2. Cơ sở thực tiễn
3.5. Tổng hợp phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm
Bảng 4: Bảng xếp loại trẻ thực hiện bài tập kiểm tra trước thử nghiệm ở hai lớp thử nghiệm và đối chứng (Lớp 5 tuổi A4 và lớp 5 tuổi A3)
SL
Xếp loại
Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL %
A4(X1) 20 10 50 7 35 2 10 1 5 8
A3(X0) 20 9 45 7 35 2 15 2 10 7,8
Bảng 5: Mức độ thực hiện bài kiểm tra sau thử nghiệm ở hai lớp thử nghiệm và đối chứng (Lớp 5 tuổi A4 và lớp 5 tuổi A3).
Lớp SL Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % TN A4(X1) 20 12 60 7 35 1 5 0 0 8,55 ĐC A3(X0) 20 11 55 6 30 2 10 1 5 8,1
Qua bảng 4 và bảng 5 cho thấy mức độ thực hiện bài kiểm tra sau thử nghiệm cao hơn so với kết quả thực hiện bài kiểm tra trước thử nghiệm. Cụ thể:
Ở lớp thử nghiệm, tỉ lệ trẻ xếp loại giỏi tăng 2 trẻ (chiếm 60%) hơn trước khi thử nghiệm là 10%. Tỷ lệ khá vẫn chiếm 35%, tỷ lệ trung bình giảm còn 5%.
Đặc biệt tỷ lệ yếu sau khi thử nghiệm là 0%. Lớp đối chứng tỷ lệ giỏi cũng tăng lên 2 trẻ (chiếm 55%), tỷ lệ yếu giảm một nửa còn 5%
Kết quả thực hiện bài kiểm tra sau thử nghiệm ở cả hai lớp có tỷ lệ Giỏi và Khá là rất cao. Lớp thử nghiệm tỷ lệ Giỏi là cao nhất chiếm tới 60%. Sau thử nghiệm, tỷ lệ trẻ xếp loại trẻ xếp loại Trung bình và yếu giảm đi rõ rệt. Ở lớp thử nghiệm tỷ lệ yếu là 0%, lớp đối chứng tỷ lệ yếu đã giảm đi một nửa còn 5%. Do đó, có thể nhận định rằng dưới tác động của thử nghiệm, mức độ hình thành KNSS của trẻ có sự thay đổi và chênh lệch rõ rệt theo chiều hướng tích cực.
Sự chênh lệch về điểm trung bình thực hiện bài tập giữa 2 lớp thử nghiệm và đối chứng cho thấy sự tăng lên về chất lượng hình thành KNSS ở trẻ ( Lớp thử nghiệm A4 tăng 0,5 điểm, lớp đối chứng A3 tăng 0,3 điểm ). Mức độ tăng lên ở cả 2 lớp là tương đương nhau. Điều này góp phần khẳng định hiệu quả của thử nghiệm tác động.
Để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và mức độ hứng thú nhận thức của trẻ được biểu trong một số “tiết học” làm quen với các biểu tượng ở 2 lớp thử nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành dự giờ và tham gia tổ chức 3 tiết học hình thành KNSS thông qua các tiết về số, hình dạng và kích thước cho trẻ ở cả 2 lớp. Đối chứng, quan sát và ghi chép các biểu hiện hứng thú nhận thức và mức độ nắm vững kiến thức cho trẻ, tổng hợp và đánh giá qua các tiêu chí và mức độ đã xây dựng. Chúng tôi có thể ghi nhận về những biểu hiện hứng thú ban đầu của trẻ như sau:
Qua quá trình tổ chức TCHT theo hướng tích hợp cho trẻ, chúng tôi nhận thấy: Không khí trong lớp vui tươi hẳn lên, trẻ rất tự giác rủ nhau tham gia trò chơi. Trẻ háo hức mong đợi xem hôm nay lớp mình sẽ được chơi trò chơi gì. Khi tham gia chơi trẻ rất thoải mái, hết mình và thực sự nuối tiếc khi thời gian chơi đã hết. Trong các tiết học có sử dụng TCHT cũng vậy, trẻ “học” rất vui và hào hứng. Các giáo viên tham gia thử nghiệm đều cảm nhận được sự khác biệt của tiết thử nghiệm so với các tiết học bình thường vẫn tiến hành hàng ngày.
