2. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Xây dựng một số TCHT
Xây dựng một số TCHT với nội dung nhận thức là hình thành
KNSS thông qua TCHT theo hướng tích hợp ở trẻ 5 - 6 tuổi tuân theo những nguyên tắc sau:
Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi
Trò chơi phải phù hợp với nội dung, nhiệm vụ nhận thức.
Trò chơi đòi hỏi phải có sự vận dụng các năng lực trí tuệ khi giải quyết nhiệm vụ chơi.
Trò chơi phải hấp dẫn để kích thích tính tích cực, tự lập của trẻ. Nội dung chơi, nhiệm vụ chơi một mặt phải hướng vào việc thực hiện nội dung nhiệm vụ nhận thức, mặt khác phải tạo được hứng thú cho trẻ, kích thích tò mò ham hiểu biết của trẻ, phải trở thành động cơ thúc đẩy trẻ tích cực, tự lập trong quá trình tham gia trò chơi.
Trò chơi phải có tính hợp tác giữa cô và trẻ, giữa các trẻ với nhau.
Một trò chơi có thể khai thác được nhiều khía cạnh khác nhau qua mỗi lần chơi với những yêu cầu và quy định khác nhau. Luật chơi không chỉ hình thành ở trẻ sự linh hoạt, năng động mà còn gây hứng thú, tránh sự nhàm chán ở trẻ mỗi lần tham gia vào trò chơi.
Một số TCHT theo hướng tích hợp nhằm hình thành KNSS cho trẻ 5 - 6 tuổi.
* Trò chơi: “Về bến”.
- Nhiệm vụ nhận thức
+ Biết so sánh nhiều hơn, ít hơn + Rèn luyện khả năng đếm
- Chuẩn bị: Các thẻ về phương tiện giao thông(các thẻ này được vẽ 7 – 9 phương tiện giao thông là xe máy); các xe máy có gắn các chữ số từ 7 – 9.
- Luật chơi: Ai về đúng bến theo yêu cầu của giáo viên người đó sẽ không bị phạt. Cách chơi:
Chơi lần 1: Về bến có số lượng xe máy tương ứng với bến.
Chơi lần 2: Về bến có số lượng xe máy nhiều hơn số lượng ở bến là 1. Chơi lần 3: Về bến có số lượng xe máy ít hơn số lượng ở bến là 1.
* Trò chơi “Tôi là bác nông dân”
- Nhận thức:
+ Trẻ rèn luyện được khả năng thêm bớt trong phạm vi 8 + Biết tên các loại cây
+ Rèn luyện khả năng đếm
- Chuẩn bị: Bảng dán, ruộng cây đã dán sẵn (8 ruộng cây-các cây trong ruộng được dán theo hàng ngang, số cây được dán có số lượng từ 1-10), cây xanh làm bằng giấy cứng hoặc bìa cát tông…
- Luật chơi: Tìm và SS số lượng cây xanh dán sẵn để có thể thêm vào hoặc bớt đi sao cho số lượng cây trong mỗi hàng cây của thửa ruộng là 8.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội, xếp theo hàng dọc. Khi cô và các bạn đọc câu đầu tiên của bài thơ “ Tôi là bác nông dân” thì bạn đứng đầu hàng chạy lên tìm và SS số lượng các cây có trên bức tranh đã dán để có thể thêm vào hoặc bớt đi sao cho đủ số lượng là 8. Đọc hết bài thơ thì hết lượt chơi, đội nào dán được nhanh nhất đội đó chiến thắng. (Lưu ý: bài thơ chỉ đọc 2 lần cho một lượt chơi).
TÔI LÀ BÁC NÔNG DÂN
Tôi là bác nông dân Ruộng nào nhiều hơn 8 Tôi đi trồng cây giống Tôi bớt đi một ít
Ruộng nào chưa đủ 8 Tôi là bác nông dân Tôi thêm vào cho đủ Cần cù và chăm chỉ.
* Trò chơi: “Bé nào chọn đúng”
- Nhận thức:
+ Trẻ nhận thức được các số nhỏ hơn 8
+ Trẻ rèn luyện khả năng so sánh lớn hơn, nhỏ hơn + Rèn luyện khả năng đếm
- Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 tờ A4 có hình sẵn các loại phương tiện giao thông, 1 cục màu - Cách chơi: Phát cho mỗi trẻ 1 tờ A4 có các nhóm phương tiện giao thông và yêu cầu trẻ khoanh tròn các nhóm phương tiện giao thông có số lượng nhỏ hơn 8.
* Trò chơi “Thêm vào cho đủ số lượng”.
