Biện pháp 3: Tạo tình huống có vấn đề, kích thích trẻ sử dụng kết quả so sánh để giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật (Trang 53 - 55)

quả so sánh để giải quyết nhiệm vụ nhận thức

2.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa.

Biện pháp tạo tình huống có vấn đề hấp dẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non và phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn. Trong quá trình tổ chức hoạt động tìm hiểu đồ vật sử dụng tình huống có vấn đề làm tăng sức hấp dẫn của hoạt động, tạo ra hứng thú và duy trì chú ý bền vững của trẻ với nhiệm vụ nhận thức, kích thích sự tò mò, sự ham muốn hiểu

biết về các sự vật, hiện tượng ở xung quanh, phát triển tính chủ động, độc lập, sáng tạo của trẻ trong sử dụng kỹ năng so sánh.

2.2.3.2. Yêu cầu

- Giáo viên cần nắm được đặc điểm nhận thức, kỹ năng đặc biệt là đặc điểm tư duy của trẻ để đặt ra các tình huống cho phù hợp (tăng dần độ khó của tình huống). Biết thiết kế và có kỹ năng tổ chức các hoạt động có sử dụng các tình huống có vấn đề hấp dẫn.

- Phải cung cấp cho trẻ những kiến thức, những hiểu biết nhất định về thế giới đồ vật thông qua các hoạt động cụ thể tại trường mầm non.

- Trẻ phải có một số kỹ năng hoạt động trí tuệ như: quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát, suy luận…giáo viên cần tạo môi trường thuận lợi để trẻ tự phát hiện và giải quyết các nhiệm vụ.

2.2.3.3. Cách tiến hành

Để biện pháp“ tạo tình huống có vấn đề hấp dẫn kích thích trẻ sử dụng kết quả so sánh để giải quyết nhiệm vụ nhận thức ” đạt hiệu quả tốt thì giáo viên cần đưa ra các tình huống đa dạng phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

Khi tổ chức hoạt động cho trẻ tìm hiểu đồ vật, giáo viên tạo cho trẻ những tình huống hấp dẫn, đưa ra những câu hỏi gợi mở, khuyến khích trẻ trả lời.

Những câu hỏi mà giáo viên đưa ra phải phù hợp với nội dung mà trẻ đang được tìm hiểu.

Bài tập mà giáo viên đưa ra kích thích trẻ sử dụng những kiến thức mà trẻ đã biết, đã quan sát được để trả lời. Trẻ thực hiện các bài tập so sánh, khi thực hiện bài tập trẻ phải vận dụng các kiến thức vừa học được hay những gì mà trẻ tri giác được để hoàn thành bài tập. Nhưng để bài tập hoàn thiện hơn thì trước hết trẻ phải có đầy đủ các kiến thức về đối tượng, đồ vật xung quanh. Nhìn chung, với trẻ mẫu giáo thì sự tập chung chú ý không cao, trẻ chỉ chú ý vào đối tượng trong thời gian rất ngắn sau đó trẻ mất tập trung. Nhưng những hoạt động, những đối tượng hấp dẫn sinh động sẽ làm trẻ tập trung cao hơn và kéo dài trong

thời gian lâu hơn. Vì vậy, giáo viên cần tạo các tình huống có vấn đề hấp dẫn để kích thích trẻ sử dụng kết quả quan sát để giải quyết nhiệm vụ so sánh.

Ví dụ: Giáo viên đóng vai là bạn thỏ đưa ra tình huống mẹ bạn thỏ giao nhiệm vụ cho bạn thỏ ở nhà phải gấp và phân chia quần một bên, áo một bên nhưng bạn thỏ lại không phân biệt được đâu là quần, đâu là áo. Và bạn thỏ muốn nhờ cả lớp giúp bạn ý phân biệt

Để thực hiện biện pháp này, phải có phương tiện dạy học phong phú , phù hợp với mục đích dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho từng cá nhân trẻ tự hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức.

Như vậy, khi tổ chức hoạt động tìm hiểu các đồ vật cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi nếu giáo viên biết tạo tình huống hấp dẫn như các đối tượng sinh động, ưu tiên sử dụng các vật thật, các đồ vật gần gũi với trẻ sẽ kích thích hứng thú lôi cuốn trẻ tham gia một cách tích cực vào các hoạt động. Từ đó năng lực nhận thức, năng lực hành động và đặc biệt là tư duy của trẻ tốt hơn. Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động thì trẻ sẽ vận dụng tốt các kiến thức để giải quyết nhiệm vụ giáo viên đặt ra.

Tóm lại: Biện pháp tạo tình huống có vấn đề hấp dẫn phù hợp với khả năng nhận thức và cách học của trẻ mầm non. Việc tạo ra các tình huống có vấn đề hấp dẫn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kỹ năng so sánh của trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ tìm hiểu đồ vật giáo viên cần phải biết tạo ra các tình huống đa dạng, phong phú, hấp dẫn để thu hút sự chú ý, khuyến khích trẻ sử dụng kỹ năng so sánh trong giải quyết các nhiệm vụ. Từ đó giúp trẻ rèn luyện và phát triển kỹ năng so sánh một cách hiệu quả.

2.2.4. Biện pháp 4: Tích cực sử dụng trò chơi và yếu tố chơi trong quá trình tìm hiểu đồ vật

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)