PHẦN KẾT LUẬN 1 Kết luận chung:

Một phần của tài liệu "Sử dụng trò chơi học tập theo hướng tích hợp nhằm hình thành kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 71 - 73)

2. Cơ sở thực tiễn

PHẦN KẾT LUẬN 1 Kết luận chung:

1. Kết luận chung:

Dựa vào những kết quả thu được qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên đây chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Theo quan điểm đổi mới phương pháp giáo dục mầm non hiện nay, việc trẻ tiếp cận với các kiến thức theo chủ đề là cách tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện và hài hòa. Ở tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự phát triển toàn diện về mọi mặt của trẻ, nên việc kết hợp hoạt động vui chơi, đặc biệt là TCHT có tích hợp chủ đề - loại trò chơi rất được trẻ mẫu giáo yêu thích với hoạt động lĩnh hội và tiếp thu các kiến thức, kĩ năng trong đó có các kiến thức, kĩ năng toán học là một điều cần thiết và khoa học. Có thể nói, TCHT là con đường thuận lợi để giúp trẻ tích cực hoạt động, hình thành và tích lũy các biểu tượng toán học nói chung, KNSS nói riêng một cách nhanh chóng, chính xác. Tuy nhiên, trên thực tế việc tổ chức các TCHT theo hướng tích hợp trong hoạt động LQVT nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non còn nhiều hạn chế. Số lượng TCHT còn ít, hiệu quả dạy học thông qua việc tổ chức TCHT đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng cao của giáo viên. Để tổ chức TCHT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 - 6 tuổi có hiệu quả, chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất ra cách thức tổ chức TCHT bao gồm các bước sau:

- Xây dựng ngân hàng TCHT mang tính tích hợp cao bằng con đường sưu tầm, lựa chọn hay sáng tạo tự thiết kế hệ thống TCHT.

- Lập kế hoạch tổ chức TCHT theo hướng tích hợp trong các hoạt động LQVT nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 - 6 tuổi.

- Xây dựng môi trường chơi và lựa chọn hình thức chơi thích hợp.

- Tiến hành tổ chức TCHT theo hướng tích hợp trong các hoạt động làm quen với toán nhằm hình thành KNSS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

Kết quả thử nghiệm sư phạm với hệ thống TCHT đựợc tổ chức trên tiết toán do chúng tôi xây dựng bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả của cách

thức tổ chức TCHT này. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy để ứng dụng cách thức này thực sự có hiệu quả cần có một số điều kiện nhất định được kiến nghị như sau.

2. Kiến nghị:

Các cán bộ quản lý giáo dục Mầm non cần thường xuyên bồi dưỡng cho giáo viên những cơ sở lý luận và kỹ năng, phương pháp, biện pháp tổ chức trò chơi cho trẻ, đặc biệt là TCHT. Tăng cường cơ sở vật chất cho trường Mầm non nhằm tạo điều kiện cho giáo viên thiết kế, tổ chức tốt không gian hoạt động cho trẻ như: Trang bị đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi…

Đối với giáo viên Mầm non cần sưu tầm, lựa chọn, thiết kế, bổ sung các TCHT từ nhiều nguồn mang tính tích hợp cao và sắp xếp chúng theo một hệ thống hợp lý để làm tài liệu cho việc tổ chức các hoạt động LQVT theo hướng tích hợp chủ đề, nhằm hình thành biểu tượng Toán nói chung, KNSS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng một cách phù hợp, đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.

Cần chú ý tăng cường hơn nữa các buổi chơi hoặc tổ chức hoạt động có sử dụng các TCHT tích hợp từ nhiều chủ đề nhằm hình thành các biểu tượng sơ đẳng toán học cùng các biểu tượng về sự vật – hiện tượng xung quanh cho trẻ mẫu giáo.

Các sinh viên chuyên ngành mầm non cần thường xuyên bổ xung, tích lũy những kinh nghiệm tổ chức từ thực tế, kết hợp với cơ sở lý luận để có khả năng thiết kế TCHT phong phú, tích hợp tốt và khoa học cho trẻ. Qua đó vận dụng sáng tạo linh hoạt các hình thức tổ chức trò chơi đem lại hứng thú cao đối với trẻ.

Một phần của tài liệu "Sử dụng trò chơi học tập theo hướng tích hợp nhằm hình thành kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)