2. Cơ sở thực tiễn
2.3. Cách thức sử dụng TCHT cho trẻ –6 tuổi LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS
2.2.4. Sử dụng TCHT cho trẻ 5 – 6 tuổi LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS phải đảm bảo yêu cầu về dạy học tích hợp cho trẻ. hình thành KNSS phải đảm bảo yêu cầu về dạy học tích hợp cho trẻ.
Đây là nguyên tắc quan trọng đảm bảo mục tiêu của việc giáo dục tích hợp hiện nay là hình thành cho trẻ những năng lực chung hướng tới sự phát triển chung của trẻ để hình thành ở chúng nền tảng nhân cách ban đầu.
Theo nguyên tắc này, giáo viên dù thực hiện TCHT mang tính tích hợp dưới hình thức nào, tích hợp liên môn hay thường xuyên thì cũng đều phải đảm bảo những yêu cầu về cả phía cô và trẻ trong dạy học tích hợp. Chú ý không nên tích hợp 1 cách gượng ép nếu như không thích hợp, nếu không hiệu quả giáo dục của việc tích hợp qua TCHT sẽ không những không cao mà còn trở nên quá sức đối với trẻ.
2.3. Cách thức sử dụng TCHT cho trẻ 5 – 6 tuổi LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS nhằm hình thành KNSS
2.3.1. Cách thức sử dụng TCHT cho trẻ 5 – 6 tuổi LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS nhằm hình thành KNSS
TCHT có vai trò quan trọng trong việc hình thành KNSS nói riêng và biểu tượng toán nói chung, giáo viên cần có những cách thức tổ chức TCHT hiệu quả, phù hợp, sao cho phát huy được tối đa tác dụng của TCHT đối với trẻ. Cách thức tổ chức TCHT nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi được chúng tôi đề xuất theo các bước sau:
Bước 1: Xây dựng một ngân hàng TCHT mang tính tích hợp bằng con đường sưu tầm, lựa chọn hay tự sáng tạo thiết kế hệ thống TCHT mang tính tích hợp.
Đây là bước đầu tiên làm cơ sở cho việc sử dụng TCHT và việc dạy trẻ 5 – 6 tuổi LQVT theo hướng tích hợp. Giáo viên cần sưu tầm, lựa chọn, tự sáng tạo thiết kế TCHT mang tính tích hợp để làm phong phú thêm cho ngân hàng TCHT của mình. Ngân hàng TCHT này vừa là nguyên vật liệu, vừa là công cụ để giáo viên mầm non có thể lựa chọn và quyết định những nội dung, lĩnh vực
phù hợp mà trẻ cần tiếp cận và rèn luyện trong quá trình dạy học tích hợp cho trẻ. Tuy nhiên, để có thể sử dụng các TCHT trong hoạt động chung LQVT nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi, giáo viên cũng cần sắp xếp chúng lại theo hệ thống 9 chủ đề phù hợp với nhiệm vụ dạy học đặt ra.
Ngoài ra, các TCHT mang tính tích hợp trong ngân hàng TCHT cần đảm bảo 1 số yêu cầu sau:
- TCHT phải phù hợp với mức độ nắm tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của trẻ 5 – 6 tuổi. Nội dug học tập của trẻ cần định hướng lên vùng phát triển gần nhất của trẻ nhưng không quá khó và phải hoàn toàn mới mẻ với trẻ.
- TCHT được sử dụng trong giờ hoạt động chung nhằm cho trẻ LQVT theo hướng tích hợp phải phục vụ nội dung học tập và phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn
- TCHT phải cho trẻ được luyện tập hoạt động trí tuệ thực sự và lồng ghép tích hợp nội dung hình thành KNSS cho trẻ cũng như môn học khác nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ.
- TCHT phải hấp dẫn kết hợp được cả hai yếu tố nhận thức và vui nhộn để trẻ dễ dàng có hứng thú khi chơi, kích thích tính tích cực, tự lập, linh hoạt, sáng tạo của từng trẻ và nhóm trẻ.
- Cơ sở vật chất cần thiết( diện tích chơi, đồ dùng chơi, băng đĩa nhạc và bài hát theo chủ đề…) để tiến hành trò chơi phải phù hợp với điều kiện giáo dục ở nước ta và ở từng địa phương.
