nhằm phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Biện pháp lập kế hoạch bao gồm: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động tìm hiểu các đồ vật theo chủ đề, lập kế hoạch tổ chức môi trường vật chất kích thích trẻ tìm hiểu và so sánh các đồ vật, lập kế hoạch tổ chức hoạt động tìm hiểu các đồ vật trong dạng hoạt động.
2.2.1.1. Mục đích tìm hiểu
Giúp giáo viên lựa chon các đề tàitìm hiểu phù hợp với từng chủ đề nhánh, lựa chon các nội dung hoạt động tìm hiểu hướng tới mục đích phát triển kỹ năng so sánh từ các đề tài đã chọn giáo viên sắp xếp, bố trí các hoạt động tìm
hiểu logic, phù hợp với quá trình nhận thức và khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
2.2.1.2. Yêu cầu
Kế hoạch phải thể hiện rõ ràng, cụ thể các nội dung cần cho trẻ tìm hiểu theo các chủ đề. Đồng thời phải đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện ở trường mầm non.
2.2.1.3. Tiến hành
Xây dựng kế hoạch tổ chức môi trường vật chất nhằm kích thích trẻ quan sát và so sánh.
Bước 1: Lựa chọn đồ vật quan sát, tìm hiểu
Là khâu quan trọng nhất trong quá trình tổ chức môi trường quan sát, tìm hiểu. Đối tượng được lựa chọn cho trẻ khám phá đồ vật cần phải đảm bảo: Phù hợp với nội dung hoạt động tìm hiểu. Đa dạng về kích thước, hình dáng, chủng loại, màu sắc, vị trí không gian, công dụng,... Mang những đặc điểm đăc trưng (bàn, ghế, tủ lạnh…) và những đặc điểm riêng của loại (bút mực, bút chì, bút bi).
Đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau và được sử dụng nhiều lần. Khơi gợi hứng thú, nhu cầu tìm hiểu và hứng thú của trẻ, đáp ứng các khác biệt của cá nhân. Chú trọng nhiều đến việc phát triển óc quan sát, hứng thú tìm hiểu và kỹ năng so sánh.
Các loại đối tượng được lựa chọn bao gồm:
- Các đối tượng mô phỏng: Đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh có sẵn, đồ dùng do cô và trẻ làm hoặc sưu tầm về thế giới đồ vật các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho dạy và học.
- Các đồ vật thật:
Loại này được giáo viên sử dụng để kích thích hứng thú và khơi dậy tính tò mò, thích khám phá về các đồ vật của trẻ. Các đồ vật thật được lựa chọn bao gồm: Một số đồ dùng trong gia đình (bát, thìa, ca, cốc),
Lưu ý: Khi lựa chọn đồ vật thật - đồ vật phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Bước 2: Sắp xếp, bố trí các đồ vât và đối tượng khác
Sắp xếp, bố trí đối tượng là việc làm quan trọng và cần thiết trong quá trình tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ. Các đối tượng phải được sắp xếp, bố trí hợp lí, khoa học và đẹp mắt góp phần nâng cao giá trị sử dụng của mỗi đồ vật và giá trị chung cho môi trường quan sát, tìm hiểu. Môi trường quan sát, tìm hiểu phục vụ cho nhiều hoạt động trong ngày như: Hoạt động học, hoạt động góc... Vì vậy, khi tiến hành sắp xếp, bố trí đồ vật cần hướng đến phục vụ cho các hoạt động trên. Cụ thể:
- Sắp xếp, bố trí đồ vật, đối tượng trong hoạt động học (giờ khám phá môi trường xung quanh): Giáo viên lựa chọn các đồ vật, đối tượng cần sử dụng trong hoạt động, sau đó phân nhóm chúng theo chức năng (nhóm đồ vật, đối tượng hỗ trợ cho giáo viên, nhóm đối tượng cho trẻ sử dụng, nhóm đối tượng hỗ trợ cho cả giáo viên và trẻ). Lựa chọn vị trí đặt đồ vật sao cho đẹp mắt và đảm bảo mọi trẻ đều quan sát tốt; Xác định thời điểm sử dụng chúng.
- Sắp xếp, bố trí đồ vật trong hoạt động góc. Phần lớn giáo viên tận dụng những đồ vật có sẵn ở các góc chơi của trẻ như góc xây dựng, góc phân vai (bác sĩ, bán hàng…), góc nghệ thuật để tổ chức cho trẻ quan sát tìm hiểu như: Mô hình các đồ vật, bàn, ghế. Tuy nhiên, để tổ chức hoạt động tìm hiểu các đồ vật được tốt hơn giáo viên cần lưu ý bổ sung thêm đồ vật và sắp xếp chúng sao cho khoa học, đảm bảo cho mọi trẻ đều được quan sát. Lựa chọn và bố trí đồ vật ở vị trí trung tâm để thu hút sự chú ý quan sát của trẻ một cách tự nhiên. Giáo viên cho trẻ đứng xung quanh đối tượng để quan sát và cho trẻ sờ đối tượng tìm hiểu và nhận xét về chúng.
Tóm lại lập kế hoạch tổ chức hoạt động tìm hiểu các đồ vật nhằm phát triển kỹ năng so sánh là khâu đầu tiên có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức nói chung và phát triển kỹ năng so sánh nói riêng. Kế hoạch được xây dựng tốt giúp giáo viên chủ động, linh hoạt cho trẻ tiến hành cho trẻ tìm hiểu mọi nơi trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Trên cơ sở đó, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu được tìm hiểu, được hoạt động khám phá môi trường xung
quanh. Lập kế hoạch trong các hoạt động làm quen với đồ vật vừa là điều kiện, vừa là phương tiện tốt nhất để tổ chức tốt hoạt động tìm hiểu, khám phá cho trẻ.
Vì vậy, giáo viên phải biết tận dụng, khai thác và phát huy hết khả năng của mình để lập kế hoạch chi tiết, cụ thể.