1.2.2.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng về việc hình thành và phát triển kỹ năng so sánh các đồ vật ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động tìm hiểu.
1.2.2.2. Đối tượng khảo sát
Tiến hành khảo sát 50 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. (25 trẻ lớp 5 tuổi A2 và 25 trẻ lớp 5 tuổi A3 ).
1.2.2.3. Nội dung khảo sát
Khảo sát mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi với các nội dung sau:
Thực hiện các thao tác so sánh: so sánh bằng mắt, xếp chồng, xếp cạnh, lồng vào, đo…
Thái độ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhận thức: Tập trung chú ý, hứng thú và tự giác thực hiện nhiệm vụ.
1.2.2.4. Phương pháp khảo sát
Sử dụng phương pháp thực nghiệm, phương pháp dự giờ, quan sát việc tổ chức các hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Sử dụng phương pháp trò chuyện với giáo viên mầm non về các tiêu chí đánh giá kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lý kết quả thu được.
1.2.2.5. Xây dựng các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật
a. Cơ sở để xây dựng các tiêu chí đánh giá
Để xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật chúng tôi dựa vào các cơ sở sau:
- Dựa trên khái niệm về kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá về môi trường xung quanh và đặc điểm hình thành kỹ năng so sánh ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Dựa trên những biểu hiện đánh giá kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật.
- Đặc điểm tìm hiểu và hoạt động tìm hiểu của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi b. Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng so sánh
Quá trình hình thành và phát triển kỹ năng so sánh của trẻ bị chi phối bởi những hiểu biết về cách thức, nhiệm vụ và mục đích so sánh. Thái độ của trẻ trong quá trình thực hiện kỹ năng so sánh có ảnh hưởng đáng kể đến kỹ năng so
sánh. Do vậy, chúng tôi xây dựng tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng so sánh của trẻ có tính đến sự ảnh hưởng của hai mặt trên.
* Các tiêu chí đánh giá kỹ năng so sánh
Tiêu chí 1: Tiêu chí đánh giá về việc thực hiện kỹ năng so sánh của trẻ
Trẻ biết sử dụng và phối hợp các giác quan để khảo sát đồ vật, biết thực hiện các thao tác so sánh để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng.
Các mức độ đánh giá:
- Mức độ 1: Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan một cách linh hoạt để tìm hiểu đồ vật và thực hiện đầy đủ, chính xác các thao tác so sánh
- Mức độ 2: Trẻ sử dụng và phối hợp linh hoạt các giác quan để tìm hiểu đồ vật, thực hiện các thao tác so sánh đầy đủ nhưng chưa chính xác.
- Mức độ 3: Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan còn lúng túng trong quá trình tìm hiểu đồ vật và thực hiện được các thao tác so sánh ( đầy đủ hoặc không ).
- Mức độ 4: Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan để khảo sát đồ vật nhưng còn lúng túng, thực hiện các thao tác so sánh không đầy đủ và thiếu chính xác.
Tiêu chí 2: Tiêu chí đánh giá kết quả so sánh
Trẻ biểu đạt được những đặc điểm giống và khác nhau giữa các đồ vật hoặc sắp xếp, lắp ghép chúng để tạo thành sản phẩm có ý nghĩa, đồng thời trẻ nói ra cách thức tìm hiểu đồ vật.
Các mức độ đánh giá:
- Mức độ 1: Trẻ biểu đạt đầy đủ, chính xác những đặc điểm giống và khác nhau giữa các đồ vật hoặc sắp xếp, lắp ghép đúng các đồ vật, trẻ nói được đầy đủ cách thức khảo sát, tìm hiểu các đồ vật với nhau.
- Mức độ 2: Trẻ biểu đạt đầy đủ những đặc điểm giống và khác nhau giữa các đồ vật hoặc sắp xếp, lắp ghép đúng và đủ thứ tự các đồ vật, trẻ nói được ( đầy đủ hoặc không đầy đủ ) các cách thức tìm hiểu và so sánh các đồ vật với nhau.