Bước 2: Lập kế hoạch tổ chức TCHT nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi. Lập kế hoạch tổ chức các TCHT nhằm hình thành KNSS chính là sự lựa chọn, sắp xếp các biện pháp sư phạm và trình tự hướng dẫn hoạt động của cô trong một khoản thời gian nhất định nhằm hình thành KNSS cho trẻ. Lập kế hoạch có tác dụng định hướng trước hoạt động của cô và trẻ, hình thành KNSS của trẻ một cách có hệ thống theo một quy trình từ thấp đến cao, đảm bảo sự phát triển toàn diện, liên tục của trẻ.
Giáo viên cần dự tính những trò chơi sẽ sử dụng và sử dụng vào hoạt động nào. Trên cơ sở phân tích khả năng chơi hiện tại của trẻ, khả năng thực
hiện hai nhiệm vụ chơi và đồ dùng chơi cũng như diện tích chơi cần hình thành một cách chính xác về quá trình tiến hành trò chơi, từ nhiệm vụ chơi đến hành động chơi. Các TCHT cần được phức tạp dần theo nội dung, nhiệm vụ học tập, hành động chơi và luật chơi để nâng cao mức độ khó của trò chơi cùng với sự phát triển về nhận thức của trẻ nói chung và mức độ phát triển KNSS nói riêng
Bước 3: Xây dựng môi trường chơi và lựa chọn hình thức chơi thích hợp
Môi trường chơi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung chơi cũng như hiệu quả của việc tổ chức TCHT cho trẻ mẫu giáo lớn nhằm hình thành KNSS. Việc tổ chức môi trường chơi cho trẻ bao gồm: bố trí chuẩn bị chỗ chơi, không gian chơi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho phù hợp với việc triển khai thức hiện các nhiệm vụ chơi. Cụ thể:
- Dựa vào tính động tĩnh – tĩnh của hoạt động, vào hình thức tổ chức hoạt động chơi theo cá nhân, nhóm nhỏ hay cả lớp mà giáo viên hình dung không gian cho trẻ hoạt động trước khi chơi.
- Sắp xếp, bố trí góc chơi hợp lý để có thể chuyển đổi góc chơi linh hoạt khi cần thiết. Đồ dùng đồ chơi ở mỗi góc cần sắp xếp hợp lý và đặt ở trạng thái mở để trẻ dễ dàng thao tác theo một trình tự nhất định.
- Để tạo hứng thú cho trẻ, trước khi chơi cần cho trẻ làm quen với đồ dùng đồ chơi mới. Đối với những trò chơi khó, cho trẻ tập luyện tập luyện từng bước với trò chơi trước khi tham gia chơi thức sự.
- Lựa chọn hình thức chơi phù hợp với nội dung trò chơi và nhiệm vụ nhận thức cho trẻ chơi và nhiệm vụ nhận thức mà trẻ phải giải quyết trong trò chơi, chẳng hạn như tổ chức cho trẻ chơi các nhân hay theo nhóm, thi đua tập thể hay cá nhân….
Bước 4: Tiến hành tổ chức TCHT nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi Sau khi đã lập được kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS có sử dụng TCHT mang tính tích hợp một cách hợp lí, giáo viên tiến hành hướng dẫn cho trẻ chơi bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp, biện pháp trực quan, dùng lời và thực hành.Giáo
viên dùng lời giảng giải để giúp trẻ hiểu được nhiệm vụ chơi và luật chơi, kích thích hứng thú của trẻ đến trò chơi, trao đổi với trẻ để thống nhất chọn vai chơi. Sử dụng trực quan cho trẻ quan sát tranh ảnh, vật mẫu hay hành động mẫu.
Đối với trẻ 5 – 6 tuổi đã có kỹ năng chơi, vốn kiến thức phong phú ở các lĩnh vực và kĩ năng toán học. Giáo viên có thể giao cho trẻ toàn bộ nhiệm vụ chơi, gợi ý cho trẻ những phương thức hành động khác nhau, khuyên khích sang kiến và hoạt động tích cực của trẻ
Lời nói của giáo viên có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ chơi nhằm hình thành KNSS. Lời nói của giáo viên phải hướng vào sự chú ý của trẻ và những dấu hiệu toán học trong những sự vật hiện tượng xung quanh, mở rộng vốn từ và thuật ngữ toán học cho trẻ.
Giáo viên sử dụng biện pháp thức hành cho trẻ hoạt động thức tiễn để thông qua đó, trẻ nắm được những kiến thức kĩ năng toán học, làm biến đổi các mối quan hệ toán học có trong thực tiễn xung quanh trẻ.