- Nhiệm vụ nhận thức:
+ Rèn luyện khả năng tạo nhóm số lượng + Củng cố biểu tượng về số
+ Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng - Chuẩn bị:
+ 2 bến xe bằng tranh vẽ, mỗi bức tranh gắn những miếng gắn dính để có thể gắn những chi tiết rời, 2 bộ thẻ số từ 1 – 10.
+ 2 giá treo tranh, 8 chiếc máy bay và 10 chiếc ô tô (cắt từ bìa) để làm những chi tiết rời.
- Luật chơi: Trẻ gắn hết số phương tiện giao thông mà cô chuẩn bị vào đúng bến (2 bức tranh) và gắn thẻ số tương ứng với số phương tiện giao thông mà trẻ gắn được vào tranh.
- Cách chơi: Chọn 10 trẻ chia làm 2 đội, mỗi đội 5 trẻ. Thi đua xem đội nào nhanh nhất và đúng nhất. Cô hướng dẫn trẻ thêm phương tiện giao thông vào đúng bến (Ví dụ: Cô cho trẻ quan sát tranh và nói: Bến xe của cô chỉ có một chiếc ô tô, các con hãy gắn thêm những chiếc ô tô khác vào nhé…). Trẻ quan sát và gắn thêm các phương tiện giao thông vào đúng bến. Trẻ đếm số phương tiện gắn được và chọn số thẻ tương ứng để gắn vào tên của bến (Ví dụ: Bến xe số 10, sân bay số 9).
Sau khi 2 đội thực hiện xong cô cho trẻ ở mỗi đội kiểm tra lẫn nhau, đội nào gắn nhanh và đúng là đội thắng cuộc.
Thời gian cho 2 đội thực hiện nhiệm vụ chơi là bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” do các bạn còn lại trong lớp hát (hát 1 lần).
* Trò chơi: Đội nào nhanh nhất
- Nhiệm vụ nhận thức: + Trẻ rèn luyện tri giác tốt
+ Trẻ phân biệt được các khối hình to nhỏ
- Chuẩn bị: Các khối hình vuông to, nhỏ khác nhau và 3 màu xanh, đỏ, vàng, 15 vòng thể dục.
- Cách chơi: Cô cho trẻ chia làm 3 đội, nhiệm vụ của mỗi đội là từng thành viên trong đội nhảy bật qua 5 vòng và lên chọn 1 khối hình để xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ tạo thành hình khối chóp, và mỗi đội sẽ chọn cho đội mình 1 màu.
* Trò chơi: Cây nào cao nhất
- Nhiệm vụ nhận thức:
+ Trẻ biết được chiều dài cao thấp khác nhau
- Chuẩn bị: Các lô tô làm bằng bìa cát tông cao thấp khác nhau, vòng thể dục - Luật chơi: Trẻ lấy sai sẽ phải nhay lò cò 1 vòng quanh lớp
- Cách chơi: Cô cho trẻ nhảy bật qua các vòng và lấy cây theo hiệu lệnh của cô nói: + Lấy cây cao nhất
+ Lấy cây thấp nhất
* Trò chơi “Xe tìm khách – khách tìm xe”
- Nhiệm vụ nhận thức:
+ Nhận biết các con số trong phạm vi 10. + Biết thực hiện phép tính đơn giản. + Phân biệt hình tròn, hình vuông. - Chuẩn bị:
+ Các thẻ số hình tròn và hình vuông có số lượng trong phạm vi 10, thẻ hình vuông là số xe, thẻ hình tròn là số vé.
+ Một băng nhạc để tính thời gian của trò chơi.
- Luật chơi: Nếu trẻ là xe thì phải tìm người khách nào có số vé để kết hợp với số xe của mình sao cho tổng số xe và số vé bằng 10. Nếu kết sai hoặc không tìm được bạn, sẽ là người thua cuộc và bị phạt nhảy lo cò quanh lớp
- Cách chơi:
+ Mỗi lượt chơi là 10 trẻ. Cô cho trẻ xếp thành hang dọc, bật nhạc và cho trẻ đi vòng quanh lớp, vừa đi vừa nhún nhảy theo nhịp nhạc.
+ Khi nhạc dừng, cô sẽ nói: “Khách tìm xe, xe tìm khách”, lập tức các trẻ sẽ phải kết hợp với nhau theo từng cặp sao cho số xe cộng số vé bằng 10.
Ví dụ: Trẻ có số xe (thẻ hình vuông) là 3 sẽ kết hợp với trẻ có (thẻ hình tròn) số vé là 7.
CHƯƠNG 3:
THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP THEO HƯỚNG TÍCH HỢP NHẰM HÌNH THÀNH KĨ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI