoa trong mỗi hình sau, tìm nhóm có số lượng hoa nhiều nhất và tô màu cho hoa.
+ Bài tập 4 (2 điểm):
Nối thứ tự những vật sau từ nhỏ đến lớn tương ứng với giá trị của các con số. + Bài tập 5 (2 điểm):
Gạch chân dưới bức tranh rộng nhất và bức tranh hẹp nhất trong các bức tranh sau