- Mức độ 3: Trẻ biểu đạt được những đặc điểm giống và khác nhau ( có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ ) giữa các đồ vật hoặc sắp xếp, lắp ghép đúng thứ
tự nhưng chưa đầy đủ các đồ vật, trẻ nói được (đầy đủ hoặc không đầy đủ) cách thức khảo sát, tìm hiểu các đồ vật với nhau.
- Mức độ 4: Trẻ chỉ biểu đạt được một vài đặc điểm giống và khác nhau giữa các đồ vật hoặc xếp đúng một vài đồ vật nhưng không nói được cách thức tìm hiểu.
Tiêu chí 3: Tiêu chí đánh giá thái độ của trẻ trong quá trình hoạt động
Thái độ của trẻ trong hoạt động được đánh giá thông qua nhiều biểu hiện khác nhau song để đo mức độ hình thành kỹ năng so sánh trong hoạt động tìm hiểu khám phá đồ vật chúng tôi chỉ tìm hiểu biểu hiện về hứng thú, sự tập trung chú ý vè tính tích cực tự giác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu.
Các mức độ đánh giá thái độ bao gồm:
- Mức độ 1: Trẻ tập trung vào đồ vật từ đầu đến cuối và hứng thú, tự giác thực hiện nhiệm vụ so sánh.
- Mức độ 2: Trẻ tập trung chú ý vào con vật và hứng thú với nhiệm vụ nhưng chưa thự giác khi tham gia khảo sát đối tượng.
- Mức độ 3: Trẻ chỉ hứng thú và tập trung khảo sát đối tượng khi giáo viên nhắc nhở hoặc tập trung tìm hiểu nhưng chưa cao (còn bị chi phối bởi yếu tố khác).
- Mức độ 4: Trẻ chỉ hứng thú, tự giác thực hiện nhiệm vụ so sánh khi giáo viên nhắc nhở hoặc trẻ không có hứng thú với nhiệm vụ so sánh.
Tiêu chí 4: Tiêu chí đánh giá về nhận thức
Trẻ hiểu được mục đích tìm hiểu, nhiệm vụ tìm hiểu và nắm được cách thức tìm hiểu đồ vật.
Mức độ 1: Trẻ tự xác định được mục đích tìm hiểu và nhiệm vụ tìm hiểu , tự nắm được cách thức tìm hiểu đồ vật đầy đủ và chính xác.
Mức độ 2: Trẻ hiểu được mục đích và nhiệm vụ tìm hiểu , nắm được cách thức tìm hiểu với sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên.
Mức độ 3: Trẻ hiểu được mục đích, nhiệm vụ tìm hiểu nhưng chwua đầy đủ và chưa nắm hết được cách thức tìm hiểu đồ vật mặc dù giáo viên đã gợi ý.
Mức độ 4: Trẻ không hiểu được mục đích và nhiệm vụ tìm hiểu, không nắm được cách thức tìm hiểu đồ vật.
* Thang đánh giá kỹ năng so sánh
Kỹ năng so sánh được đánh giá thông qua các biểu hiện của 4 tiêu chí trên. Vì vậy, thang đánh giá kỹ năng so sánh được đánh giá theo các mức độ của từng tiêu chí.
Các mức độ đánh giá của từng tiêu chí được tính thành điểm như sau: - Mức độ 1: 4 điểm (loại tốt)
- Mức độ 2: 3 điểm (loại khá)
- Mức độ 3: 2 điểm (loại trung bình) - Mức độ 4: 1 điểm (loại yếu)
Cách xếp loại mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động tìm hiểu đồ vật theo tổng điểm như sau:
- Loại tốt: 13 - 16 điểm - Loại khá: Trên 9 - 12 điểm - Loại trung bình: Trên 5 - 8 điểm - Loại yếu: Từ 1 - 4 điểm
1.2.2.6. Cách tiến hành và kết quả khảo sát
a. Cách tiến hành
Chúng tôi sử dụng các bài tập đo kỹ năng so sánh kết hợp với trò chuyện, quan sát để thu được kết luận chính xác về mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
* Bài tập 1: Tìm hiểu và so sánh hai đồ vật thật.