Tóm lại, để tố chức TCHT nhằm hình thành KNSS cho trẻ cần lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung nhận thức, khả năng của trẻ và điều kiện thức tiễn. Cần nắm vững và sử dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp, biện pháp tổ chức cho phù hợp. Lấy trẻ làm trung tâm khi chơi giáo viên tạo mọi cơ hội cho trẻ được hoạt động tích cực, kích thích hứng thú và sáng tạo của trẻ để thực hiện hoạt động chơi mang nội dung nhận thức.
Cách thức sử dụng TCHT cho trẻ 5 – 6 tuổi LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS với 4 bước đề ra trên đây phần nào được chúng tôi thể hiện trong 3 giáo án thử nghiệm tổ chức hoạt động chung cho trẻ 5 – 6 tuổi LQVT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS và một số hoạt động ngoài tiết học như: hoạt động vui chơi, hoạt động góc…(phần phụ lục).
Nguồn TCHT sử dụng trong các giáo án thử nghiệm được lấy từ: Gợi ý hướng dẫn trong chương trình, sưu tầm trên mạng, tự thiết kế. Chúng tôi dự định sẽ tiến hành thử nghiệm cách thức tổ chức TCHT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi theo các bước đã đề xuất như sau:
Thử nghiệm 1: So sánh, thêm bớt, tạo sự bằng nhau trong phạm vi 9. Chủ đề: Giao thông – Tiết 2
* TCHT: “Tìm đúng bến” Cách thức tổ chức:
- Bước 1: Xây dựng một ngân hàng TCHT mang tính tích hợp bằng con đường sưu tầm, lựa chọn hay tự sáng tạo thiết kế hệ thống TCHT mang tính tích hợp. Giáo viên cần sưu tầm, lựa chọn, tự sang tạo thiết kế TCHT mang tính tích hợp từ nhiều nguồn để làm phong phú thêm cho ngân hàng TCHT của mình đồng thời cũng cần phải sắp xếp chúng lại theo hệ thống 9 chủ đề phù hợp.
Từ chủ đề đang giảng dạy và căn cứ vào nội dung yêu cầu của việc tổ chức hoạt động giáo viên lựa chọn, quyết định tổ chức TCHT: “Tìm đúng cây” của nội dung, lĩnh vực phù hợp mà trẻ cần tiếp cận và rèn luyện trong quá trình dạy học tích hợp cho trẻ.
- Bước 2: Lập kế hoạch tổ chức
+ Xác định mục đích và nhiệm vụ của trò chơi: Ôn số lượng 9 cho trẻ
Rèn KNSS các nhóm của trẻ
Rèn khả năng thêm, bớt cho trẻ trong phạm vi 9 + Xác định thời điểm tổ chức trò chơi
Dựa vào mục đích sử dụng trò chơi là nhằm củng cố, ôn luyện kiến thức mới học cho nên trò chơi được tổ chức vào cuối tiết học
- Bước 3: Xây dựng môi trường chơi và lựa chọn hình thức chơi. + Môi trường chơi: Trong lớp học.
+ Hình thức chơi: Thi đua giữa các nhóm trẻ .
+ Chuẩn bị: Để gây hứng thú cho trẻ khi cho trẻ khi tham gia trò chơi chúng tôi đã cho trẻ xem một số hình ảnh về nội dung chơi để phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ.
Các thẻ về phương tiện giao thông(các thẻ này được vẽ 7 – 9 phương tiện giao thông là xe máy); các xe máy có gắn các chữ số từ 7 – 9.
Bố trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi hợp lí, khoa học. - Bước 4: Tiến hành chơi.
+ Hướng dẫn trẻ chơi:
Để gây hứng thú cho trẻ khám phá và bước vào trò chơi một cách thỏa mái, cô cùng trẻ hát bài: “Ngã tư đường phố” vào dạo quanh để đi đến góc xây dựng
Cho trẻ quan sát và nhận xét trong góc giao thông có những loại phương tiện nào?(Cho trẻ kể tên và đếm các loại xe giao thông).
Luật chơi: Trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lện của cô trẻ phải chạy thật nhanh về đúng bến có số lượng tương ứng với hiệu lệnh của cô.Ai về đúng bến theo yêu cầu của giáo viên người đó sẽ không bị phạt. Nếu trẻ nào tìm sai sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng xung quanh lớp
+ Tiến hành chơi
Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. Cô có 3 bến xe, trên mỗi bến xe có số lượng xe khác nhau: Có 7 xe máy, 8 xe máy, 9 xe máy. Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Ngã tư đường phố”. Khi có hiệu lệnh:
+ Về bến có số lượng xe máy tương ứng với bến.
+ Về bến có số lượng xe máy nhiều hơn số lượng ở bến là 1. + Về bến có số lượng xe máy ít hơn số lượng ở bến là 1.
Khi nghe thấy hiệu lệnh của cô, trẻ chạy nhanh về bến theo hiệu lệnh của cô.Sau đó cô đi đến bến và hỏi trẻ xe gì? Bến có bao nhiêu chiếc xe máy? Nhiều hơn hay ít hơn với số lượng xe máy ở bến đầu tiên. Sau đó cô cho trẻ chơi thêm 1 đến 2 lần.
+ Nhận xét sau khi chơi:
Sau mỗi lần chơi cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi và tuyên dương những trẻ thắng cuộc một tràng pháo tay và trẻ thua cuộc bị phạt nhảy 1 vòng lò cò quanh lớp và khuyến khích trẻ chơi tốt ở những lần chơi sau.
Thử nghiệm 2:Phân biệt hình tròn với hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
Chủ đề: Giao Thông – Tiết 2
* TCHT: “Điều kì diệu của các hình”
Cách thức tổ chức qua 4 bước, bước 1,2 và 3 tương tự như trên - Mục đích và nhiệm vụ nhận thức của trò chơi:
Trẻ nhận biết về các hình tròn, hình vuông, hình tam giác và hình chữ nhật. Có sự so sánh giữa các hình đó với nhau để tìm ra nét khác biệt.
- Bước 4: Tiến hành chơi. + Hướng dẫn trẻ chơi:
Để gây hứng thú cho trẻ khám phá và bước vào trò chơi một cách thỏa mái, cô cùng trẻ hát bài: “Em yêu giờ học toán” vào dạo quanh để đi đến góc xây dựng
Cho trẻ quan sát và nhận xét trong góc xây dựng ngày hôm nay có những đồ vậy gì? Hình dạng của chúng ra sao
+ Luật chơi: Ai gọi đúng tên theo hình của cô giáo và trả lời được các câu hỏi người đó sẽ không bị phạt. Nếu trẻ nào nói sai sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng xung quanh lớp
+ Tiến hành chơi
Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. Cô có các hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác
Cô lần lượt giơ từng hình lên (hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật) và yêu cầu trẻ gọi đúng tên hình đó.
Cho trẻ sờ đường bao quanh của hình và lăn chúng trên sàn. Yêu cầu trẻ phát hiện hình nào lăn được để sang một bên, hình không lăn được để sang một bên.
Cho trẻ tìm xung quanh có những vật: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
Sau mỗi lần chơi cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi và tuyên dương những trẻ thắng cuộc một tràng pháo tay và trẻ thua cuộc bị phạt nhảy 1 vòng lò cò quanh lớp và khuyến khích trẻ chơi tốt ở những lần chơi sau.
Thử nghiệm 3: Đo thể tích, dung tích các vật bằng 1 đơn vị đo nào đó. So sánh và diễn đạt kết quả đo
Chủ đề: Giao Thông – Tiết 1 * TCHT: “”
Cách thức tổ chức qua 4 bước, bước 1,2 và 3 tương tự như trên - Mục đích và nhiệm vụ nhận thức của trò chơi:
Trẻ nhận biết về các hình tròn, hình vuông, hình tam giác và hình chữ nhật.
Có sự so sánh giữa các hình đó với nhau để tìm ra nét khác biệt. - Bước 4: Tiến hành chơi.
+ Hướng dẫn trẻ chơi:
Để gây hứng thú cho trẻ khám phá và bước vào trò chơi một cách thỏa mái, cô cùng trẻ hát bài: “Em yêu giờ học toán” vào dạo quanh để đi đến góc xây dựng
Cho trẻ quan sát và nhận xét trong góc xây dựng ngày hôm nay có những đồ vậy gì? Hình dạng của chúng ra sao
+ Luật chơi: Ai gọi đúng tên theo hình của cô giáo và trả lời được các câu hỏi người đó sẽ không bị phạt. Nếu trẻ nào nói sai sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng xung quanh lớp
+ Tiến hành chơi
Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. Cô có các hình tròn, hình vuông, hình chữ