2. Cơ sở thực tiễn
3.4. Tổ chức thử nghiệm:
Để tiến hành thử nghiệm cách thức sử dụng TCHT trên tiết học, tôi đã thiết kế 3 giáo án thử nghiệm và tổ chức một số TCHT trong các hoạt động ngoài tiết học như tham quan dạo chơi, hoạt động vui chơi, hoạt động góc…Theo hướng đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với độ tuổi và dựa theo tiến độ chương trình mà trẻ đang học.
Để đảm bảo độ chính xác và tin cậy của kết quả, chúng tôi đo mức độ hứng thú nhận thức và mức độ nắm vững kiến thức của trẻ trước và sau thử nghiệm qua một số tiêu chí sau:
* Mức độ nắm vững kiến thức của trẻ.
+ Mức độ 1: Giỏi - ứng dụng: Trẻ có khả năng sử dụng những điều đã biết vào việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn.
+ Mức độ 2: Khá – Tổng hợp và khái quát: Trẻ biết nhóm các đối tượng cùng loại theo một vài dấu hiệu.
+ Mức độ 3: Trung bình – Thông hiểu: Bao gồm việc phân tích, so sánh đối chiếu sự vật hiện tượng.
+ Mức độ 4: Yếu – Nhận biết: Trẻ nắm được và nhớ lại được tên gọi của đối tượng.
* Mức độ hứng thú ở trẻ.
- Tính tò mò ham hiểu biết, thích khám phá. - Độc lập, tự giác trong hoạt động.
- Tính tích cực giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. - Thái độ khi kết thúc hoạt động.
+ Mức độ cao:
Trẻ có nhiều câu hỏi, thắc mắc, mong muốn hiểu biết trong quá trình hoạt động (quá trình chơi).
Trẻ độc lập tích cực tham gia các hoạt động và cố gắng thực hiện đúng các nhiệm vụ được giao một cách tự giác, linh hoạt sáng tạo.
+ Mức độ trung bình:
Không có ý kiến hay câu hỏi, chỉ thực hiện những gì cô giáo yêu cầu, đôi lúc không nhớ lời yêu cầu của cô.
Cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng bị động, kém linh hoạt, sáng tạo. Dừng chơi ngay khi cô giáo yêu cầu, đôi lúc tỏ ra tích cực nhưng cũng có lúc tỏ ra thờ ơ, mất tập chung.
+ Mức độ thấp:
Không chú ý nghe cô giáo giảng bài, không muốn trả lời cô giáo khi được hỏi. Không tích cực hoạt động, không chủ động thực hiện nhiệm vụ nhận thức mà thường thực hiện nó trên cơ sở sự tác động của cô giáo hay bắt chước bạn khác.
Cảm thấy thích thú khi không phải tham gia vào quá trình hoạt động. Ở mỗi lớp, thử nghiệm được tiến hành qua hai giai đoạn chính: thử nghiệm điều tra và thử nghiệm hình thành.