Chúng tôi đưa ra hai đồ vật thật là cái ấm nước và cái ca nước cho trẻ quan sát và yêu cầu trẻ so sánh hai đồ vật với nhau
* Bài tập 2: So sánh nhất
Chuẩn bị 5 bộ đồ vật (5 đồ vật). Nhiệm vụ của trẻ là tìm và sắp xếp các đồ vật theo thứ tự từ nhỏ nhất đến to nhất.
Bảng 1.7. Thực trạng về mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ( tính theo % )
Số trẻ Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 50 5 10 19 38 15 30 11 22
Kết quả ở bảng trên cho thấy: Mức độ hình thành kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở mức trung bình và khá, rất ít trẻ đạt được ở mức độ tốt và đặc biệt còn rất nhiều trẻ xếp loại yếu. Cụ thể:
Tỉ lệ đạt kết quả trên mức trung bình chiếm 48% (trong đó chỉ có 10% số trẻ đạt loại tốt còn lại là loại khá). Trong khi số trẻ đạt ở mức độ trung bình còn khá cao (30%) và 22% số trẻ đạt loại yếu. Kết quả này là do trong quá trình thực hiện các bài tập trẻ còn lúng túng, phối hợp các giác quan chưa linh hoạt và chưa biết cách khảo sát, tìm hiểu đối tượng, mặc dù trẻ hứng thú với nhiệm vụ được giao nhưng trẻ chưa nhận thức đúng đắn mục đích của việc so sánh nên kết quả đạt được không cao.
Bảng 1.8. Thực trạng phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tính theo từng tiêu chí
Tiêu chí Mức độ Trung bình chung Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 3 6 21 42 14 28 12 24 2,3 2 3 6 18 36 19 38 10 20 2,32 3 4 8 16 32 15 30 15 30 2,18 4 2 4 15 30 16 32 17 34 1,96
Kết quả bảng 1.8 cho thấy khi đánh giá theo các tiêu chí điểm trung bình các tiêu chí chưa cao (chỉ đạt ở mức trung bình và yếu). Sự phát triển về mặt kỹ năng và thái độ đạt mức trung bình nhưng sự phát triển về mặt nhận thức chỉ đạt mức độ yếu (bình điểm trung chung bằng 1,96%). Điều đó chứng tỏ: giữa nhận thức thực hiện kỹ năng và thái độ khi tham gia tìm hiểu và so sánh có sự phát triển không đồng đều. Mặc dù trẻ tỏ ra hứng thú và tập trung thực hiện nhiệm vụ của bài tập nhưng việc thực hiện hành động và thao tác còn lúng túng và sai nhiều, trẻ chưa biểu đạt được cách thức tìm hiểu cũng như phương thức so sánh bằng lời nói và chưa tự mình xác định được mục đích tìm hiểu, nhiệm vụ tìm hiểu. Việc nắm được cách thức tìm hiểu đồ vật hiếm khi nhìn thấy ở trẻ.
Chính vì thế, kết quả khảo sát thực trạng về mức độ hình thành kỹ năng so sánh của trẻ là không cao và điểm trung bình chung các tiêu chí cáo sự chênh lệch đáng kể. Về mặt nhận thức điểm trung bình chung chỉ đạt 1,96 điểm ,điểm đánh giá thái độ đạt 2,18 điểm và cao nhất là điểm thực hiện kỹ năng đạt 2,3 điểm. Sự phát triển không đồng đều giữa các mặt của kỹ năng so sánh là một biểu hiện bình thường và hợp quy luật đối với trẻ mầm non. Kết quả này thể hiện rõ ràng ở bảng 1.8.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên chủ yếu là do trong quá trình tổ chức hoạt động tìm hiểu cho trẻ các biện pháp mà giáo viên sử dụng chưa có tác động tích cực đến việc hình thành và phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ. Giáo viên thường sử dụng lặp đi lặp lại một vài biện pháp như trò chuyện, sử dụng thơ, bài hát, hệ thống câu hỏi nhàm chán, tranh, ảnh, trò chơi vận động, một số trò chơi học tập đơn điệu không kích thích được tính tò mò ham hiểu biết, thích khám phá môi trường xung quanh của trẻ.