Các trò chơi đã thực sự đưa trẻ vào môi trường sống, môi trường hoạt động đầy chất trẻ thơ.
Dựa trên các tiêu chí đánh giá mức độ hứng thú và nắm vững kiến thức khi trẻ tham gia hoạt động, chúng tôi đánh giá thông qua bảng xếp loại và các biểu đồ sau:
Bảng 6: Bảng xếp loại mức độ hứng thú của trẻ ở 2 lớp thử nghiêm và đối chứng trước thử nghiệm. Lớp SL Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL % SL % SL % Lớp TN A4 20 12 60 7 35 1 5 Lớp ĐC A3 20 10 50 8 40 2 10
Bảng 7: Bảng xếp loại mức độ hứng thú của trẻ ở 2 lớp thử nghiệm và đối chứng sau thử nghiệm. Lớp SL Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL % SL % SL % Lớp TN A4 20 14 70 7 30 0 0 Lớp ĐC A3 20 12 60 7 35 1 5
Qua bảng 6 và bảng 7, mức độ hứng thú của trẻ ở 2 lớp thử nghiệm và đối chứng đều có sự chênh lệch. Sau thử nghiệm, lớp thử nghiệm có mức độ hứng thú cao đạt 70% so với 60% ở lớp đối chứng (Tăng 10% so với lúc trước thử nghiệm). Tỷ lệ trẻ có mức độ hứng thú trung bình ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng là như nhau (35%). Biểu hiện ở mức độ hứng thú thấp chỉ có ở lớp đối chứng với tỷ lệ rất thấp chỉ 5%, không có ở lớp thử nghiệm. Điều này khẳng định hiệu quả tạo hứng thú cho trẻ của cách thức tổ chức các TCHT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Mức độ hứng thú nhận thức của trẻ ở 2 lớp thử nghiệm và lớp đối chứng trước và sau thử nghiệm được biểu diễn bằng biểu đồ sau
Biểu đồ 2: Mức độ hứng thú của trẻ ở 2 lớp thử nghiệm và lớp đối chứng trước thử nghiệm. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Cao Trung bình Thấp LỚP TN A4 LỚP ĐC A3
Biểu đồ 3: Mức độ hứng thú của trẻ ở 2 lớp thử nghiệm và lớp đối chứng sau thử nghiệm. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Cao Trung Bình Thấp LỚP TN A4 LỚP ĐC A3
Bảng 8: Mức độ nắm vững kiến thức toán học của trẻ ở 2 lớp thử nghiệm và đối chứng trước thử nghiệm.
Lớp SL
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL % Lớp TN A4 20 11 55 6 30 2 10 1 5 Lớp ĐC A3 20 10 50 5 25 3 15 2 10
Bảng 9: Mức độ nắm vững kiến thức toán học của trẻ ở 2 lớp thử nghiệm và đối chứng sau thử nghiệm.
Lớp SL
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Lớp TN A4 20 13 65 6 30 1 5 0 0
Lớp ĐC A3
20 12 60 5 25 2 10 1 5
Qua kết quả thu được ở bảng 9 so với bảng 8 chúng ta thấy: Nhìn chung mức độ nắm kiến thức của trẻ khi tham gia các tiết học thử nghiệm cao hơn trước thử nghiệm. Trẻ mức độ giỏi tăng 10%, ở nhóm thử nghiệm số trẻ ở mức trung bình giảm một nửa còn 5% so với trước thử nghiệm, tỷ lệ trẻ mức trung bình ở lớp đối chứng giảm đi 5%. Đặc biệt số trẻ mức độ yếu sau thử nghiệm của nhóm thử nghiệm là 0, nhóm đối chứng giảm một nửa còn 5%.
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm cho phép khẳng định sau thử nghiệm khả năng nắm vững tri thức của trẻ có kết quả tốt hơn. Góp phần khẳng định “Học mà chơi, chơi mà học” là phương thức hoạt động độc đáo và có hiệu quả của trẻ lứa tuổi mẫu giáo.
Để thấy sự khác biệt về mức độ nắm vững kiến thức của trẻ nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng sau thử nghiệm, chúng tôi biểu diễn kết quả thu được dưới dạng biểu đồ như sau:
Biểu đồ 4: Mức độ nắm vững kiến thức của trẻ ở 2 lớp thử nghiệm và lớp đối chứng sau thử nghiệm.
0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%
Giỏi Khá Trung bình Yếu